Pages

Saturday, September 7, 2019

BÀI 89: SO SÁNH DÂN CHỦ - CỘNG HÒA


 Trước mùa bầu cử lớn năm tới, khi ta phải lựa chọn từ tổng thống đến các quan chức liên bang, tiểu bang, và địa phương, giữa các ứng cử viên của hai chính đảng Mỹ, ta cần phải nhớ lại quan điểm và chủ trương của hai đảng để có thể bỏ phiếu trong sự hiểu biết và chọn đúng người.
       Diễn Đàn Trái Chiều xin phép lập bảng so sánh giản dị nhất về một vài vấn đề quan trọng nhất.
Điểm cần hiểu là bảng so sánh dưới đây mang tính tóm lược rất tổng quát, chứ trên thực tế đi vào chi tiết thì sẽ rắc rối hơn đi vào… Rừng Sát. Ngay cả trong nội bộ một đảng, cũng có rất nhiều tranh cãi. Điển hình là ngay trong đảng CH cũng đã có nhóm chống Trump kịch liệt, hay nhìn vào đảng DC với hai tá ứng cử viên tổng thống đang đánh nhau túi bụi. Đảng phái chính trị ở Mỹ không có thuần nhất hay có chỉ đạo hàng dọc từ trên xuống dưới nghiêm khắc hay rõ ràng gì hết.
Một điểm quan trọng khác: TT Trump là người của đảng CH, nhưng nhiều khi quan điểm và sách lược của ông khác xa khối CH. Trong trường hợp có khác biệt lớn, bảng so sánh dưới đây sẽ nêu lên.
Diễn Đàn Trái Chiều hoan nghênh mọi ý kiến bổ túc, hay… sửa sai.

Đề Tài
Dân Chủ
Cộng Hòa
Vai Trò Của Chính Phủ
Tóm tắt: Nhà Nước vú em.
DC là đảng bị bêu riếu là ‘đảng vú em’ vì có khuynh hướng muốn chính phủ can thiệp mạnh vào cuộc sống của dân, qua đủ loại luật lệ bao phủ mọi khiá cạnh cuộc sống qua những luật lệ có tính cách ngăn ngừa, bảo vệ, giúp đỡ người dân. Các chế độ CS hay XHCN giống đảng DC Mỹ ở điểm một nhúm quan chức tự cho mình là thông minh và tài giỏi hơn thiên hạ, có hiểu biết và khả năng hơn người để có thể bảo vệ quyền lợi của thiên hạ tốt hơn mỗi người tự lo, nên tất cả phải theo đúng kế hoạch của cái nhúm thiên tài đó. Chế độ CS khác với Mỹ là các quan chức Mỹ được dân bầu chứ không chiếm quyền bằng bạo lực rồi dùng võ lực kềm kẹp dân như trong các chế độ CS.
Tóm tắt: Nhà Nước nhỏ nhất.
CH tin tưởng ở khả năng và sáng kiến cá nhân của mỗi người, tự hiểu và tự lo cho chính mình được. Chính quyền chỉ có trách nhiệm tối thiểu, càng nhỏ càng tốt, a) lo những tiện ích công cộng như an ninh trật tự, hệ thống giáo dục, giao thông, môi trường, ngoại giao, và quốc phòng,…, b) lập rào cản chống những xung đột nội bộ hay những lạm dụng quá đáng qua hệ thống tư pháp, c) lập lưới an toàn tối thiểu giúp những người thiếu may mắn hay không đủ điều kiện qua các biện pháp trợ cấp hay giúp đỡ xã hội.
CH muốn một bộ máy hành chánh càng nhỏ càng tốt, càng ít luật lệ càng hay, và càng ít công chức càng đúng.
Kinh Tế
Tóm tắt: Tái phân phối lợi tức.
Cả hai đảng đều chủ trương kinh tế thị trường. Tuy nhiên mức can dự của Nhà Nước khác xa nhau.
DC chủ trương can dự mạnh tay hơn, qua đủ loại luật lệ, thủ tục kinh doanh rườm rà, theo chiều hướng tránh tập trung quá nhiều trong tay các đại công ty. Đặt nặng việc Nhà Nước kiểm soát mọi chuyện để điều khiển kinh tế.
