Tin Vắn - 12/2018


DECEMBER 29 - 2018

NHÀ NƯỚC ĐÓNG CỬA
Cuối cùng thì Nhà Nước đã đóng cửa. Cho đến nay, khi bản tin này được viết thì vẫn chưa mở cửa lại. Tin Nhà Nước ‘đóng cửa’ dĩ nhiên đã gây hoang mang không ít cho thiên hạ, phần lớn vì TTDC Mỹ và truyền thông thông ngôn của tỵ nạn hùa theo, hù dọa, công kích đủ kiểu. Có nhiều khói mù cần giải tỏa.
Trước hết là lý do tại sao và ai gây ra.
Lý do căn bản là việc cấp tiền xây tường biên giới Mỹ-Mễ. Thượng Viện thông qua một ngân sách tạm trong đó việc chuẩn chi tiền để xây bức tường biên giới Mỹ-Mễ được hoãn lại qua tháng Ba năm tới mới bàn. Ngay sau đó, Hạ Viện cũng thông qua một ngân sách tạm, trong đó có dự chi 5,7 tỷ đô cho bức tường. Dự luật ngân sách của Hạ Viện được chuyển qua Thượng Viện lại để đúc kết thành một ngân sách duy nhất cho tổng thống ký. Thượng Viện biểu quyết nhưng không đủ phiếu, đưa đến tình trạng không có đồng thuận, tức là không có ngân sách chung, tổng thống không có gì để ký. Nhà Nước không có tiền, phải đóng cửa.
Ở đây, phải nhìn cho rõ sự phức tạp của vấn đề. Phe CH không đủ phiếu đa số để thông qua, vì một số khá nhiều thượng nghị sĩ CH ‘đào ngũ’ về nhà nghĩ lễ sớm để tránh biểu quyết về một vấn đề quá gai góc. Mà cho dù tất cả đều hiện diện bỏ phiếu thuận thì cũng không đủ 60 phiếu vì phe DC ‘nhất trí’ biểu quyết tuyệt đối chống mọi ngân sách cho việc xây tường.
TTDC la hoảng “Trump đóng cửa Nhà Nước vì không được tiền xây tường”. Theo như kẻ này nhìn thấy, đây là chuyện vu cáo lộ liễu nhất. Nếu quý vị đọc và hiểu kỹ, TT Trump chưa có quyết định gì trong diễn tiến trên tuy ông đã khẳng định nhiều lần phải có tiền xây tường trong ngân sách. Nhà Nước đóng cửa vì không có tiền, mà không có tiền là vì ngân sách không được quốc hội phê chuẩn, chẳng liên quan gì đến TT Trump.
TTDC và vài cụ tỵ nạn la hoảng về chuyện đóng cửa Nhà Nước sẽ khiến công chức làm việc không lương, cũng như vài người bị đuổi về nhà trong dịp lễ cuối năm. Có anh còn bi thảm hoá câu chuyện bằng cách hỏi móc thật ngớ ngẩn “Không biết họ và gia đình họ có trách cứ gì ông [TT Trump] không?”. Chuyện bá láp! Công chức được nghỉ nằm nhà đi chơi với gia đình trong dịp lễ, còn gì vui hơn? Đã vậy, dù không đi làm, vẫn được trả lương đầy đủ không thiếu một cắc sau khi Nhà Nước mở cửa lại, có gì khiếu nại? Ta đừng quên công chức Mỹ không lãnh lương mỗi ngày mà lãnh lương mỗi tháng, nếu Nhà Nước đóng cửa trong những ngày trong khoảng hai kỳ lương thì chẳng ảnh hưởng một ly ông cụ nào đến cuộc sống của công chức, chỉ ảnh hưởng nếu Nhà Nước đóng cửa trong ngày phát lương cuối tháng, nhưng sau khi Nhà Nước mở cửa lại, họ lãnh lương hồi tố hết, chẳng thiếu một xu.
Dù sao thì việc Nhà Nước đóng cửa đã trở thành chuyện ‘cơm bữa’ trong chính trường Mỹ, chẳng có gì kinh hoàng, càng không phải là tận thế.
Trong khi Nhà Nước đóng cửa, phe ta la hoảng công chức đang chết đói, thì các lãnh tụ DC phè phỡn phơi nắng tại Hawaii (Nancy Pelosi) hay Bahamas (Maxine Waters). Nhà Nước đóng cửa, mấy vị này cũng không lãnh lương mà, phải không?
Về việc toàn thể khối DC chống việc cấp tiền xây tường, sự thật vẫn chỉ là cái mánh giả dối của DC. Với những người có trí nhớ kém, xin nhắc lại là TT Clinton là tổng thống đầu tiên ra lệnh xây bức tường biên giới, rồi cả hai tổng thống kế nhiệm Bush và Obama đều tiếp tục xây tường. Không phải ông Trump là tổng thống đầu tiên đòi xây tường. Ông chỉ là người đòi xây tường cao hơn, hiệu quả hơn. che hết lỗ hổng còn lại và đắt tiền hơn thôi.
Thế thì tại sao lại nghiến răng nghiến lợi chống bức tường của Trump? Chỉ là chuyện vừa có lý cớ chống TT Trump trên căn bản Dị Ứng Trump, chống tất cả những gì Trump làm, vừa có dịp ra tranh cử với khối dân gốc Nam Mỹ là họ hoan nghênh đám di dân. Vấn đề hoan nghênh đám di dân này càng ngày càng trở nên sinh tử đối với đảng DC khi họ đang mất quá nhiều phiếu của dân da trắng, tiêu biểu là việc thất cử của bà Hillary. DC và TTDC tìm cách che dấu sự thật này bằng cách núp dưới những khẩu hiệu vớ vẩn như ‘túp lều lớn đa dạng’, ‘chính sách di dân nhân đạo’, ‘giúp dân Nam Mỹ trốn chạy bạo loạn, đàn áp chính trị’,…
Ông dân biểu gốc ‘Chú Ba’ Ted Lieu của Cali (dĩ nhiên) dõng dạc tuyên bố “Chúng ta sẽ không xây bức tường ngu xuẩn đó”. Câu hỏi cho ông này: tại sao Trump xây tường là ngu xuẩn? Thế khi Clinton, Bush và Obama xây tường thì có ngu xuẩn không?
Vài anh tỵ nạn ngây ngô làm vẹt lập lại chủ trương “nối vòng tay lớn” của DC và TTDC như máy mà không hiểu gì về sự thật trong hậu trường sân khấu cải lương chính trị Mỹ.

CHỨNG KHOÁN TIẾP TỤC NÓNG LẠNH
Thị trường chứng khoán Mỹ tiếp tục nóng lạnh. Một ngày trước lễ Giáng Sinh, Dow Jones đã rớt 650 điểm, hơn 2%, xuống dưới 22.000.
So với cao điểm 26.800 hồi đầu tháng 10, Dow đã rớt 4.800 điểm, hay 18%. So với 18.000 điểm ngay trước khi ông Trump được bầu tháng 11/2016, Dow vẫn còn tăng 4.000 điểm, hay 22% trong hai năm. Mức tăng trung bình 11% một năm này có vẻ bình thường hơn là mức tăng vô lý gần 50% trong hai năm trước đây. Dù vậy, các chuyên gia thấy việc rớt 18% trong ba tháng qua là chỉ dấu đáng lo ngại.
Một ngày sau lễ Giáng Sinh, Dow mở màn, tăng gần 300, sau đó rớt mấy chục, cuối ngày tăng gần 1.100 điểm! Ngày hôm sau, Dow mở cửa chợ, rớt ngay 550, đến cuối ngày, tăng 260 điểm. Đúng là Dow của ông Thần Trump, cũng sáng nắng chiều mưa, không ai đoán trước được.
Nhìn vào diễn biến trên, ít ai dám tiên đoán qua đầu năm 2019, thị trường sẽ mau chóng ổn định lại, hay tiếp tục nóng lạnh nữa.
Có tin TT Trump hết sức bực tức về việc NHDTLB vừa tăng lãi suất lên nữa sau khi Dow Jones đã rớt hơn 3.500 điểm và đã tham khảo ý kiến các cố vấn về việc thay thế chủ tịch hội đồng NHDTLB, ông Jerome Powell.
Việc NHDTLB tăng lãi suất trong khi thị trường chứng khoán rớt ào ào trong ba tháng liền là một việc làm hết sức hy hữu, cực kỳ hiếm thấy, chứng tỏ NHDTLB quả là quá khắt khe. Nhiều chuyên gia giải thích NHDTLB lấy quyết định dựa trên dự phóng tương lai lâu dài, chứ không dựa trên sự trồi sụt nhất thời của thị trường chứng khoán. Nhưng cũng có người cho rằng có thể đây là một hành động có tính ‘thách thức’ TT Trump của NHDTLB sau khi ông Trump chỉ trích NHDTLB.
Bộ trưởng Tài Chánh Mnuchin đã cho biết TT Trump sẽ không thay thế chủ tịch NHDTLB.
Có vài yếu tố căn bản đưa đến việc nóng lạnh này.
-             Mức tăng trưởng 50% là vô lý và ‘phản khoa học’, trước sau gì cũng phải tự điều chỉnh.
-             Giới doanh gia lo ngại sách lược tăng trưởng kinh tế của TT Trump sẽ bị cản bởi một Hạ Viện trong tay của đảng DC và một chính sách tiền tệ quá khắt khe của NHDTLB. Nhưng vẫn tin sẽ còn tăng trưởng.
-             Việc tăng lãi suất mà TT Trump chỉ trích cũng có thể có hậu quả thuận lợi khi lãi suất cao thu hút tiền đầu tư vào Mỹ.
-             Điểm lạc quan nữa là theo báo Wall Street Journal, mức hàng bán lẻ đã lên tới những mức cao nhất từ nhiều năm qua. Dân Mỹ bán cổ phiếu lấy tiền mua sắm trong dịp Giáng Sinh chăng?
Tóm lại, chưa có đồng thuận về hậu quả lâu dài của chính sách kinh tế của TT Trump và những quyết định của NHDTLB.
Trong khi đó, giá trị đồng đô Mỹ vẫn tiếp tục không ngừng tăng trên thế giới so với các ngoại tệ mạnh khác. Tháng Chạp này đã leo lên mức cao nhất từ hai năm nay. Giá trị đồng đô cao chứng tỏ giới kinh doanh tin tưởng ở kinh tế Mỹ trong dài hạn, nhưng hậu quả không lợi cho kinh tế Mỹ khi hàng hoá và du lịch Mỹ trở nên đắt hơn cho thế giới.

