Tuần này, nhân dịp ta bàn về tay CS điên Mamdani, sanh tại Uganda, xin mời quý độc giả đi thăm Uganda, một xứ Phi châu thứ thiệt, đen ngòm, với nhiều đặc tính Phi Châu gốc, khác rất xa dân gốc Phi Châu ta thấy ở Mỹ.
Tôi làm việc tại Uganda hai lần, mỗi lần 4 năm, tổng cộng 8 năm! Lần thứ nhất, làm chuyên gia của Ngân Hàng Thế Giới tại ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước, sau đó, được giới thiệu qua làm tổng giám đốc điều hành CEO ngân hàng tư lớn nhất xứ.
Nói Uganda ít người biết, nhưng nói tới nhà độc tài Idi Amin, chắc nhiều người biết hơn. Idi Amin người rất to lớn, như hộ pháp, độc tài tàn bạo ít người sánh kịp, nắm trọn quyền sinh sát trong 8 năm trời từ 1971 tới 1979. Có tin ông này thích... ăn thịt trẻ con luôn, tuy tin này có thể là tin bôi bác phịa.
Uganda nằm phía trung Phi Châu, ngay trên đường xích đạo -equator-, trước đây là thuộc địa Anh từ cuối thế kỷ 19, được độc lập năm 1962. Khi đó tương đối khá trù phú khi dân gốc Ấn Độ nắm trọn quyền kinh tế.
Qua năm 1971, một năm trước khi anh Mamdani ra đời tại đây, tướng Idi Amin đảo chánh, chiếm quyền, thiết lập một chế độ độc tài sắt máu nhất, giết cả vạn dân đối lập. Ông này cũng biểu diễn tinh thần ái quốc bằng cách trục xuất tất cả dân gốc Ấn Độ khi đó đang thống trị kinh tế Uganda. Cả triệu dân gốc Ấn bị tịch thu kinh doanh, hãng xưởng, nhà cửa, đuổi ra khỏi nước, trong đó có bố mẹ Mamdani. Có thể vì kinh nghiệm đó mà Mamdani trở thành CS cực đoan nhất. Dân Uganda chiếm hết các cơ sở kinh doanh, nhà cửa và đất đai của đám dân Ấn bị trục xuất. Chẳng bao lâu sau, kinh tế cả nước sụp đổ vì các doanh gia Uganda mù tịt kinh doanh. Hầu hết các công ty chiếm lại từ dân Ấn Độ bị phá sản. Các ngân hàng gặp đại nạn vì không ai trả nợ được nữa. Dân chúng nổi loạn khắp nơi. Một lãnh tụ kháng chiến thân Mỹ, ông Museveni sau 7 năm kháng chiến chống Amin, thắng và đuổi Idi Amin ra khỏi xứ năm 1979, sau đó đánh nhau với nhiều nhóm chính trị Uganda, cuối cùng cũng thắng, lên nắm quyền năm 1986. TT Museveni tương đối ít sắt máu hơn, nhưng độc tài không thua Idi Amin. Khi đó theo Mỹ, ra Hiến Pháp ấn định tổng thống không được làm hơn hai nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ bốn năm.
Uganda rộng hơn 240.000 km vuông, xấp xỉ bằng nửa Cali, với dân số gần 50 triệu so với 40 triệu dân Cali. 30% dân theo Tin Lành, 40% theo Công Giáo và 15% theo Hồi Giáo. Anh Mamdani theo thiểu số Hồi. Còn lại chừng 15% theo những tôn giáo bộ lạc linh tinh. Như hầu hết các xứ Phi Châu, Uganda là một tập hợp của cả mấy chục bộ lạc, nên không có mẫu số chung về chủng tộc, ngôn ngữ hay lịch sử. Anh ngữ là ngôn ngữ chính thức và thông dụng.