Nhà Nước tiêu xài rộng rãi, tăng thuế và có thể lạm chi, vay tiền thả giàn để chi trả cho các công trình quốc gia, tạo công ăn việc làm cho dân hay tăng trợ cấp.
Kinh tế theo DC nhắm mục đích tái phân phối lợi tức, tạo công bằng, chia cái bánh ra cho đều nhưng không chú tâm làm cái bánh lớn ra.
Tóm tắt: Tự do cá nhân.
CH chủ trương kinh tế độc lập nhiều hơn, thị trường tự điều hành qua luật cung cầu.
Vai trò của Nhà Nước giới hạn qua các biện pháp can thiệp gián tiếp như tăng hay giảm thuế, hay tăng hay giảm luật lệ kinh doanh, tùy nhu cầu kinh tế cả nước.
Dĩ nhiên, kinh tế thị trường tự do không có có nghiã vô trật tự, nên chính quyền có trách nhiệm ra luật điều hợp kinh tế để có tối thiểu trật tự kinh doanh cũng như tránh cá lớn nuốt cá bé quá đáng.
Kinh tế theo CH nhắm mục đích tăng trưởng, làm cái bánh lớn ra, phần mỗi người nhiều hơn, tuy không nhất thiết phải bằng nhau.
Trợ Cấp
Tóm tắt: trợ cấp đủ kiểu tối đa.
DC chủ trương giúp đỡ dân thấp cổ bé họng, qua tối đa trợ cấp đủ loại vì nhân đạo, nhưng trên thực tế chủ yếu là trói dân nghèo vào vòng kim cô chính trị của đảng DC.
Chính sách trợ cấp cần thiết cho rất nhiều người thiếu may mắn, chẳng hạn như dân tỵ nạn Việt già yếu, không có tay nghề ngoài nghề bắn súng giết VC, nhưng đi quá xa trở thành hình thức khai thác lòng tham hay tính ỷ lại, lười biếng của một số người có thừa sức tự lực cánh sinh.
Trợ cấp không giúp những người ở hạ tầng có cơ hội thăng tiến, trái lại, giam hãm người nhận trong vòng nô lệ trợ cấp vĩnh viễn, không bao giờ có cơ hội ngóc đầu lên, thoát cảnh nghèo khó.
Tóm tắt: tự lực cánh sinh.
Trên căn bản, CH chủ trương trợ cấp trong giới hạn càng ít càng tốt, như một lưới an sinh an toàn, nhưng không thể coi trợ cấp như phương tiện sống an nhàn vĩnh viễn trong tình trạng nghèo túng.
CH chủ trương mọi người không nên ỷ lại vào trợ cấp, mà phải cố vươn lên để thoát vòng kim cô nô lệ trợ cấp.
Nhiều người có thành kiến lo sợ CH sẽ cắt trợ cấp để bảo vệ tiền của nhà giàu. Thực tế CH đã nắm quyền nhiều năm hơn DC kể từ sau Đệ Nhị Thế Chiến, nhưng chưa có một tổng thống CH nào cắt một xu trợ cấp nào của ai.

Thuế
Tóm tắt: tận thu tối đa.
DC chủ trương đánh thuế nặng để Nhà Nước có tiền thực hiện những dự án lớn, trợ cấp tối đa. Để tránh mang tiếng, DC luôn nói chỉ đánh thuế ‘nhà giàu’ và đại công ty, thuế nhẹ cho trung lưu, và miễn thuế cho giới ‘nghèo’. Trên thực tế, các đại gia và đại công ty đều là chuyên gia lách thuế, chỉ có đám trung lưu không đủ khả năng tài chánh hay hiểu biết để lách nên đóng thuế mệt nghỉ, trong khi giới nghèo thì ung dung miễn thuế và nhận trợ cấp thả giàn.
Chính sách sưu cao thuế nặng không thể khuyến khích thiên hạ tiết kiệm và đầu tư để kinh tế tăng trưởng.
Các chính khách thiên tả của đảng DC luôn đưa các mô thức xã nghĩa tất cả miễn phí của Âu Châu ra làm bánh vẽ chiêu dụ dân, nhưng không bao giờ dám nói ra dân Âu Châu nói chung đóng thuế lợi tức 40%-50%, cao gấp hai/ba lần dân Mỹ, chưa kể các thuế linh tinh gọi là đóng góp xã hội –social security contributions, có thể lên tới 20% nữa.
Tóm tắt: giảm tối đa.