CẬP NHẬT CUỘC ĐIỀU TRA CỦA MUELLER
Cuộc điều tra của công tố Mueller vẫn dậm chân tại chỗ, chẳng ai nhìn thấy gì mới lạ, cũng chẳng ai biết khi nào sẽ chấm dứt, công tố Mueller đã câu được gì.
Báo Washington Post công bố một danh sách tràng giang đại hải những người đã bị bắt, truy tố, cùng những tội của họ đã bị ông Mueller vồ. Đọc thoáng qua là chết khiếp. Đọc kỹ thì thấy … chuyện bé xé ra to. Hay chính xác hơn, chuyện không có mà cố vặn vẹo ra cho có để biện minh cho việc đã tốn mấy chục triệu đô tiền thuế dân đóng.
Trước hết, có hai loại người bị ông Mueller vồ: 1) một nhóm người Nga, tất cả đều đã về Nga, truy tố cho có, chẳng đi đến đâu hết; và 2) một số nửa tá những con tép lép được ‘phe ta’ dùng hoá chất nhập cảng từ Trung Cộng, cố gắng bơm cho to lên bằng tôm tích, nhưng vẫn chưa đi đến đâu.
Sau đó, điều đáng chú ý là đám công dân Nga bị truy tố can dự vào bầu cử, nhưng không có người Mỹ nào hay nhân viên nào của ông Trump can dự đến. Những người Mỹ bị truy tố thì toàn là vì những tội cá nhân của họ, chẳng có gì liên quan hay có thể là bằng chứng về việc ông Trump thông đồng với Nga, là mục tiêu thực sự của cuộc điều tra của ông Mueller.
Có tin mới lạ là toàn bộ cuộc điều tra của công tố Mueller có thể sẽ bị liệng vào thùng rác vì xuất phát từ một việc làm trái phép hay bất hợp pháp của cựu giám đốc FBI, ông James Comey. Theo nguồn tin này, do báo Western Journal loan tải, GĐ Comey trao đổi emails với vài viên chức bộ Tư Pháp Obama, theo đó họ biết rõ Hồ Sơ Nga – Russian Dossier- là hồ sơ ngụy tạo, vô bằng chứng, nhưng vẫn dựa trên đó, xin toà FISA cho phép theo dõi Ủy Ban Vận Động Bầu Cử Trump.
Nếu tin này đúng sự thật thì cuộc điều tra của công tố Mueller, là hậu quả trực tiếp của cuộc điều tra của ông Comey, đã phát xuất từ một việc làm gian trá của ông Comey hợp tác với bộ Tư Pháp của TT Obama nhắm cản ông Trump và giúp bà Hillary, đương nhiên cũng là việc làm bất hợp pháp.

TT TRUMP ĐI IRAQ
Tin bất ngờ cuối năm, TT Trump đi thăm lính Mỹ tại Iraq. Chuyện cũng bình thường vì tất cả các tổng thống đều làm vậy. Và tất cả các báo thường loan tin trong tinh thần cổ võ, hoan nghênh. Nhưng với TT Trump thì dĩ nhiên là khác: phản ứng của TTDC vẫn là chống đối, bôi bác, đả kích.
NBC tung tít lớn “Trump là tổng thống đầu tiên từ 2002 đã không thăm lính nhân dịp Giáng Sinh”. Sau khi tin TT Trump đi thăm lính tại Iraq được công bố, NBC vẫn giữ nguyên quan điểm, giải thích chi tiết “TT Trump đến trại David để lấy máy bay vào lúc 12.06 AM”, quá nửa đêm Giáng Sinh 6 phút nên tin của NBC trên nguyên tắc vẫn đúng! Đúng là chuyện chẻ sợi tóc làm năm để chỉ trích.
Một tờ báo viết bài đả kích TT Trump không đi thăm lính, cho lên báo đúng ngày Giáng Sinh, một ngày trước khi tin TT Trump đi Iraq được loan báo. Ngày hôm sau, khi tin TT Trump được công bố, tờ báo vỗ ngực khoe nhờ chỉ trích của TTDC nên TT Trump đành miễn cưỡng phải đi Iraq. Làm như thể TT Trump đọc bài báo đả kích, vội vã chạy ra tàu bay, bay đi Iraq liền vậy?! Như ông chồng bị bà xã sai ra chợ mua bó rau, nhẩy lên xe Honda đi liền vậy. Tổng thống đi đâu, nhất là đi thăm chiến trường, phải chuẩn bị cả tháng hay ít ra cả tuần trước, nhưng kệ, có cớ chửi thì cứ chửi.
Một tờ báo khác nhận định “TT Trump đi Iraq vận động tranh cử”. Thế thì các TT Clinton, Bush con và Obama đi thăm lính thì là gì?
Lại một tờ báo khác chất vấn TT Trump không có quyền ký tên trên mũ đỏ MAGA mà nhiều anh lính yêu cầu. Khi TT Obama thăm lính tại Afghanistan và ký ảnh của mình trên các báo hay tờ rời quảng cáo tranh cử, dĩ nhiên chẳng có báo hay đài TV nào khiếu nại TT Obama đang “vận động tranh cử” hết. 
Anh Philippe Reines, cựu cố vấn của bà Hillary đã mau mắn tuýt “Tôi dám cá không có anh lính nào bỏ tiền túi ra mua mũ đỏ MAGA này, mang từ Mỹ qua hết, mà Trump đã lấy tiền thuế của dân ra mua rồi phát cho họ”. Khỏi cần hỏi anh Reines lấy tin này ở đâu. CNN thực tế hơn, đoán mò TT Trump đã mang theo cả lố mũ đỏ để phát. Không cần trưng bằng chứng.

TT Trump chụp hình với một toán biệt kích. TTDC mau mắn đả kích ngay “Trump công khai hoá hình quân nhân biệt kích, khiến tính mạng họ bị đe dọa”.
Những cái này, không biết phải gọi là “tìm sâu” hay “tìm dòi”?
Sau khi thăm lính Mỹ tại Iraq, TT Trump đã ghé Đức, thăm quân nhân Mỹ tại đây luôn. Cũng tình trạng tương tự: lính đứng xếp hàng chờ xin chữ ký trên mũ đỏ MAGA. Cũng phản ứng tương tự của TTDC.

MỸ VÀ LIÊN HIỆP QUỐC
Liên Hiệp Quốc khiếu nại tổ chức này bị đe dọa hết tiền nuôi các đơn vị quân lực đang duy trì hòa bình –peace keeping forces- trên thế giới, đặc biệt là tại vài nước Phi Châu. Vài chính khách LHQ đã mau mắn tố Mỹ phải chịu trách nhiệm vì từ chối đóng góp thêm.
TT Trump đã có chính sách đóng góp vào LHQ khác xa chính sách trước của TT Obama.
Năm 2000, dưới thời TT Clinton, Mỹ điều đình với LHQ và được thỏa thuận sẽ đóng góp 22% vào ngân sách tổng quát của LHQ, và 27% vào ngân sách các lực lượng đặc biệt duy trì hòa bình. LHQ có hơn 200 quốc gia thành viên, nếu chia đồng đều thì mỗi nước chỉ phải đóng góp có 0,5% thôi, nhưng vì Mỹ quá lớn nên phải đóng góp nhiều hơn, xấp xỉ hơn 1/5 ngân sách tổng quát và gần 1/3 ngân sách các lực lượng quân sự. Dưới thời TT Bush con, quốc hội biểu quyết giới hạn mức đóng góp tới tối đa là 25%.
TT Obama mau mắn ký sắc lệnh cho phép vượt qua giới hạn do quốc hội ấn định, để Mỹ đóng góp... không giới hạn. Sắc lệnh có vẻ bất hợp Hiến, nhưng vì phe DC kiểm soát cả hai viện, nên chẳng ai phản đối.
TT Trump quyết định, tái lập giới hạn của quốc hội. Vài chính khách DC đã chỉ trích “TT Trump làm giảm uy tín Mỹ trên thế giới”. Trong quan điểm DC, tất cả mọi chuyện, chỉ việc tung tiền thuế của dân ra là tốt nhất.

TÒA MỸ PHẠT CẬU KIM
Một quan tòa liên bang đã phán chính quyền Bắc Hàn phải bồi thường 501 triệu đô cho gia đình anh Otto Warmbier, sau khi gia đình này đã truy tố chính quyền Bắc Hàn và đòi một tỷ đô bồi thường về cái chết của ông con. Anh Warmbier là một sinh viên đi du lịch Bắc Hàn, táy máy xé một bích chương tuyên truyền của Bắc Hàn, bị bắt nhốt tháng 1/2016 và tuyên án 15 năm tù. Tháng 6/2017, sau khi TT Trump vận động, anh được trả tự do về Mỹ sau khi bị tra tấn, đánh đập gần chết, về Mỹ trong cơn mê bất tỉnh, vài ngày sau thì chết. Gia đình anh tố cáo khi anh bị bắt, chính quyền Obama từ chối can thiệp, lại còn khuyến cáo gia đình không nên làm gì để chọc giận cậu Ấm Ủn, chỉ nên kiên nhẫn ngồi chờ lòng nhân đạo của cậu Ấm.
Phán quyết của ông tòa chỉ là chuyện vớ vẩn. Chẳng ai tin BH sẽ nhận lỗi và chịu bồi thường một xu nào. Cũng chẳng ai tin việc này sẽ cản trở cuộc đàm phán Mỹ-BH về việc giải giới vũ khí nguyên tử BH.

NỖI ÁM ẢNH CỦA BÀ HILLARY
Bà Hillary mới gửi thiệp chúc Giáng Sinh cho dân Mỹ.
 Thiệp chúc mừng là bức hình chụp hai ông bà và cô con gái tại Tòa Bạch Ốc khi ông chồng còn làm tổng thống. Chỉ chứng tỏ Tòa Bạch Ốc thật sự đã là một ám ảnh không thể lôi ra khỏi đầu óc bà Hillary được.
Hình thiệp Chúc Giáng Sinh 2018 của bà Hillary


Một thăm dò mới nhất của USA Today cho biết chỉ có 15% cử tri DC cảm thấy kích thích nếu bà Hillary ra tranh cử năm 2020, trong khi 70% thấy bà không nên ra nữa.