Dân Uganda là dân Phi Châu thứ thiệt, với nước da đen bóng, không phải nâu đậm. Nói chung, dân da đen Phi Châu khác rất xa dân da đen Mỹ. Dân da đen Phi Châu trên căn bản hiền lành, chất phác, rất dễ làm bạn, không hung hăng ăn nói thô bạo như dân Mỹ đen. Nói chuyện với dân Phi Châu, họ luôn luôn phủ nhận mọi quan hệ với dân da đen Mỹ. Họ gọi dân da đen Mỹ là ... dân Mỹ, không phải dân Phi Châu! Nhiều người bạn Phi Châu của tôi đã nhiều lần hỏi "Chúng tôi coi phim Mỹ, thấy dân da đen bên Mỹ mở miệng là f... , sh... ngay, rất mê thuốc lắc, say sưa, trộm cắp, bắn giết, cướp của,... có thật vậy không? Có khi nào dân Phi Châu qua Mỹ bị đám dân cao bồi da trắng Mỹ làm hư hỏng không?". Kẻ này không phải là chuyên gia chủng tộc học nên không có câu trả lời, chỉ biết thật sự là dân da đen Phi Châu khác rất xa dân da đen Mỹ.
Công bằng mà nói, dân Phi Châu cũng không phải thánh thiện gì lắm, cũng có nạn nói láo như vẹt, ăn cắp nhưng là ăn cắp vặt, không có đánh nhau trộm cướp gì nhiều vì đại đa số đều nghèo kiết xác như nhau và không ai có quyền sở hữu súng. Tuy nhiên, cả lục địa Phi Châu vẫn còn là một tập hợp của cả ngàn bộ lạc khác nhau, ít khi thân thiện với nhau, phần lớn là thù ghét nhau rất nặng. Trong xứ Rwanda, là xứ láng giềng của Uganda, năm 1993, đã xẩy ra nội chiến giữa hai bộ lạc chính là Hutu và Tutsi. Dân cả hai bên rủ nhau vào các làng đối phương, dùng dao phay, mã tấu, gậy gộc giết trọn cả làng bất kể lớn bé, già trẻ, nam nữ. Theo thống kê Liên Hiệp Quốc, trên một triệu người đã bị giết, hơn nửa triệu phụ nữ bị hãm, trong nội chiến Rwanda kéo dài có vài tháng. Cả thế giới không dám nhúc nhích, can thiệp. Cho đến khi một số các quốc gia Phi Châu thành lập lực lượng võ trang tái lập hòa bình nhẩy vào can. TT Clinton khi đó run bần bật, ngó lơ, mắc bận lo cho em chân ngắn Monica, cho tới mấy năm sau, ông đi thăm viếng một xứ Phi Châu mới lên tiếng xin lỗi đã không can thiệp.
Bỏ qua những chuyện chính trị, ta bàn về dân tình.
Khi làm việc tại Uganda, tôi có một anh bạn Uganda thứ thiệt, chính hiệu. Anh này là dân kinh doanh, có công ty riêng, tốt nghiệp đại học bên Anh. Chúng tôi rất thân nhau. Gần như chiều thứ sáu nào cũng vậy, tan sở là cùng đi 'nhậu', đi bar làm một ly bia hay rượu đỏ gì đó, trong giờ gọi là 'happy hour', rồi anh em chúng tôi rủ nhau đi ăn tối. Anh này là thổ địa, biết gần hết các tiệm ăn lớn nhỏ của thủ đô Kampala. Anh ta cũng có tính khôi hài thực tế. Có lần nói chuyện, anh ta khuyên tôi "Mai mốt anh hết hợp đồng, nếu muốn về Uganda mở kinh doanh kiếm tiền, sẽ có rất nhiều cơ hội vì xứ này, cái gì cũng thiếu. Tuy nhiên có một ngành kinh doanh anh không nên làm, sẽ thất nghiệp dài dài, và có một ngành kinh doanh khác, anh sẽ rất mau thành triệu phú. Thứ nhất là không thể mở phòng chữa răng, làm nha sĩ, vì dân chúng tôi răng đều tốt lắm. Thứ nhì là mở tiệm bán giầy sẽ thành công lớn vì dân chúng tôi đi, không bao giờ nhấc bàn chân lên mà chỉ lết, vì lúc nào cũng mệt mỏi. Mà lết thì đế giầy rất mau mòn, phải mua giầy mới rất thường xuyên".