CH chủ trương cho dân giữ càng nhiều tiền càng tốt, Nhà Nước giữ vai trò càng nhỏ càng tốt, nên thu thuế càng ít càng tốt. CH cũng chủ trương thuế lũy tiến, tức là càng lợi tức cao càng đóng thuế nhiều.
Tuy nhiên, các mức thuế của CH nói chung thấp hơn của DC nhiều, nhất là thuế trên lợi nhuận công ty, với mục đích khuyến khích các đại công ty muốn kiếm thêm lời, tái đầu tư, mở thêm hãng xưởng tạo công ăn việc làm, giúp tăng trưởng kinh tế, thay vì thuế quá nặng khiến các công ty lo mang tiền ra kinh doanh ngoài nước để tránh thuế, gây thiệt hại lớn cho kinh tế Mỹ.
TT Trump ra luật giảm thuế mới, có hiệu lực kể từ 2018. Cho đến nay, đã giúp các đại công ty Mỹ mang cả trăm tỷ về nước mở mang hãng xưởng đưa đến việc gia tăng công ăn việc làm ào ào cho Mỹ, tổng sản lượng tăng mạnh và chứng khoán bốc như diều.
Tuy nhiên trong ngắn hạn, vì thất thu thuế nên thâm thủng ngân sách gia tăng mạnh.
Y Tế
Tóm tắt: quốc hữu hóa toàn diện.
DC muốn thực hiện chế độ y tế quốc doanh tập trung trong tay Nhà Nước, từ bảo hiểm đến cung cấp dịch vụ y tế, theo mô thức xã hội của Âu Châu hay Canada. Obamacare là bước đầu, với hy vọng Hillarycare sẽ là bước thứ nhì hioàn tất việc quốc hữu hóa, không ngờ bà Hillary thất cử. Thiên hạ chỉ nghe “tất cả miễn phí” là ham, mà quên mất trong thế giới tư bản, chẳng có gì miễn phí hết. Chế độ y tế quốc doanh thật ra được tài trợ bằng thuế. Nói cách khác, bên Âu Châu, bệnh hay không bệnh cũng vẫn phải trả tiền, trong khi bên Mỹ có bệnh mới phải trả.
Hầu hết chính khách DC bây giờ nhìn nhận Obamacare thiếu sót và sai lầm nhiều, chủ trương giữ Obamacare nhưng phải điều chỉnh khá nhiều tuy chẳng ai biết rõ ràng điều chỉnh cái gì.
Obamacare thất bại phần lớn vì không ‘đủ sở hụi’, không đủ khách hàng đóng bảo hiểm trong khi phải chi trả cho tất cả bệnh nhân, nhiều người có bệnh nan y hết sức tốn kém. Kết quả là hàng chục hãng bảo hiểm tư và nhỏ phá sản, một số lớn dân tỉnh nhỏ thiếu hãng bảo hiểm.
Tóm tắt: tư nhân hoá, theo thị trường.
CH chủ trương chế độ y tế tư nhân, ngoại trừ hai trường hợp được Nhà Nước lo là người già được Medicare và người nghèo được Medicaid (có nhiều tên khác nhau tùy mỗi tiểu bang, như ở Cali gọi là MediCal). Tất cả mọi người khác sẽ có bảo hiểm y tế qua các hãng bảo hiểm tư, hoạt động trong khuôn khổ kinh tế thị trường, tự do quyết định cho chính mình, tự chọn bảo hiểm y tế. Nhà Nước vẫn có trách nhiệm cuối cùng bảo đảm chữa trị cho những người không có bảo hiểm cho mình.
CH chống Obamacare vì điều khoản ép buộc tất cả mọi người phải có bảo hiểm nếu không sẽ bị phạt. Điều khoản này đã bị quốc hội CH thu hồi, nhưng Obamacare vẫn còn đó vì phe CH không đạt được đồng thuận trong giải pháp thay thế.
TT Trump chủ trương thu hồi Obamacare, nhưng trước sự phân hóa của Lập Pháp, ông chấp nhận cứ để Obamacare đó, mai này nó sẽ tự hủy hoại.
Giáo Dục
Tóm tắt: duy trì tình trạng bết bát hiện hữu.
Ngành giáo dục hoàn toàn bị chi phối bởi các nghiệp đoàn giáo chức cấp tiến, lo bảo vệ job của các giáo chức hơn là tăng phẩm chất giáo dục học sinh.