DECEMBER 22 – 2018
TTDC VÀ CÂU CHUYỆN TRỤC XUẤT TỴ NẠN VIỆT
TTDC Mỹ và nhất là VN tiếp tục khai thác đề tài ‘Trump trục xuất dân tỵ nạn Việt’, bất kể toàn bộ câu chuyện chỉ dựa trên … fake news.
Một tờ báo tỵ nạn loan tin “Biểu tình ‘Bảo vệ người Việt tị nạn’ tại Little Saigon”. Cũng tờ báo đó loan một tin khác “26 dân biểu Mỹ phản đối TT Trump đòi trục xuất người Việt Nam”.
Câu hỏi “Có chuyện gì không đúng trong những cái tít lớn đó?”. Câu trả lời “Cả hai cái tít đều gian trá, lập lờ đánh lận con đen”.
Cả hai cái tít rõ ràng là những cố gắng khích động dân tỵ nạn bằng hù dọa thiếu lương thiện. Người Việt tỵ nạn không có nhu cầu “bảo vệ” gì vì chẳng bị đe dọa gì hết. Không ai muốn hay có thể trục xuất “người Việt tỵ nạn” hết. Cả triệu di dân bất hợp pháp Nam Mỹ chưa ai trục xuất được, làm sao có chuyện trục xuất cả triệu di dân hợp pháp Việt được? TT Trump cũng chưa bao giờ “đòi trục xuất dân tỵ nạn Việt”.
Chỉ là luật Mỹ ghi rõ di dân hay dân tỵ nạn chưa có quốc tịch mà đã phạm pháp thì sẽ không được vào quốc tịch và không được ở lại Mỹ nữa. Báo Việt cũng chơi cái mánh của báo Mỹ, ‘quên’ không viết cho rõ là chỉ dân phạm pháp mới bị đe dọa trục xuất.
Trên căn bản, kêu gọi không trục xuất dân tỵ nạn phạm pháp là một việc làm có tính nhân đạo mà kẻ này có thể ủng hộ có điều kiện. Điều kiện đó là những tội vi phạm không phải là những trọng tội hình sự như cướp của, giết người, mà chỉ là những tội nhẹ có thể được hưởng tình trạng giảm khinh, như hút sách ma tuý, bán ma tuý vặt ngoài đường, trộm cắp vặt, say xỉn khi lái xe, vợ chồng đánh nhau, khai gian vài ngàn lợi tức để tránh thuế,…, nhất là khi họ đã vi phạm khi còn trẻ và đã bị tù tức là đã trả giá cho sai lầm của họ. Vì lý do nhân đạo sơ đẳng, những người này nên được phép ở lại và vào quốc tịch Mỹ, cho họ một cơ hội mới, làm lại cuộc đời.
Tuy nhiên, những dân tỵ nạn phạm trọng tội hình sự nặng thì khó châm chế hơn. Còn dân ‘Việt kiều’, tức là công dân VC qua đây du lịch hay du học, phạm tội thì tuyệt đối không có lý do gì mà không trục xuất đi, càng sớm càng tốt, k này… không care!
Trong vụ biểu tình, điểm quan trọng nữa, những người đi biểu tình chống Trump, cho dù có ý tốt, nhưng đã làm sai cách. Việc trục xuất di dân phạm pháp nằm trong luật Mỹ đã có từ trước thời Trump rất rất lâu. Muốn cứu những người này thì phải sửa luật, chứ không phải chỉ cần hô đả đảo Trump là xong. Đúng là làm chuyện ngớ ngẩn, bị xách động bởi những người bị bệnh Dị Ứng Trump, mà không biết mình đang làm gì. Điều những tổ chức này có thể và cần làm, là vận động quốc hội chỉnh sửa luật di trú lại, hay ra luật đặc miễn riêng cho dân tỵ nạn VN. Sửa luật hiện hành hay ra luật mới là trách nhiệm của quốc hội, muốn tranh đấu thì phải vận động quốc hội, chứ không phải đi biểu tình chống Trump.
Điều lạ lùng đáng nói là các báo Việt ngữ vẫn tiếp tục loan tin là Thỏa Ước 2008 dưới thời TT Bush bảo đảm hay xác nhận những người Việt tỵ nạn qua trước ngày 12/7/1995 sẽ không bị trục xuất về VN, nhưng bây giờ TT Trump đang lật ngược lại, không tôn trọng thỏa ước này nữa, muốn trục xuất dân tỵ nạn về VN.
Xin nhắc lại cho rõ: Thoả Ước 2008 không có một điều khoản nào ghi là Mỹ sẽ không trục xuất dân tỵ nạn phạm pháp qua trước 7/1995.
Một điểm mà TTDC Mỹ cũng như Việt im re là việc trục xuất tội phạm nằm trong luật di trú hiện hành. Khoan nói tới TT Bush, một phụ tá thứ trưởng ngoại giao như bà Julie Myers không thể nào có quyền ký một thỏa ước công khai vi phạm luật hiện hành như vậy được. Nôm na ra, ngay cả TT Bush dù muốn, cũng không thể ký văn kiện với CSVN, cam kết không trục xuất dân tỵ nạn phạm pháp VN qua trước 1995. Nói TT Bush đã đồng ý như vậy và bây giờ TT Trump lật ngược lại là NÓI LÁO.
Tờ báo Việt ngữ đó còn chơi trò gian trá hơn nữa là tung cái tít to tướng “Số người Việt bị trục xuất tăng 70%”, nghe tá hỏa tam tinh!  Sự thật là tăng 70% trên con số rất nhỏ trước, là 120 người, tức là tăng có hơn 80 người, lên tới tổng cộng hơn 200 người cho nguyên năm, toàn là dân Việt kiều, tức là VC, không có một người tỵ nạn nào hết.
Thiển nghĩ bênh vực, giúp những người Việt phạm pháp không bị trục xuất có thể là điều tốt, nhưng bênh vực bằng fake news thì sẽ bị phản ứng ngược thôi, không giúp được ai hết. Hơn thế nữa, truyền thông muốn đóng vai trò thông tin nghiêm chỉnh, bảo vệ uy tín của chính mình, và bênh vực hữu hiệu quyền lợi của cộng đồng tỵ nạn, không thể cố tình đăng tin phịa vì tính phe đảng, hay chủ ý đăng loại tít sốc để kiếm độc giả, trong khi gây hoang mang vô cớ cho đồng hương.
Ở đây, chúng ta cũng cần nhìn cho rõ tình trạng cư trú và xử dụng danh từ cho chính xác. Những người trốn chạy CSVN qua đây tỵ nạn, dù là qua năm 1975 hay 1978 hay sau đó, thì là “dân tỵ nạn” đã không còn là công dân VNCH nhưng không chấp nhận là công dân CHXHCNVN. Những người qua Mỹ sau này dưới dạng đoàn tụ gia đình cũng có thể được coi là dân tỵ nạn nếu họ đoàn tụ với gia đình tỵ nạn, từ bỏ quốc tịch CHXHCNVN. Những người qua Mỹ với thông hành –hay hộ chiếu, nói theo ngôn ngữ VC- của CHXHCNVN, đi du lịch hay du học hay kinh doanh, thì gọi là “Việt kiều”, không phải là dân tỵ nạn. Nếu họ đoàn tụ với một gia đình ‘Việt kiều’ được Mỹ cho vào sinh sống hợp pháp vì có cơ sở kinh doanh hay vì có con cháu du học được ở lại, thì họ vẫn chỉ là Việt kiều, không phải dân tỵ nạn.
Báo Việt ngữ cần viết cho rõ và cho đúng trường hợp, không thể chơi trò lập lờ đánh lận con đen thiếu lương thiện, viết chung chung “dân Việt”, bao gồm cả dân tỵ nạn lẫn Việt kiều.

Ghi chú: Vấn đề trục xuất dân tỵ nạn Việt vẫn gây phản ứng sôi nổi. Một độc giả Việt trẻ đã góp ý với DĐTC bằng một bài bằng tiếng Anh. Vì bài quá dài và đề tài quan trọng, nên DĐTC đã dành cho góp ý này riêng một trang tuần này, kèm theo lời phản biện của Vũ Linh và một bài viết bằng tiếng Anh cho dân tỵ nạn thế hệ 2 thông thạo Anh ngữ hơn. Xin quý độc giả truy cập trang “Extradition?” tuần này.

OBAMACARE VI PHẠM HIẾN PHÁP
Tuần rồi, Diễn Đàn này có đăng tin vắn tắt về việc một quan tòa phán Obamacare vi phạm Hiến Pháp. Có vài độc giả đã thắc mắc hỏi là chuyện gì. Xin viết thêm cho rõ.
Trong luật Obamacare nguyên thủy, có điều khoản nếu không mua bảo hiểm y tế sẽ bị phạt một số tiền. Điều khoản này bị thưa kiện là tiền phạt chính là thuế trá hình và chính quyền liên bang không có quyền áp đặt tiền phạt kiểu đó lên các tiểu bang. Chính quyền Obama phản bác, khẳng định đây không phải là thuế. Lên đến Tối Cao Pháp Viện. Nếu TCPV phán điều khoản tiền phạt này vi Hiến thì coi như Obamacare đóng cửa tiệm vì sẽ có nhiều người không mua bảo hiểm y tế nữa. Trong một phán quyết hoàn toàn bất ngờ, Tối Cao Pháp Viện xác nhận tiền phạt này chính là một hình thức thuế trá hình, tuy nhiên cũng vì đó là thuế nên chính quyền liên bang có quyền áp đặt lên tất cả các tiểu bang vì Hiến Pháp cho phép chính quyền liên bang đánh thuế trên tất cả các tiểu bang. Phán quyết này coi như cứu sống Obamacare.
Năm ngoái, quốc hội ra luật Cải Tổ Thuế, trong đó có điều khoản hủy bỏ việc bắt đóng tiền phạt nếu không có bảo hiểm y tế.
Bộ trưởng Tư Pháp của 18 tiểu bang và hai thống đốc thưa kiện cho rằng nếu liên bang không đánh thuế nữa thì liên bang không còn quyền áp đt Obamacare lên các tiểu bang nữa. Một quan tòa liên bang tại Texas đồng ý, phán nếu không còn điều khoản về ‘thuế’ nữa thì chính quyền liên bang không có quyền áp đặt Obamacare lên các tiểu bang nữa. Và như vậy, Obamacare đã vi phạm quyền tự trị nội bộ của các tiểu bang, tức là vi phạm Hiến Pháp.
Phán quyết này đang bị phe DC kháng cáo lên tòa phúc thẩm, có nhiều triển vọng sẽ lên tới Tối Cao Pháp Viện. Nếu TCPV phán Obamacare vi Hiến, Obamacare sẽ bị khai tử ngay và quốc hội sẽ phải thảo lại luật bảo hiểm y tế mới. Tháng tới đảng DC sẽ bắt đầu kiểm soát Hạ Viện, sẽ chịu trách nhiệm soạn thảo luật y tế mới, nếu phải có.
TT Trump nhân dịp này, đã kêu gọi phe DC hợp tác với CH thảo luật bảo hiểm y tế mới vẹn toàn hơn.