Uganda cũng như hầu hết các xứ Phi Châu, chống đồng tính rất mạnh, bị coi như bị bệnh tâm thần nặng hay dân biến thái. Uganda có luật dân đồng tính bị bắt gặp quả tang 'có quan hệ' với nhau, sẽ bị xử tử hình ngay, không lôi thôi gì hết. Tôi nhớ có lần USAID dưới thời Obama chi trả không biết bao nhiêu tiền thuế của dân Mỹ, tung ra một chiến dịch quảng bá, bênh vực và khuyến khích đồng tính. Bị tẩy chay mạnh, mở hội thảo, chẳng có tới một người tới tham dự. Một số thanh niên chống đồng tính tới gác cửa, người nào tới tham dự, còn bị ăn đòn nữa.
Về tiệm ăn, Kampala có rất nhiều tiệm ăn Pháp và Âu Châu. Nhưng tiệm lớn nhất và nổi tiếng nhất là một tiệm ăn Tầu. Bà chủ là dân Thượng Hải, có dịp đi du lịch Uganda, thấy xứ này không có tiệm ăn Tầu lớn hay ngon, nên bỏ Thượng Hải, qua Kampala mở tiệm ăn. Sau đó tiệm của bà trở thành tiệm lớn, sang và ngon nhất thành phố; trở thành nơi đãi khách của các đại gia và đại quan tai to mặt lớn địa phương, kể cả các đại quan các tòa đại sứ. Phải công nhận bà này rất chịu chi, mở tiệm thật lớn, trang trí thật sang trọng theo kiểu hoàng cung Tầu. Nhưng sau đó, bà cũng chém khách hàng thẳng tay, các món an ngon nhưng thật đắt so với túi tiền dân địa phương. Mà cái hay là càng chém đắt, càng được đông khách, coi như tiệm ăn sang trọng, đắt tiền chỉ có khách thật sang mới vào được. Bà chủ nhà hàng này, lạ lùng thay, gầy tong như con mắm tép, hiển nhiên không hảo đồ ăn của chính mình nấu.
Dân Uganda cũng như dân Phi Châu nói chung, ăn uống rất đơn giản, món thông dụng nhất là gà quay, chỉ vặt lông, moi ruột rồi bỏ lên lửa nướng, chẳng cần rửa hay ướp gì cho mất công. Món ăn chính, giống như gạo của dân Á Đông hay bánh mì của dân tây phương, là món gọi là matoke, là chuối xanh tán ra như khoai tây tán, smashed potatoes. Họ ngâm chuối xanh dưới nước sông tới vữa ra, bỏ vỏ, mang chuối đi hấp -steamed- rồi tán ra. Rất khó ăn, vì có mùi mốc lại đăng đắng. Trong 8 năm sống tại Uganda, kẻ này ăn thử đúng một lần.
Uganda là xứ nằm sát một hồ lớn của Phi Châu, là hồ Victoria, có rất nhiều cá đủ loại. Dân Uganda đi câu cá trên hồ mang về ăn hay bán. Họ chở cá từ hồ về nhà, nhưng vì nghèo, không có thùng đá để giữ cá lạnh, khỏi hư, nên họ thường buộc cả xâu cá trước mũi xe, thường là xe hàng, để khi xe chạy, có gió thổi ào tới, giữ cá được tương đối mát tuy bụi đất đỏ bám cả lớp. Dân Uganda thích ăn mít, chỗ nào cũng có cây mít. Có lần vợ chồng chúng tôi đi trên đường lộ, thấy một cây mít đầy trái lớn bên đường, ngừng xe hỏi mua. Chủ nhà vui vẻ chặt một trái lớn, dài cỡ 30 phân, bán có một đô, bỏ tiền vào túi, cười híp mắt. Chúng tôi mang về nhà, ăn mấy ngày chưa hết. Lại còn học được mánh muốn dao cắt mít không bị dính nhựa mít, chỉ cần xoa dầu ăn vào dao trước khi dùng.
Tôi làm việc 8 năm, trải qua rất nhiều chuyện thú vị, xin kể lại một vài chuyện khác lạ.