Tóm tắt: cho dân thêm lựa chọn.
CH chịu thua ảnh hưởng của các nghiệp đoàn, tìm giải pháp khác qua việc dễ dãi hóa cho các học sinh có thể học các trường tư nhân, có phẩm chất cao hơn trường công, bằng cách cho trừ thuế tiền học trường tư, nhưng phe DC và các nghiệp đoàn giáo chức chống dĩ nhiên.
Giới Tính
Tóm tắt: Bảo vệ đa dạng
Cuối nhiệm kỳ đầu của TT Obama, DC thay đổi quan điểm, quay qua chấp nhận và cổ võ cho đồng tính, hôn nhân đồng tính, và cả chuyển giới luôn. Trên nguyên tắc là để tôn trọng và bảo vệ một khối thiểu số đang bị thiệt thòi vì kỳ thị.
Trên thực tế, TT Obama thay đổi quan điểm vì nguy cơ thất cử, thua ông Romney của CH nên phải chuyển hướng để lấy phiếu của khối cử tri trẻ.
Tóm tắt: Không để ý
Hầu hết các chính khách và cử tri CH chống lại đồng tính và chuyển giới, cũng như không chấp nhận hôn nhân đồng tính, trên căn bản, vì quan niệm bảo thủ về đạo lý và tôn giáo.
TT Trump không để ý đến chuyện này, có vẻ cởi mở hơn các đồng chí CH, nhưng không muốn đánh nhau với họ.
Phá Thai
Tóm tắt: thả giàn.
Phe cấp tiến chủ trương cái gọi là “pro-choice” cho các bà có quyền phá thai tùy hỷ, cho đến nay có giới hạn phần nào, nhưng đang có nhiều tiếng nói đòi tự do phá thai vô giới hạn.
Trên phương diện pháp lý, phá thai hiện chịu chi phối của luật liên bang áp dụng đồng nhất trên cả nước, do Tối Cao Pháp Viện phán qua vụ án Roe vs. Wade, cho phép phá thai với nhiều điều kiện phức tạp.
Đảng DC không chấp nhận thu hồi luật liên bang vì sợ sẽ có nhiều tiểu bang ban hành luật cấm phá thai hay giới hạn khắt khe hơn.
Tóm tất: hạn chế.
Phe bảo thủ chủ trương cái gọi là “pro-life”, tôn trọng quyền sống của thai nhi, vẫn chấp nhận cho phá thai, nhưng với nhiều giới hạn, đặc biệt là trong thời gian tính, như không được phá thai sau ba tháng.
CH chủ trương vì phá thai không có trong Hiến Pháp, nên đó là một vấn đề nội bộ của các tiểu bang, Tối Cao Pháp Viện cần phải thu hồi luật liên bang gọi là ‘Roe vs. Wade’, để các tiểu bang tự ra luật phá thai.
Vũ Khí
Tóm tắt: nói mà không dám làm.
Như đã có dịp bàn, mỗi lần có bắn loạn đả giết người, cả hai đảng nhao nhao la hoảng, đòi cấm bán súng, thu hồi súng, mua lại súng,… Để rồi tất cả chìm xuồng vài tuần sau.
Chỉ vì thực tế giản dị là tuyệt đại đa số dân Mỹ vẫn mê sở hữu súng, không muốn ai đụng đến súng của mình.
Tóm tắt: không nói cũng chẳng làm.
Y chang như bên DC.
Như đã có dịp bàn, mỗi lần có bắn loạn đả giết người, cả hai đảng nhao nhao la hoảng, đòi cấm bán súng, thu hồi súng, mua lại súng,… Để rồi tất cả chìm xuồng vài tuần sau.
Di Dân
Tóm tắt: từ giới hạn quay qua mở cửa vì nhu cầu chính trị.
Đảng DC cho đến giữa thời Obama, vẫn chủ trương đón nhận di dân dễ dãi nhưng vẫn nghiêm khắc chống và mau mắn trục xuất di dân bất hợp pháp và không chấp nhận ân xá vô điều kiện cả chục triệu di dân lậu hiện đang sống ở Mỹ. Tuy nhiên, từ ngày thảm bại trong cuộc bầu cử 2016 đã thấy mất quá nhiều cử tri da trắng, nên bây giờ rất cần phiếu di dân gốc La-Tinh. Chuyển qua chủ trương mở rộng cửa càng nhiều càng tốt, dễ dãi tối đa cho di dân lậu luôn để bù đắp việc mất cử tri, thậm chí bảo vệ họ qua các luật gọi là sanctuary laws không tiếp tay với chính quyền liên bang  để trục xuất họ.