FBI PHỎNG VẤN TƯỚNG FLYNN
Văn phòng công tố Mueller đã công bố tóm lược cuộc phỏng vấn tướng Michael Flynn của FBI.
Việc công bố này được làm theo đòi hỏi của một quan tòa đang thụ lý vụ công tố Mueller truy tố tướng Flynn về tội ‘nói láo’. Vấn đề trở nên rắc rối vì FBI phỏng vấn tướng Flynn trong khi tướng Flynn không có luật sư nào hiện diện hay cố vấn theo đúng luật Mỹ. Một vài chuyên gia cho rằng việc đó vi phạm quyền công dân của tướng Flynn, có thể sẽ khiến quan tòa hủy vụ truy tố. Quan tòa đã yêu cầu công tố Mueller nộp toàn bộ tài liệu về cuộc phỏng vấn của FBI. Đó là lý do tại sao công tố Mueller công khai hóa bản tóm lược cuộc phỏng vấn. Theo tài liệu được công bố, tướng Flynn ‘nói láo’ hai lần với FBI.
 Lần thứ nhất khi được hỏi về việc ông đề nghị Nga nên hoãn việc biểu quyết chống Do Thái tại Liên Hiệp Quốc về vụ thành lập trại định cư mới cho dân Do Thái trên đất Palestine, tướng Flynn đã trả lời ông không có đề nghị Nga làm chuyện này. Nhưng qua điện đàm với đại sứ Nga, mà FBI thu thanh, tướng Flynn quả có đề nghị này.
Lần thứ nhì, tướng Flynn khai với FBI ông đã không khuyến cáo Nga không nên trả đũa quyết định của TT Obama trục xuất một số viên chức Nga, trong khi FBI thu thanh cuộc nói chuyện cho thấy tướng Flynn có làm chuyện này.
Nên ghi nhận, FBI đặt máy thu thanh tất cả các cuộc nói chuyện của tòa đại sứ Nga, nên thu được các cuộc nói chuyện của tướng Flynn với đại sứ Nga, chứ FBI không trực tiếp nghe lén tướng Flynn.
Tướng Flynn bị tố cáo nói láo và ông đã nhận tội. Công tố Mueller truy tố tướng Flynn nhưng xin miễn án tù vì ông này đã hợp tác chân thành với công tố Mueller, khai nhiều chuyện quan trọng.
Trong câu chuyện tướng Flynn, kẻ này thấy có hai vấn đề:
1)  Chuyện tướng Flynn nói láo là chuyện hoàn toàn dựa trên phúc trình và báo cáo một chiều của FBI và công tố Mueller. Việc tướng Flynn bị thẩm vấn mà không có luật sư hiện diện cũng như không có nhân chứng nào, có thể sẽ khiến toàn bộ cuộc truy tố bị liệng vào thùng rác.
2)  Nếu quả chuyện tướng Flynn nói láo có thật, thì tướng Flynn quả là vụng về, vô ý khi dám nói chuyện bí mật an ninh quốc gia với đại sứ Nga trên điện thoại, để rồi bị FBI thu được và công tố Mueller truy tố. Chuyện thật khó hiểu khi ta biết tướng Flynn là chuyên gia tình báo, từng làm giám đốc cơ quan phản gián của bộ Quốc Phòng – Director of Defense Intelligence Agency-, làm sao không biết Mỹ đang thu thanh các cuộc nói chuyện điện thoại của đại sứ Nga? Hay đại sứ Nga làm sao không biết Mỹ thu thanh điện thoại của tòa đại sứ? Biết bị thu thanh, sao còn dám nói chuyện về an ninh quốc gia? Đã vậy, sao lại còn ‘nói láo’ cho đến khi băng thu thanh được đưa ra? Có cái gì mờ ám, đáng nghi không?
Đi xa hơn, ta thấy cái tội của tướng Flynn là đã quá hấp tấp, lo chuyện quốc gia hơi quá sớm khi ông chưa chính thức được bổ nhiệm làm cố vấn An Ninh Quốc Gia. Cái tội này chẳng dính dáng xa gần gì đến chuyện thông đồng với Nga giúp ứng cử viên Trump trong cuộc tranh cử, cũng chẳng phải là tội lem nhem tham nhũng gì.
Tin giờ chót, vụ xử tướng Flynn đã được dời lại tới tháng Ba, 2019, để tướng Flynn có thêm thời giờ hợp tác với công tố Mueller và điều đình việc truy tố ông.

ARIZONA SẼ CÓ HAI NGHỊ SĨ MỚI
Tiểu bang Arizona có hai thượng nghị sĩ, Jeff Flake và John McCain. Cách đây khá lâu, ông Flake tuyên bố không ra tranh cử lại năm 2018 vì đã mất hậu thuẫn của đảng CH tại Arizona. Ghế của ông sẽ được bầu lại năm 2018, giữa hai bà Kirsten Sinema của DC và Martha McSally của CH. Ông McCain thì sau đó đã qua đời. Ngay sau khi TNS McCain qua đời, ông Jon Kyl đã được bổ nhiệm thay thế tạm. Ông Kyl nói ngay ông có thể sẽ từ chức sớm, trước cuối năm nay.
Ai cũng hiểu ngay việc ông Kyl có thể từ chức sớm là cách đảng CH chơi mánh để bảo vệ ghế nghị sĩ Arizona cho đảng CH. Đảng CH dự trù nếu bà McSally thua trong cuộc bầu thay thế TNS Flake, thì ông Kyl sẽ từ chức ngay, để thống đốc CH bổ nhiệm bà McSally thay thế. Bây giờ, sau khi bà McSally thua thật, ông Kyl đã từ chức và thống đốc CH Arizona đã mau mắn bổ nhiệm ngay bà McSally thay thế. Bà McSally sẽ ngồi ghế này cho tới năm 2020 thì sẽ chính thức có bầu cử lại. Dĩ nhiên không có gì bảo đảm bà sẽ trúng cử khi đó, nhưng ít ra việc bổ nhiệm bây giờ sẽ giúp bà có nhiều lợi thế.
Arizona là tiểu bang thứ nhì sau Cali, đã có hai thượng nghị sĩ liên bang đều là phụ nữ hết. Cali có bà Diane Feinstein và Kamala Harris, Arizona có bà Kirsten Sinema và Martha McSally.

TIN DI DÂN NAM MỸ
Chính phủ Mỹ vừa loan báo sẽ viện trợ 4,8 tỷ đô cho Mexico, và 5,8 tỷ đô cho các quốc gia Trung Mỹ để giúp họ phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho dân. Hy vọng sẽ giữ dân họ ở lại xứ, không nhất quyết đòi đi Mỹ nữa.
Chuyện hơi khó hiểu là trong khi TT Trump tìm 5 tỷ đô xây tường không ra, thì lại có ngay 10 tỷ để gửi cho các xứ này. Kẻ này thật sự không hiểu một chục tỷ này lấy ở đâu ra quá dễ dàng vậy? Trước đó, ngoại trưởng Mễ đã tuyên bố xứ của ông và các xứ Trung Mỹ chắc cần tới 25 tỷ đầu tư của Mỹ. Phiên dịch ra tiếng Nôm: ông Trump ơi, chưa đủ đâu, cần hơn gấp hai lần nữa cơ. Nếu không thì di dân mấy xứ này vẫn muốn leo rào qua Mỹ thôi. Câu hỏi là nếu TT Trump cho 25 tỷ thì có gì bảo đảm Mexico sẽ không hét giá lên, đòi 50 tỷ?
Một câu hỏi nữa là để đổi lấy số tiền này, Mễ và các xứ trung Mỹ sẽ làm gì? Có cam kết gì trong vụ cản di dân của họ chạy qua Mỹ không?

TT TRUMP THẮNG VÀ THUA
Ngày 18/12 vừa qua, Thượng Viện đã biểu quyết 87-12 thông qua một dự luật cải tổ việc trừng phạt các tội phần lớn liên quan đến buôn bán và xử dụng ma tuý. Trên căn bản, các quan tòa sẽ được rộng quyền kết án hơn, các tội sẽ bị phạt nhẹ hơn, và Nhà Nước sẽ có nhiều biện pháp giúp việc phục hồi những tội phạm này, giúp họ trở về sống trong xã hội. Trên căn bản, luật này sẽ tiết kiệm bộn tiền cho Nhà Nước.
Một thiểu số nghị sĩ CH bảo thủ nhất đã chống lại dự luật này vì không đồng ý việc quá nhẹ tay này, có thể chỉ khuyến khích đám du đãng ma túy làm tới, tăng thêm mức phạm tội thôi. Dự luật này đã được Hạ Viện thông qua dễ dàng và TT Trump sẽ ký ngay trong vài ngày nữa.
Tuy nhiên luật này chỉ áp dụng cho các tội ở mức liên bang, không phải tội ở mức tiểu bang. Chỉ có khoảng 10% tội nhân trên cả nước được hưởng giảm khinh này.
TTDC và cả TT Trump đã coi như đây là thắng lợi cho TT Trump.
Trong khi đó, Thượng Viện cũng loan báo một ngân sách tạm sẽ được thông qua, có hiệu lực qua tới tháng Ba năm tới. Đổi lại, biểu quyết cấp tiền xây cất tường biên giới Mỹ-Mễ được tạm hoãn qua năm tới, bất kể việc TT Trump hăm dọa đóng cửa Nhà Nước nếu không được tiền này. Đây coi như là thất bại của TT Trump, đã bị ngay khối bảo thủ cực đoan chỉ trích mạnh.
Nhưng ngay sau đó, Hạ Viện vẫn do CH kiểm soát, đã phê chuẩn ngân sách mới, trong đó có 5 tỷ dành cho việc xây tường biên giới Mỹ-Mễ. Chưa ai biết Thượng và Hạ Viện sẽ điều đình với nhau như thế nào trong những ngày tới, trước khi Nhà Nước đóng cửa vì không có ngân sách mới. Chỉ biết chưa có quyết định gì hết. Thượng và Hạ Viện phải đồng ý với nhau thì mới có tiền cho ngân sách hay cho bức tường.
Về thái độ của TT Trump, tất cả tùy thuộc vào ưu tiên nào quan trọng nhất đối với ông. Có thể ông sẽ nhượng bộ việc xây tường đổi lấy chuyện gì khác quan trọng hơn như một luật quy mô mới về vấn đề di dân chẳng hạn, hay một luật bảo hiểm y tế mới, hay ngân sách để Nhà Nước mở cửa, hay tiền để trùng tu hạ tầng cơ sở. Ta đừng quên TT Trump là một nhà kinh doanh, chuyên môn ‘hét giá’, rồi sau đó cân nhắc lợi hại, ưu tiên và quyết định.
Cho đến khi tin này được viết, Thượng Viện đã không có đủ phiếu để đồng ý cấp 5 tỷ xây tường biên giới, do đó, có nhiều trriển vọng sẽ không có ngân sách kịp thời và Nhà Nước sẽ bị đóng cửa, chưa ai biết bao lâu. Nhà Nước đóng cửa tiệm đã thành chuyện cơm bữa từ thời TT Clinton.