Việc đầu tiên tôi làm là giám đốc Tín Dụng của ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước. Một hôm tò mò hỏi một nhân viên "ông xếp cũ trước tôi bây giờ ở đâu, làm gì?". Anh nhân viên ngay thẳng trả lời "Ông ấy về hưu non lâu rồi vì bị liệt cả hai chân. Khi còn làm giám đốc Tín Dụng có hôm ông làm khó một khách nợ nhất định bắt phải trả nợ đầy đủ. Hôm sau, ông khách nợ cho lính mang tiểu liên đến bắt ông giám đốc Tín Dụng. Ông này biến mất. Mấy tháng sau, bà vợ vất vả lắm mới tìm thấy ông chồng đang bị tù ở một làng đèo heo hút gió nào đó, đút lót không biết bao nhiêu tiền mới xin cho ông chồng được về nhà lại. Khám phá ra ông chồng đã bị đánh tới liệt cả nửa người". Má ơi, tôi mà biết chuyện này trước, tất nhiên đã không bao giờ dám nhận cái job này rồi. Cũng may đây là job của Ngân Hàng Thế Giới, có kèm theo một gói viện trợ tài chánh vài chục triệu đô cho chính phủ, nên tôi được TT Museveni đích thân tuyên bố 'bảo đảm an ninh', nhà có lính mang AK gác cẩn thận. Ngân hàng tràn ngập nợ xấu. Vì là ngân hàng quốc doanh nên phần lớn khách hàng vay mượn đều là đại quan, vay rồi quịt nợ mà không ai dám làm gì. Thấy giông giống các ngân hàng quốc doanh VN bây giờ.
Việc thứ nhì của tôi tại Uganda là CEO ngân hàng tư doanh lớn nhất nước.
Công việc hết sức bề bộn, làm việc mỗi ngày cỡ 10-12 tiếng đồng hồ. Rất nhiều việc quan trọng. Nhưng cũng nhiều việc quái dị. Như một hôm, bất thình lình có hai bà vào văn phòng, tru tréo ầm ĩ. Cả hai bà đều đầu tóc bù xù, quần áo lôi thôi, có chỗ bị kéo rách. Hóa ra hai bà là giám đốc chi nhánh của ngân hàng, đánh ghen nhau vì tranh dành một anh kép. Đánh nhau chán rồi lôi nhau vào cho ông CEO giải quyết! Khi tôi nhận việc, không ai cho tôi biết tôi có loại trách nhiệm này hết!
Tôi được cấp một cái nhà ở khu tương đối 'sang', kiểu 'bungalow' cạnh hồ lớn, bên bìa rừng. Bà xã tôi sợ mấy anh lính gác hơn ai hết vì họ trông rất hung bạo với AK trong tay, tuy rất hiền lành, suốt ngày chỉ lo xin tôi tiền mua thuốc lá lẻ. Nhà nhỏ nhưng hai tầng. Một buổi sáng, bà xã -qua chơi ít lâu- từ trên lầu đi xuống phòng ăn và phòng khách dưới nhà, thấy cả nửa tá khỉ ngồi tứ tung trong nhà. Hết hồn la hoảng ầm ĩ. Đám khỉ hoảng sợ, tháo chạy ra khỏi cửa sổ hết. Số là bà xã không biết, nên tối mở cửa sổ cho có gió mát vào nhà, khỏi mở máy lạnh. Gió vào nhà, mang theo cả đám khỉ rừng luôn.
Nói về khỉ, có lần tôi đi qua một cái làng. Thấy cả một gia đình ngồi bệt dưới đất, chung quanh một đám lửa nhỏ, nướng thịt gì đó ăn trưa với nhau. Cái lạ là chung quanh có tới mấy chục con khỉ nhỏ, ngồi chung, có con ngồi bên cạnh, có con ngồi trên vai, trên đầu,... cùng ăn với cả gia đình. Sống chung với khỉ rừng là chuyện bình thường. Thiếu thịt quay qua vồ mấy con khỉ đó, nướng tại chỗ, ăn luôn cho tiện. Mãi sau này, khoa học mới xác nhận vi khuẩn AIDS từ khỉ rừng chuyển qua người. Xin thành thật khai báo, tôi chưa bao giờ dám ăn thịt khỉ rừng, chẳng biết ngon hay không, nhưng ít nhất không bị AIDS.
11/7/2025