Riêng đối với dân tỵ nạn VN, đảng DC ngay từ đầu chống rất mạnh vì sợ dân tỵ nạn chống CS sẽ có khuynh hướng ủng hộ đảng CH mà họ cho là chống cộng hơn.
TT Carter rộng rãi hơn vì lòng tốt cá nhân ông, vì áp lực cả thế giới trước nạn vượt biển kinh hoàng của những năm 78-79, và vì bị CSVN bắt nhận dân tỵ nạn đổi lấy việc trao trả xác lính Mỹ.
Tóm tắt: giới hạn trong vòng hợp pháp.
Đảng CH vẫn duy trì chủ trương nhận di dân theo nhu cầu kinh tế một cách hợp pháp, nhưng tuyệt đối chống di dân lậu, cũng như chống ân xá cho dù ân xá có điều kiện.
TT Trump đưa ra ý kiến bỏ bạc tỷ ra củng cố tường biên giới đã được ba đời tổng thống tiền nhiệm xây.
TT Trump đưa ra nhiều chính sách mới khắt khe hơn như 1) điều tra lý lịch kỹ hơn để chặn khủng bố len lỏi vào, 2) giới hạn bảo lãnh gia đình, 3) di dân và người bảo lãnh không thể là gánh nặng trợ cấp, và 4) chấm dứt việc tự động có quốc tịch Mỹ nếu sanh ra tại Mỹ.
Đối với dân tỵ nạn Việt, TT Ford là người đề xướng chương trình đặc miễn cho dân tỵ nạn Việt vào Mỹ ngay tháng Tư 75, mở đường cho các đợt tỵ nạn cả chục năm sau.
Tư Pháp
Tóm tắt: theo thời đại.
Các tổng thống DC bổ nhiệm những quan tòa có khuynh hướng đi theo biến chuyển của thời thế, diễn giải Hiến Pháp uyển chuyển tùy thay đổi hoàn cảnh. Trên căn bản, đây là việc làm không đúng vì các quan tòa đều tuyên thệ nhận trách nhiệm quan trọng nhất là ‘tôn trọng và bảo vệ Hiến Pháp’.
Tóm tắt: theo Hiến Pháp.
Các tổng thống CH thường bổ nhiệm quan tòa bảo thủ, hiểu theo nghĩa diễn giải Hiến Pháp trong tinh thần tôn trọng tối đa.
Trung Cộng
Tóm tắt: thân thiện.
Ngoại trưởng Hillary rùm beng ‘khánh thành’ chính sách gọi là ‘chuyển trục qua Á châu’ nhắm thân thiện với TC để hy vọng TC đáp lễ bằng cách de lui phần nào trong sách lược bành trướng của TC.
Chấp nhận thâm thủng kinh tế ngày càng lớn với TC mà không có biện pháp gì ngăn cản.
Đẻ ra TPP trên nguyên tắc để dùng cả khối kinh tế Đông Nam Á cản TC, nhưng trên thực tế chẳng có hiệu quả gì, trái lại gây hại cho kinh tế Mỹ đến độ bị chống đối mạnh, khiến TT Obama không dám mang ra trước Thượng Viện để phê chuẩn, và chính bà Hillary phải chỉ trích TPP luôn.
Tóm tắt: đánh nhau tới cùng.
TT Trump gửi ngay thông điệp thật rõ ràng khi vừa nhậm chức đã bổ nhiệm một ông kinh tế gia chống TC triệt để chủ trì chính sách mậu dịch với TC.
Muốn giảm thất cân bằng mậu dịch quá lớn với TC bằng nhiều biện pháp, căn bản là áp lực qua tăng thuế quan trên hàng nhập cảng từ TC.
Một cách gián tiếp, trận chiến mậu dịch cũng sẽ có hậu quả gián tiếp, cản sách lược bành trướng thương mại và chính trị của TC trên khắp thế giới, đặc biệt là trong vùng Biển Đông.
Ngoại Thương
Tóm tắt: toàn cầu hóa.