TƯỚNG MATTIS TỪ CHỨC.
Tướng Mattis, bộ trưởng Quốc Phòng cho biết ông sẽ từ chức cuối tháng Hai tới, và TT  Trump đã chấp nhận.
Trong thư từ chức, ông đã cho biết muốn từ chức để TT Trump “có dịp lựa người hợp ý với ông hơn”.
CNN đã mau mắn diễn giải ông Mattis từ chức vì ‘chống’ TT Trump. Trong những ngày tới, sẽ không phải là chuyện lạ nếu TTDC xúm lại ca tụng tướng Mattis ngất trời trong khi các cụ tỵ nạn chống Trump hớn hở gửi emails khắp nơi. Điều tiếu lâm là có cụ đã đặt câu hỏi “tại sao những người giỏi từ chức, không làm việc với TT Trump nữa?” Câu trả lời: trong con mắt của các cụ bị Dị Ứng Trump, họ chỉ trở nên giỏi sau khi từ chức thôi, khi còn tại chức không nghe cụ nào khen ai giỏi hết.
Trong một tin liên hệ, chính phủ Mỹ loan báo sẽ rút hết 2.000 quân ra khỏi Syria và đang nghiên cứu việc rút 7.000 (50%) quân ra khỏi Afghanistan.
Những quyết định này nằm trong sách lược của TT Trump ngay từ đầu. Ông không chủ trương ở lại khu vực này lâu dài để ‘xây dựng dân chủ’ tại đây, mà chỉ muốn tiêu diệt ISIS. Bây giờ thì mối nguy ISIS đã cáo chung, Mỹ không còn lý do tham chiến tại đây nữa. Càng không có lý do ở lại để bảo vệ hay lật đổ TT Assad của Syria. Theo báo ‘phe ta’ Washington Post, tướng Mattis đã từ chức vì không đồng ý việc rút quân này.
Tướng Mattis, cũng như tất cả các bộ trưởng khác, đều có cái nhìn cục bộ liên quan đến khu vực trách nhiệm của mình trong khi TT Trump phải lấy quyết định trong sách lược tổng quát. Khác biệt quan điểm  là chuyện có thể xẩy ra. Việc thay đổi nhân sự ở cái xứ Mỹ này cũng là chuyện thường tình. Trong 8 năm của TT Obama, ông đã có 4 bộ trưởng Quốc Phòng, trung bình một người làm hai năm. Tướng Mattis đã làm bộ trưởng hai năm.

CHỨNG KHOÁN TIẾP TỤC RỚT
Cách đây vài hôm, Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang tăng lãi suất từ 2,25% lên 2,5%. Dow Jones cuối ngày rớt ngay 350 điểm. Ngày hôm sau, TT Trump tuyên bố không chấp nhận dự luật ngân sách của Thượng Viện, Dow rớt thêm hơn 450 điểm. Ngày kế tiếp, trước viễn tượng Nhà Nước đóng cửa tiệm, Dow rới thêm hơn 400, xuống cỡ 22.500 điểm. Tính từ cao điểm đầu tháng 10/2018 là 26.800, Dow Jones đã rớt gần 4.300 điểm trong ba tháng. So với tuần lễ trước khi ông Trump được bầu, Dow Jones chỉ tăng gần 10% trong hai năm, thay vì tăng 45% như cách đây ba tháng.
Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang tăng lãi suất vì cho rằng kinh tế đang tăng trưởng quá nhanh, có nguy cơ khiến vật giá leo thang. TT Trump đã công khai tỏ ý bất đồng và cho rằng NHDTLB quá nhút nhát, đã cản tăng trưởng kinh tế. Trong khi NHDTLB nhìn vấn đề dưới khiá cạnh kinh tế thì TT Trump nhắm vào tình trạng chính trị, hai mục tiêu/nhu cầu có thể đối nghịch. Việc cân nhắc tăng trưởng với lạm phát là việc làm cực kỳ tế nhị. Chúng ta không phải ‘siêu’ chuyên gia kinh tế hay chính trị, không thể hấp tấp dựa theo phe phái đả kích NHDTLB là loại Nhà Nước Ngầm lo phá TT Trump.
Trong khi đó, giới kinh doanh cũng lo ngại lập pháp do DC kiểm soát sẽ ngăn chặn mọi kế hoạch của TT Trump, kể cả sách lược kinh tế nhắm tăng trưởng mạnh, cũng như phê chuẩn ngân sách. Qua năm tới, khi DC thực sự kiểm soát Hạ Viện, tích cực cản TT Trump thì thị trường chứng khoán sẽ còn rớt nữa.

Các cụ tỵ nạn chống Trump khoan ăn mừng. Chứng khoán rớt, các cụ mất tiền trong các quỹ hưu đấy.


DECEMBER 15 – 2018
  
CÔNG TỐ MUELLER TRUY TỐ LS COHEN
Tòa liên bang New York, phối hợp chặt chẽ với công tố Mueller đã chính thức truy tố cựu luật sư riêng của TT Trump, ông Michael Cohen và phạt 3 năm tù về nhiều tội trong đó có 5 tội trốn thuế, một tội khai gian với ngân hàng. Ông cũng bị bắt bồi hoàn tiền thuế thiếu là gần hai triệu đô, và đóng phạt đâu hơn nửa triệu đô.
Đó là tin chính thức theo tòa án. Nhưng TTDC loan tin hoàn toàn khác. Theo TTDC, ông Cohen bị tù vì trả tiền để “bịt miệng” hai phụ nữ để giúp ứng cử viên Trump. Vẫn theo TTDC, việc trả tiền này bị coi như là một ‘đóng góp’ vào việc vận động tranh cử, và trên căn bản đó đã là một hành động vi phạm luật vì số tiền lớn hơn mức pháp định.
TT Trump phản bác việc gọi là ‘vi phạm luật yểm trợ’ vì ông Cohen chỉ ứng trước, sau đó TT Trump đã lấy tiền túi ra hoàn trả lại ông Cohen. Nghiã là đây chỉ là một giao dịch cá nhân giữa ông Trump và hai bà nhận tiền, tuyệt đối chẳng dính dáng gì đến việc tranh cử, hay xử dụng tiền yểm trợ tranh cử bất hợp pháp.
Quan tòa Pauley đã nói rõ “ông Cohen đã nhận một lô tội,... mỗi tội đều thuộc loại lừa đảo, và mỗi tội đều do lòng tham và tham vọng cá nhân”. Có thể hiểu ông Cohen bị tù chỉ vì những tội trốn thuế và lừa ngân hàng, chứ không phải vì vi phạm luật tranh cử, vì hiển nhiên, trả tiền cho hai bà chẳng có gì liên quan đến lừa đảo hay lòng tham cá nhân của ông Cohen như quan tòa nhận định.
Tuy nhiên, TTDC đã hô hoán ông Cohen bị tù vì tội trả tiền bịt miệng hai phụ nữ. Vẫn là phương thức bóp méo tin của TTDC để đánh Trump thôi. Truyền thông thông ngôn (TTTN) dĩ nhiên hớn hở dịch lại tin của TTDC.
TTDC và TTTN làm như thể tìm được mỏ vàng mới, đã khai thác tin ông Cohen bị truy tố một cách triệt để, được tấn phong lên thành tin đại họa cho TT Trump, bước đầu của ngày tàn của Trump. Như Diễn Đàn này đã viết quá nhiều lần: theo TTDC, TT Trump gặp tận thế gần như hàng tuần, và đây là tận thế mới nhất. Quý độc giả cố sống qua tận thế này để xem tin tận thế mới vào tuần tới.
Trên nguyên tắc, công tố Mueller đang truy tố ông Cohen, nhưng cả thế giới đều biết tất cả chỉ là tấn tuồng đi rình bắt TT Trump không hơn không kém. Các chính khách DC đã chụp lấy cơ hội để ... đánh hội đồng TT Trump, nói bóng nói gió chuyện có thể đàn hặc, thậm chí cho TT Trump đi tù luôn. Vấn đề là không ai hiểu rõ tội của TT Trump là gì.
Ông Cohen khai đã trả tiền cho hai cô gái đó theo chỉ thị của một người khác, hiển nhiên đó là ông Trump. Như vậy thì sao? Một lời khai của ông Cohen là đủ để truy tố ông Trump sao? TT Trump bác bỏ chuyện này, cho là ông Cohen nói láo. TTDC mau mắn tố “Trump lại nói láo”. Giữa hai người, có một người nói láo, TTDC dĩ nhiên kết luận người đó là ông Trump, trong khi ông Cohen là người bị tù vì nói láo, đã từng nhận tội nói láo trước quốc hội, trong con mắt của TTDC lại là người nói thật.
Mà truy tố về tội gì? So với việc hút cì-gà trong Phòng Bầu Dục của TT Clinton rồi trả 850.000 đô để được miễn tố thì chỉ là chuyện ruồi bu, vậy sao TT Clinton vẫn có thể tiếp tục làm tổng thống trong khi TT Trump thì lại phải bị “lột chức và đi tù”? Có cụ tỵ nạn thông thái nào giải thích được không? Hay không giải thích được vì không có bản tiếng Anh của CNN để dịch lại?
Chi tiền cho hai cô gái có thể là vi phạm luật bầu cử không? GS luật của đại học Harvard Alan Dershowitz nói rõ ông không nhìn thấy chuyện gì có thể dùng làm căn bản để truy tố TT Trump. Cựu công tố Kenneth Starr, người đã truy tố TT Clinton về tội hút cì-gà và nói láo dù hữu thệ, cũng cho biết ông chẳng thấy có gì là tội có thể truy tố, khoan nói tới chuyện đàn hặc.
Trên nguyên tắc, việc trả tiền chẳng có liên hệ xa gần gì đến cuộc vận động tranh cử tổng thống như đã bàn ở trên. Cho dù đã vi phạm luật tài trợ tranh cử vì đóng góp quá giới hạn luật cho phép hay không khai báo đầy đủ thì cùng lắm ban vận động tranh cử hay TT Trump có thể bị phạt hành chánh –administrative fine- thôi, không thể bị truy tố hay đàn hặc như TTDC hô hoán. TT Obama trước đây cũng vi phạm luật tranh cử, không khai báo tiền yểm trợ lên tới 2 triệu đô, nhưng chỉ bị phạt đâu 375.000 đô. Trong trường hợp ứng cử viên Trump, số tiền ‘đấm mõm’ nếu có, chỉ có chưa tới 300.000 đô cho cả hai bà, có thể bị phạt cỡ vài ngàn đô là quá.
Câu hỏi lớn nhất của kẻ này: toàn bộ câu chuyện trên liên quan như thế nào đến việc ‘thông đồng với Nga’, mục đích chủ yếu của cuộc điều tra? Ai cũng thấy chẳng liên hệ sơ múi gì hết. Như vậy thì cuộc điều tra của công tố Mueller nhằm mục đích gì? Có phải là để điều tra về việc thông đồng với Nga? Hay chỉ là tìm cách giúp đảng DC ‘đảo chánh’ lật đổ TT Trump?
Trong một tin liên hệ, cựu giám đốc FBI, ông James Comey đã lại ra điều trần kín trước Hạ Viện. Theo tin được loan báo, trong mùa bầu cử, ông đã điều tra về việc Nga can dự đến cuộc bầu tổng thống. Tuy nhiên ông cho biết cuộc điều tra chính xác là điều tra về đúng “bốn người” có thể đã có liên lạc với chính phủ Nga khi đó. Không có nghiã là bốn người đó đã thông đồng gì với Nga, chỉ là FBI muốn biết quan hệ giữa những người đó với Nga như thế nào. 
Ông Comey nói ông không thể nói gì hơn vì không muốn gây trở ngại cho cuộc điều tra của công tố Mueller hiện nay. Ông chỉ có thể cho biết là ứng cử viên Trump không phải là một trong bốn đối tượng điều tra của FBI, cũng như FBI không điều tra toàn bộ Ủy Ban Vận Động Tranh Cử của ông Trump.
Điều tiếu lâm nhất là trong cuộc trần, ông Comey đã trả lời “tôi không nhớ” tới 245 lần. Với trí nhớ như vậy, không hiểu làm sao ông đã có thể làm giám đốc FBI được?
Bức hình chung về cuộc điều tra, từ vụ truy tố các ông Cohen và Manafort cho đến cuộc điều trần mới nhất của ông Comey, người ta có thể thấy cho đến bây giờ, vẫn chẳng có một bằng chứng gì về việc ứng cử viên Trump hay ủy ban vận động của ông đã ‘thông đồng’ gì với Nga trong cuộc bầu cử tổng thống vừa qua.
Dù sao thì chúng ta cũng chẳng biết gì về toàn bộ câu chuyện cũng như chuyện này ảnh hưởng như thế nào trên TT Trump, cho nên không có căn bản để bàn gì nhiều hơn. Nhất là các cụ bị dị ứng Trump, không nên hấp tấp nhẩy nhổm vào sỉ vả Trump, mai mốt có thể bị hố to, ê mặt (nếu có mặt!).
Một chuyện muốn nhắc nhở quý độc giả: trước đây, tôi đã viết việc đàn hặc trong những ngày vận động bầu cử đã bị cất vào nhà kho vì sợ khích động cử tri ủng hộ TT Trump và đảng CH bất lợi cho việc bầu cử quốc hội, nhưng bảo đảm sẽ được lôi ra lại sau khi DC chiếm được Hạ Viện. Y như rằng, vài chính khách DC như DB Adam Schiff, thượng nghị sĩ Đà-Nẵng Blumenthal, và dĩ nhiên bà dân biểu Mát-dây Waters, và TTDC như Washington Post và CNN đã bắt đầu nói về đàn hặc lại rồi. Kẻ này đã tiên đoán trúng ngay chóc. Quá tài giỏi? Thưa không, chỉ là cái mưu toan của DC quá lộ liễu mấy thằng bé trăn trâu ở Cà Mau cũng nhìn thấy thôi.

TƯỚNG KELLY RA ĐI.
TT Trump đã xác nhận tướng John Kelly, chánh văn phòng của ông, sẽ từ chức trước cuối năm. Tướng Kelly được bổ nhiệm tháng Sáu 2017 khi đang làm bộ trưởng An Ninh Lãnh Thổ. Ông được ghi nhận như người đã mang lại trật tự và quy củ trong Tòa Bạch Ốc khi trước đó, chẳng có quy củ gì hết. Ai muốn gặp tổng thống lúc nào cũng được, muốn nói gì cũng được, phần lớn là lo tranh dành quyền lợi cá nhân hay phe nhóm mình.
Ông Kelly, một tướng thủy quân lục chiến, đã ra luật tất cả mọi người làm trong Tòa Bạch Ốc đều dưới quyền ông hết, tất cả mọi việc phải đi qua ông trước khi lên tới tổng thống. Tuy tái lập trật tự, nhưng lại gây hiềm khích cá nhân lớn vì nhiều người mất quan hệ trực tiếp với tổng thống. Có tin hai người bực mình nhất là bà con gái Ivanka và ông con rể Jared Kushner.
Báo chí cho biết người có nhiều triển vọng thay thế là ông Nick Ayers, cựu chánh văn phòng của PTT Pence. Ông này còn rất trẻ, mới có 36 tuổi, một ngôi sao sáng đang nổi lên rất nhanh. Cuối cùng, ông Ayers không nhận chức vì muốn có thời giờ giúp bà vợ trẻ lo cho ba đứa con sanh ba. Công việc chánh văn phòng tổng thống quá nặng nề cho cặp vợ chồng trẻ này. Ông Ayers sẽ qua quản trị một tổ chức gây quỹ vận động tranh cử cho TT Trump năm 2020.
Tin giờ chót, TT Trump đã bổ nhiệm ông Mick Mulvaney, đương kim Giám Đốc Văn Phòng Ngân Sách, làm chánh văn phòng lâm thời trong khi chờ đợi bổ nhiệm một chánh văn phòng chính thức.
 Sau khi có tin tướng Kelly ra đi, TTDC và dĩ nhiên truyền thông tỵ nạn hùa theo, đã hùng hổ sỉ vả TT Trump mà không cần lý luận hay bằng chứng. Một cụ thông dịch viên đã viết (nguyên văn):
-       Người qúi trọng đạo đức nhân cách chẳng ai muốn gần kề Trump.
-       Người thượng tôn pháp luật, chẳng ai dám mở miệng ra mà bênh cho Trump.
-       Người chính trực ngay thẳng, chẳng ai cúi đầu mà tuân lệnh Trump.
Chuyện bá láp!
-       Có tới hơn 60 triệu dân Mỹ đứng về phiá TT Trump khi mời bà Hillary về giữ cháu ngoại.
-       Tất cả các ứng cử viên thượng viện được TT Trump đi vận động đều đắc cử, trong khi tất cả các ứng cử viên TT Obama đi vận động đều rớt hết. CH chiếm được 4 ghế từ trong tay đảng DC.
-       Nội các Trump có gần ba chục người, và nhân viên Tòa Bạch Ốc cả mấy trăm người. Cả chục đại luật sư đang làm việc cho TT Trump. Họ đều không đạo đức nhân cách, không tôn trọng luật pháp hết sao?
-       Hầu hết những người ‘ra đi’ đều do TT Trump quyết định thay đổi, không phải họ tự ý ra đi vì thấy TT Trump thiếu “nhân cách đạo đức”.
-       Nói như cụ này thì những người chống TT Trump, ủng hộ bà Hillary chắc là vì bà này là gương đạo đức, nhân cách, tôn trọng pháp luật sao? Cụ ơi, đi tìm sách về bà Hillary mà đọc đi!

CÂU CHUYỆN DI DÂN NHƯ CHUYỆN DÀI... NHĂN RĂNG TỰ DZẬN NĂM XƯA
Một nhóm di dân Honduras đang chờ ở biên giới Mý-Mễ mới đây đã ra ‘tối hậu thư’ cho TT Trump. Mỹ có đúng 72 tiếng đồng hồ để quyết định một trong hai giải pháp: 1) mở cửa khẩn cấp đón nhận hết đám di dân vào, hay là 2) trả mỗi người 50.000 đô thì họ sẽ trở về xứ.
Theo họ, cái giá 50.000 đô một người “quá rẻ” so với số tiền ‘đế quốc Mỹ’ đã bóc lột Honduras từ mấy vạn năm nay.
Kẻ này nghĩ ngay đến vài cụ tỵ nạn giàu lòng nhân đạo: các cụ tình nguyện gửi cho họ mỗi người 50.000 đô để thể hiện lòng nhân ái của quý vị đi. Nếu quý cụ muốn, Diễn Đàn này đăng tên quý cụ bằng khổ chữ lớn nhất lên cho cả thế giới vinh danh các cụ.
Yêu sách đòi tiền để trở về xứ đã phá tan ngay lập luận xin tỵ nạn vì an toàn cá nhân bị đe dọa, hay đang bị đàn áp về chính trị hay tôn giáo, để lộ sự thật là họ chỉ là tỵ nạn vì tiền, đi kiếm chỗ có thể có nhiều tiền hơn hay được Nhà Nước nuôi kỹ hơn. Như vậy, không hiểu các quan tòa di trú nghĩ sao?
Theo thống kê chính thức, đám di dân Honduras có khoảng hơn 6.000 người, 700 người đã trở về xứ vì không chịu được cảnh sống cơ cực trong trại tỵ nạn Mễ, 2.500 đã xin tỵ nạn tại Mễ, 300 thành phần bất hảo đã bị Mễ trục xuất về xứ, số còn lại nhất quyết chờ vào Mỹ. Hiện nay, Mỹ đã nhận từ 30 đến 100 người mỗi ngày, được vào đất Mỹ tạm trú trong khi đơn xin tỵ nạn được tòa án cứu xét.
Trả lời câu hỏi của một nhà báo, một anh di dân tỏ vẻ ngạc nhiên và thất vọng vì phải chờ trong trại tỵ nạn Mễ. Anh cho biết hầu hết mọi người đều nghĩ sẽ được vào Mỹ dễ dàng, rồi được nước Mỹ nuôi đầy đủ cho đến khi tình trạng cư trú được hợp thức hóa. Câu trả lời của anh di dân này cho thấy đám này hầu hết đã được bọn buôn người hứa hẹn sảng, dựa trên những lời hứa hão của các chính khách DC Mỹ cũng như những luật an toàn cho di dân –sanctuary law- của những tiểu bang như Cali.

TP KAVANAUGH CHỐNG PHÁ THAI?
Mới đây đã có một vụ kiện ra trước Tối Cao Pháp Viện. Hai tiểu bang bị thưa đã tự ý cắt tiền trợ cấp cho tổ chức Planned Parenthood là tổ chức bị gán tội là giúp phổ biến việc phá thai trên cả nước cũng như cả thế giới.
Chánh án TCPV John Roberts và tân TP Kavanaugh đã đồng ý với phe ‘cấp tiến’, không chịu thụ lý vụ án này, đưa đến hậu quả là hai tiểu bang này không thực hiện được ý định.
Ở đây, cần ghi nhận hai ông Roberts và Kavanaugh không thụ lý vì cho rằng các tiểu bang không có quyền tự ý bác bỏ một luật của liên bang, chứ không phải là hai ông có ý chấp nhận phá thai. Quyết định của hai ông này liên quan đến quyền hạn của tiểu bang, không dính dáng gì đến chuyện phá thai.

TNS JON KYL TỪ CHỨC
Sau khi TNS McCain qua đời, thống đốc Arizona đã bổ nhiệm ông Jon Kyl thay thế làm thượng nghị sĩ. Ông Kyl vừa nộp đơn xin từ chức cuối tháng Chạp này.
Việc này dường như đã nằm trong dự tính của đảng CH tại Arizona. Ông Kyl khi nhận sự bổ nhiệm đã có giao ước có thể sẽ từ chức trước cuối năm nay. Đây là cái ‘mánh’ của CH đề phòng trường hợp mà Martha McSally thất cử thì thống đốc Arizona co thể bổ nhiệm bà thay thế ông Kyl, giúp bà có nhiều triển vọng ra tranh cử lại và đắc cử năm 2020. Bà McSally đã thất cử thật, và bây giờ có nhiều triển vọng sẽ được bổ nhiệm thay thế ông Kyl. Nếu có diễn biến này thì đúng là nằm trong kế hoạch của đảng CH thôi.