Phe cấp tíên DC chủ trương thế giới đại đồng xã nghĩa tuy chưa đến mức điên khùng của CS, xoá bỏ biên giới mậu dịch, giảm thuế quan để hàng hoá và lao động tự do di chuyển theo mô thức Liên Âu hiện nay.
Kết quả là Mỹ tham gia vào nhiều liên minh mậu dịch như TPP, NAFTA, hay các thỏa ước song phương với Liên Âu, Nhật, Hàn Quốc,…
Mỹ đóng vai trò tích cực trong việc toàn cầu hóa, tìm cách xóa bỏ biên giới kinh tế, giảm thuế quan tối đa gây thiệt hại lớn cho kinh tế Mỹ vì lương công nhân Mỹ cao nhất thế giới và hàng Mỹ quá đắt, không cánh tranh được với thế giới.
Tóm tắt: Nước Mỹ ưu tiên
Phe bảo thủ CH cũng chia xẻ chủ trương toàn cầu hoá, nhưng dưới khiá cạnh hơi khác: nhắm giúp kinh doanh Mỹ dễ dàng phát triển, bành trướng ra khắp thế giới, cũng như khai thác lao động rẻ ở các nước chậm tiến.
Riêng TT Trump lại chủ trương chính sách bảo hộ mậu dịch, muốn nâng cao hàng rào thuế quan chống kẻ thù lẫn đồng minh, để bảo vệ kinh tế Mỹ, hãng xưởng Mỹ, lao động Mỹ. Giảm thất nghiệp và giúp tăng trưởng kinh tế Mỹ là ưu tiên số một, quan trọng hơn việc giữ quan hệ tốt đẹp với thế giới, nhất là đồng minh, nhưng bất lợi cho Mỹ.
Chính Sách Với CSVN
Tóm tắt: thân thiện, quên chiến tranh.
Sau năm 75, DC tìm cách thân thiện với chính quyền CSVN. TT Carter gửi phái đoàn qua VN nói chuyện về tìm xác lính Mỹ và thiết lập quan hệ khi cả trăm ngàn quân cán chính còn đang bị tù cải tạo, nhưng ông cũng là người hợp tác với Liên Hiệp Quốc để lập ra chương trình ODP. TT Clinton tháo cấm vận, nhìn nhận CSVN và trao đổi đại sứ. TT Obama tháo cấm vận vũ khí, lưu ý nhiều đến nhân quyền tại VN, nhưng nhắm mắt trước mối đe dọa của Trung Cộng tại Biển Đông.
Người ta có cảm tưởng như đảng DC có mặc cảm tội lỗi với CSVN nên cố quên chiến tranh, lo hàn gắn, nịnh bợ. TTDC không bỏ lỡ dịp ca tụng VN về đủ chuyện như các món ăn, phong cảnh, du lịch, tính thân thiện của dân,... Hầu như không bao giờ thấy tin công an đàn áp biểu tình, hay chuyện tham nhũng tràn lan ở VN trên báo Mỹ.
Trong con mắt của TTDC, trước 75, VN ghê tởm bao nhiêu thì bây giờ đẹp đẽ bấy nhiêu.
Tóm tắt: lạnh nhạt hơn.
Các tổng thống CH lạnh nhạt hơn nhiều. TT Reagan tuyên bố việc Mỹ tham chiến tại VN hoàn toàn có chính danh và chính nghiã.
Các TT Bush cha và con tiếp tục duy trì cấm vận.
TT Trump không để ý đến chuyện chiến tranh năm xưa hay nhân quyền hiện nay, mà tìm cách lập ‘hàng rào’ đồng minh từ Nhật, Nam Hàn, Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam, Thái Lan, Úc, Ấn Độ, Pakistan, để bao vây cô lập Trung Cộng. Có chính sách bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông mạnh.
TT Trump coi VN như một yếu tố then chốt nhất tại Đông Nam Á trong chiến lược chính trị, kinh tế, quân sự toàn cầu, không trọng cũng chẳng khinh, không thích cũng không ghét. Không mặc cảm gì, sẵn sàng phất cờ VC để gửi thông điệp TC cần tôn trọng chủ quyền độc lập của VN là một đồng minh quan trọng của Mỹ. Nhiều cụ tỵ nạn cuồng chống Trump không hiểu ý nghĩa chính trị của việc này nên nhẩy nhổm chửi bới.