OBAMACARE BẤT HỢP HIẾN?
Một quan tòa liên bang tại Texas đã phán Obamacare bất hợp Hiến. Đây là vụ kiện của bộ trưởng Tư Pháp của 18 tiểu bang, thưa toàn bộ Obamacare bất hợp Hiến vì vi phạm chủ quyền nội bộ của các tiểu bang.
Trước đây, Obamacare đã hai lần bị kiện, lên tới Tối Cao Pháp Viện vì một vài luật lệ trong đó. Obamacare thoát nạn trong cả hai lần. Lần này là lần đầu tiên toàn bộ Obamacare bị kiện.
Chắc chắn là vụ này sẽ lên tới Tối Cao Pháp Viện nữa. Ta chờ xem.

Tin thêm cho rõ: Quan tòa Texas cho rằng nếu không có điều lệ bắt buộc phải đóng thuế phạt nếu không mua bảo hiểm, thì tiền phạt đó không còn là thuế nữa, mà nếu không còn là thuế thì chính quyền liên bang không còn có quyền áp đặt lên các tiểu bang nữa. Do đó, áp đặt lên các tiểu bang trở thành vi phạm Hiến Pháp.

TẬP SAN THE WEEKLY STANDARD ĐÓNG CỬA
Tuần báo The Weekly Standard, một trong hai tập san bảo thủ lớn nhất Mỹ đã đóng cửa tiệm, sau 23 năm hoạt động.
Báo này gần như là cơ quan ngôn luận của khối bảo thủ chống Trump đến cùng, được biết là khối CH #NeverTrump.
Một bài học lớn cho truyền thông Mỹ: cấp tiến chống Trump thì giàu to vì đáp ứng nhu cầu của một nửa dân cấp tiến Mỹ ấm ức vì thua đau. Nhưng bảo thủ mà chống Trump thì chỉ có ... vỡ nợ.

ĐẢNG DÂN CHỦ NHÌN DÂN CHÚNG
Khó ai quên được bà ứng cử viên tổng thống Hillary đã nhìn dân Mỹ như thế nào. Trong con mắt của bà, qua lời phát biểu công khai của chính bà, một nửa những người không ủng hộ bà là loại dân trong cái mà bà gọi là cái rổ những tay tồi tệ -basket of deplorables- hết sức u mê, kỳ thị đủ thứ, kỳ thị màu da, kỳ thị đàn bà, kỳ thị giai cấp,... Nói theo ngôn ngữ ‘đỉnh cao’, toàn là đám phản động.
Theo tất cả các chuyên gia chính trị Mỹ, đây là câu nói tai hại nhất, đã chôn vùi giấc mộng ‘cửu đỉnh’ của bà Hillary, vì nó đã kích động cả triệu dân tồi tệ này bò ra khỏi nhà, đứng xếp hàng cả giờ để bỏ phiếu cho ... ông Trump. Ra tranh cử bất cứ chức vụ gì, cũng chỉ là đi ăn mày, xin phiếu. Mà đi xin phiếu bằng cách sỉ vả thiên hạ thì thua làm sao kêu oan được?
Bài học này, hình như đảng DC vẫn chưa học được.
Bà thượng nghị sĩ Hawaii, Mazie (không phải ma-dzê) Hirono đã than phiền đảng DC “đã gặp khó khăn móc nối được với quần chúng” vì lãnh đạo “biết quá nhiều nhưng không chuyển tải tư tưởng đến quần chúng được” (nguyên văn: “they know so much… but have a really hard time connecting with voters”). Dịch ra tiếng Nôm cho dễ hiểu, bà Hirono cho là đảng DC quá thông minh ưu việt, thông thái, đứng trên cao quá, trong khi quần chúng thì quá tối tăm, đứng quá thấp phiá dưới, không hiểu được thông điệp của đảng.
Đó là cách đảng DC nhìn thiên hạ. Quần chúng, nếu không theo đảng DC, thì chỉ có thể là tồi tệ hay u mê tối tăm.
___________________ 
Ghi chú: Kẻ này có nhận được email của vài độc giả “cám ơn Vũ Linh đã cho biết báo Time không vinh danh Mẹ Nấm”. Xin nói cho rõ, người mang tên “Vũ Linh” đó không phải là chủ Diễn Đàn này. Chỉ là trùng tên.



DECEMBER 8 – 2018
CHÍNH SÁCH NGOẠI THƯƠNG CỦA TT TRUMP
TT Trump vẫn tiếp tục tiến tới trong chính sách ngoại thương ông đã vạch ra từ hồi còn tranh cử. Đại khái, chú tâm vào việc giảm bớt những bất lợi cho Mỹ, đặc biệt là đối với hai nước láng giềng Canada và Mexico qua hiệp ước thương mại NAFTA của TT Clinton, và đối với Trung Cộng mà nổi bật nhất là thâm thủng cán cân mậu dịch cả nửa tỷ đô một năm.
Bất kể những chỉ trích không ngừng nghỉ của TTDC, dường như TT Trump đang từng bước đạt được ý nguyện.
Đối với hai quốc gia láng giềng, cuối cùng thì lãnh đạo ba nước bắc Mỹ đã bắt tay ký một thoả ước mới gọi là USMCA (US-Mexico-Canada Agreement) để thay thế NAFTA.


Đối với Trung Cộng, sau cuộc gặp mt tay đôi tại Hội Nghị G20 mới đây tại Argentina giữa TT Trump và CT Tập Cận Bình, Mỹ và TC đã đồng ý tạm ngưng các biện pháp tăng thuế quan của cả hai bên trong 90 ngày, để tiếp tục cuộc thảo luận về chính sách mậu dịch tổng quát căn bản. Ngay sau đó, thị trường chứng khoán Wall Street đã đón mừng tin này bằng cách tăng gần 300 điểm trong ngay Thứ Hai, nhưng qua ngày hôm sau thì sực tỉnh vì nghĩ đã hơi quá hồ hởi, rớt ngay gần 800 điểm.
Qua Thứ Năm, rớt thêm 700 điểm sau khi có tin bà phó chủ tịch tập đoàn viễn thông Huawei bị Canada bắt theo lời yêu cầu của Mỹ vì tội giao thương với Iran là xứ bị Mỹ cấm vận. Không ai rõ tại sao Mỹ có thể bắt bà này, rất có thể vì bà đã phạm nhiều tội khác, chỉ biết Trung Cộng đã phản ứng khá mạnh, khiến các nhà kinh doanh lo sợ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung Cộng sẽ leo thang mạnh trong những ngày tới. Tuy nhiên, đến cuối ngày thì thị trường hoàn hồn lại, leo thang lên lại và Dow chỉ rớt còn có 80 điểm. Qua ngày Thứ Sáu, lại rớt hơn 550 điểm. Hiển nhiên các ông doanh gia đang đoán mò xem TT Trump và TC sẽ đánh nhau tới đâu.

Phiá Mỹ: từ phải qua trái: TT Trump, ngoại trưởng Pompeo, cố vấn An Ninh Quốc Gia John Bolton, chủ tịch Hội Đồng Mậu Dịch Quốc Gia Peter Navarro, và chánh văn phòng John Kelly.

Dĩ nhiên là trong tiến trình điều đình, các phe đều tố qua tố lại, hét giá, chỉ trích lẫn nhau, coi như những chuyện bắt buộc phải có trong tất cả các cuộc điều đình. Bình thường thì ta ít thấy những chuyện này vì theo mô thức chính trị gọi là ‘cổ điển’, những chuyện trả giá này thường được thảo luận kín đáo trong hậu trường. Nhưng ai cũng thấy đây không phải là cách TT Trump làm việc. Trong tiến trình điều đình, ông công khai đánh phé, tố rồi pha, tiến rồi lui,… miễn sao đạt được ý nguyện tối hậu là thay thế NAFTA bằng một hiệp ước có lợi cho Mỹ hơn, hay cũng có thể nói là ít thiệt thòi cho Mỹ hơn, và ép Trung Cộng phải điều đình để giữa Mỹ và Trung Cộng, có những trao đổi ngoại thương ít hại hơn cho Mỹ.
Những bước tiến thoái đó đã là những dịp để TTDC bôi bác, chê trách Trump khi hung hẵn quá, khi nhát tay quá, khi đi quá xa, khi bị lừa, khi đang thua, khi lập trường chao đảo. Nói cách khác, sau hai năm nhìn TT Trump làm việc mà hình như TTDC vẫn không hiểu mô thức thương lượng theo kiểu kinh doanh của TT Trump, mà ông đã gọi là “The Art of a Deal”. Hay là TTDC hiểu rất rõ, nhưng chỉ là cố tình kiếm dịp để đả kích và bôi bác.

KINH ĐÔ ÁNH SÁNG BA-LÊ LOẠN
Trung tâm thủ đô Paris, đại lộ nổi tiếng nhất Pháp, Champs Élysées và khải hoàn môn Arc De Triomphe trong ba cái cuối tuần qua đã thành biển lửa.
Liên tục trong ba dịp cuối tuần, hàng trăm ngàn người  gọi là ‘Áo Vàng’ đã đổ xuống đường, đốt xe, phá cửa tiệm,… Lần đầu hơn 300.000 người, lần thứ nhì gần 200.000, lần thứ ba hơn 100.000. Gọi là ‘Áo Vàng’ vì dân biểu tình mặc áo an toàn màu vàng mà tất cả các xe hơi bên Pháp đầu bắt buộc phải có.
Cho đến nay, hơn 250 người đã bị thương và gần 700 người đã bị bắt. Cuộc nổi loạn bắt đầu từ một lá thư của một phụ nữ bình thường, kêu gọi tẩy chay việc Nhà Nước tăng thuế xăng, gọi là để lấy tiền bảo vệ môi trường gì đó, nhưng đã mau chóng biến thái thành những cuộc biểu tình bạo động với sự tham gia của cả trăm ngàn người, chống đời sống đắt đỏ, để rồi bây giờ trở thành những cuộc biểu tình đòi truất phế TT Macron.
Giá xăng tại Pháp hiện nay là khoảng 1,8 đô một lít, hay khoảng 7 đô một ga-lông, đắt gấp 2 lần xăng Mỹ. Theo nghiên cứu của OCDE, Tổ Chức Hợp Tác Và Phát Triển Kinh Tế Âu Châu, Pháp là nước có những mức thuế cao nhất Âu Châu.
TT Macron đã có thái độ cứng rắn, cho biết sẽ không chấp nhận chống đối bạo động và những người bị bắt sẽ bị truy tố đầy đủ theo đúng luật, không nương tay.
Ông Macron đắc cử tổng thống Pháp nhờ cách tổ chức bầu cử hơi ‘khác người’ của Pháp. Trên căn bản, tất cả công dân Pháp đều có quyền ra tranh cử tổng thống, đưa đến tình trạng ‘lạm phát’ ứng cử viên của không biết bao nhiêu đảng phái lớn và nhỏ. Theo luật, nếu không có ai đạt được 50% thì hai người được nhiều phiếu nhất sẽ tranh cử vòng hai. Vòng hai là vòng của các chính khách thương thảo, trả giá, đổi chác điều kiện để lấy hậu thuẫn. Trong kỳ bầu tổng thống mới nhất năm 2017, trong vòng đầu, có bốn khuynh hướng chính: 1) phe hậu thân của đảng do tướng De Gaulle thành lập, chia năm xẻ bẩy (thật ra, có 7 ứng cử viên nặng ký tranh chức nhau thật), nội bộ đánh nhau loạn xà bần, 2) phe thiên tả, đảng Xã Hội, đảng Cộng Sản,… 3) phe thiên hữu của Mặt Trận Quốc gia Front National, và 4) phe độc lập, đảng mới toanh do một nhân vật tầm thường, ông Macron, gốc De Gaulle, thành lập.
Vòng đầu, tất cả các nhóm thiên tả  dồn phiếu cho ứng cử viên đảng Xã Hội, nhưng cũng chẳng đi đến đâu. Cánh De Gaulle chia phiếu của nhau. Kết quả Front National và bất ngờ nhất, ông Macron đoạt được nhiều phiếu nhất. Ông Macron và bà LePen, chủ tịch Front National tranh cử vòng hai. Tất cả các nhóm De Gaulle, đảng Xã Hội, và tất cả các đảng thiên tả khác như đảng Cộng Sản Pháp liên minh lại để hạ bà LePen. Ông Macron đắc cử tổng thống với 66% phiếu, cũng là tổng thống trẻ và thiếu kinh nghiệm nhất lịch sử cận đại Pháp.
Liên minh chống LePen đã ủng hộ ông Macron chỉ là liên minh cơ hội, không thọ. Những thăm dò mới nhất cho thấy TT Macron chỉ còn hậu thuẫn của 18% dân Pháp. Các cụ bị dị ứng Trump, mê mô thức xã hội chủ nghiã văn minh của Tây Âu cứ nhìn vào hậu thuẫn của ông Macron hay nhìn vào các bà Merkel của Đức và May của Anh thì sẽ tỉnh ngủ.
Dân Pháp nổi loạn, biểu tình, đình công như cơm bữa vì tính ưa gây gỗ nổi tiếng, cả thế giới đều biết. Nhưng đây có lẽ là những bạo động lớn nhất kể từ những ngày bạo động tháng 5 – 1968 khiến TT De Gaulle mất chức. Những cuộc bạo động lần này rõ ràng là có ý phá hoại thật sự khi rất nhiều xe tư nhân bị lật, phá hay đốt, các cửa tiệm bị đập phá, hai trung tâm thương mại lớn nhất Galleries Lafayette và Au Printemps đều bị phá đến phải di tản khách hàng, đóng cửa. Khải Hoàn Môn bị xịt sơn bôi bẩn, bảo tàng dưới hầm bị phá.
Những cuộc biểu tình đều có vẻ tự phát, không phải đã được khích động hay điều khiển bởi một đảng chính trị hay chính khách nào, khiến chính phủ Pháp bối rối, không biết phải nói chuyện với ai để hiểu rõ yêu sách của nhóm chống đối và điều đình. Hiện nay phong trào nổi loạn bạo động chống TT Macron đã bắt đầu lan qua vài tỉnh lớn của Pháp như Lyon và Marseilles.
Tin giờ chót: TT Macron đã thu hồi luật tăng thuế xăng, nhưng bị phe nổi loạn công kích là quá ít và quá muộn.
Xin mời quý vị xem hình ảnh của Paris nổi loạn:

CẬP NHẬT CHUYỆN CÔNG TỐ MUELLER
Gọi là cập nhật nhưng thật ra chẳng có gì quan trọng để cập nhật. Vẫn chưa ai biết công tố Mueller hiện đang làm trò trống gì, điều tra tới đâu rồi, và đã khám phá ra những tội gì của ai. Ông vẫn từ chối mọi câu hỏi của báo chí, nên tất cả vẫn mù mờ, đoán mò theo tính phe đảng. Phe chống thì phán TT Trump sắp tiêu đời, phe ủng hộ thì hô Mueller sắp bị nhốt.
Cựu luật sư riêng của TT Trump, ông Cohen, đã nhận một tội nói láo quốc hội, và cam kết hợp tác khai báo hết cho công tố Mueller. TTDC nhẩy bổ vào, cho đó là phát đạn kết liễu cuộc đời TT Trump vì ông Cohen sẽ ‘khai báo hết’. 
Trong khi đó, ông Jerome Corsi, một tác giả bảo thủ viết sách ủng hộ TT Trump, đã chấm dứt cuộc điều đình với công tố Mueller và đưa đơn kiện ông này về tội ép ông phải khai phịa tội của TT Trump đổi lấy việc công tố Mueller miễn truy tố ông Corsi về vài tội gì đó. Nếu chuyện này có thật, công tố Mueller sẽ bị rắc rối to.
Có nhiều tin công tố Mueller đang đúc kết hồ sơ và thảo báo cáo cuối cùng, có thể sẽ được nộp cho bộ Tư Pháp trong tháng Giêng tới, sau khi quốc hội mới đã nhậm chức, với DC chiếm đa số mạnh trong Hạ Viện, sẽ đòi công khai hóa báo cáo ngay và bộ Tư Pháp không thể tính chuyện ém nhẹm được. Một kịch bản mang nhiều mây đen u ám cho TT Trump.
Có tin công tố Mueller đã khuyến cáo không nhốt tù tướng Michael Flynn, cựu cố vấn An Ninh của TT Trump vì “ông này đã hợp tác chặt chẽ” với ông Mueller. Không biết đây là tin tốt hay tin xấu cho TT Trump.
Cũng có tin ‘lạ’ mà không nghe TTDC bàn: trước đây, trong cuộc điều tra Nga can dự vào bầu cử Mỹ, công tố Mueller đã chuyển qua bộ Tư Pháp hồ sơ về ông Tony Podesta (em ruột ông John Podesta, chủ tịch Ủy Ban Vận Động Tranh Cử của bà Hillary), và Greg Craig (Cố Vấn Pháp Luật của TT Obama). Ông Mueller ‘khám phá’ ra nhiều chuyện mờ ám liên quan đến quan hệ giữa các ông Podesta và Craig với chính phủ Ukraine, đặc biệt là trong vụ mua bán công ty uranium Mỹ (Ukraine trả công ty của ông Podesta/Craig 4 triệu đô không rõ để làm việc gì), nhưng vì ngoài phạm vi điều tra của ông, nên đã chuyển hồ sơ để bộ Tư Pháp điều tra. Bộ này đã âm thầm điều tra cả năm nay trong khi TTDC im re không nhắc tới chuyện này.
Bộ Tư Pháp qua văn phòng công tố Manhattan (New York) đang ‘phỏng vấn’ cả chục người trong tổ chức lobby của ông Podesta. Ta chờ xem.
 Tin mới nhất, TT Trump đã loan tin cựu bộ trưởng Tư Pháp của TT Bush cha, ông William Barr đã được đề cử làm tân bộ trưởng Tư Pháp. Có tin ông này không ủng hộ việc công tố Mueller điều tra liên miên về những cái mà ông cho là chẳng phải tội gì hết.

KHUNG THUẾ LỢI TỨC MỚI
Sở thuế IRS đã công bố khung thuế lợi tức mới, áp dụng cho năm 2019. Dưới đây là bảng tóm lược để quý vị có một khái niệm sơ khởi thôi. Trên thực tế, quý vị phải đóng bao nhiêu tùy thuộc rất nhiều yếu tố cá nhân khác, gồm nhiều loại khấu trừ. Nếu không có khấu trừ gì, quý độc giả có thể tự khai thuế qua mẫu khai giản dị nhất, nếu có nhiều khấu trừ, cần nhờ chuyên viên khai thuế.
12%: cá nhân với lợi tức $9,700 hay thấp hơn/cặp vợ chồng với $19,400 hay thấp hơn. Trên căn bản, những người này, sau khi khấu trừ tiêu chuẩn thì không còn phải đóng thuế nữa, trái lại, có nhiều hy vọng lấy lại được ít tiền đã bị trừ trước trong giấy lương mỗi tháng.
22%: cá nhân với lợi tức trên $39,475/ cặp vợ chồng trên $78,950
24%: cá nhân với lợi tức trên $84,200/ cặp vợ chồng trên $168,400
32%: cá nhân với lợi tức trên $160,725/ cặp vợ chồng trên $321,450
35%: cá nhân với lợi tức trên $204,100/ cặp vợ chồng trên $408,200
37%: cá nhân với lợi tức trên $510,300/ cặp vợ chồng trên $612,350
(Lợi tức lặt vặt dưới $600 một năm khỏi phải khai, ngoài ra phải khai hết, kể cả lợi tức bằng tiền mặt)
Khấu trừ tiêu chuẩn:
Một cặp vợ chồng: $24,400
Một người: $12,200

VỀ ÔB CLINTON
Cuộc du hành/nói chuyện của ôb Clinton đã khởi hành trong thất bại. Như DĐTC đã loan tin, buổi nói chuyện tại Toronto thu hút được hơn 3.000 người trong một hội trường chứa được 20.000 người. Tất cả, dù mua vé hạng bét, cũng đều được dồn lên hạng nhất, và ban tổ chức đã kéo màn che bớt một nửa hội trường để hình ảnh lên TV coi bớt trống trải.
Buổi nói chuyện thứ hai tổ chức tại Houston (Sugar Land), dự trù vào ngày Thứ Ba 4/12 đã bị hoãn lại vô hạn định, tức là hủy bỏ, lấy cớ... để tang cố TT Bush cha! Tin báo chí cho biết giá vé vào cửa cao nhất là 399 đô, nhưng thực tế đã bán có vài chục đô, với giá thấp nhất là có 7 đô.
Khi viễn tượng làm bà tổng thống đầu tiên của Mỹ còn huy hoàng, thì Qũy Clinton kiếm cả hai tỷ đô dễ dàng. Bây giờ kiếm 7 đô cũng khó khăn. Mua DVD phim cũ của Lý Tiểu Long còn đắt hơn.
Trong câu chuyện này, bà Maureen Down, một nhà bình luận cấp tiến cực đoan, nổi tiếng với cái lưỡi –hay cây bút- sắc hơn dao cạo, đã viết bài công kích ôb Clinton thậm tệ. Đại khái, bà Dowd nhận định hai ôb này đã hết thời từ lâu rồi mà vẫn cố bám víu vì cái bã danh vọng và ‘cái tôi’ hão. Theo bà, tuồng hát Clinton đã hạ màn từ lâu rồi.
Quý độc giả nào có hứng thú, có thể đọc bài của bà Dowd dưới đây. Nếu bị bệnh ‘cuồng Hillary’ thì không nên đọc, có thể bị tai biến mạch máu não.

QUỐC TÁNG CHO TT BUSH CHA
TT Trump đã ký sắc lệnh lấy ngày Thứ Tư 5/12 làm ngày Quốc Táng cho cố TT Bush cha, qua đời tuần rồi, đại thọ 94 tuổi. Cờ rủ sẽ được treo trên toàn quốc một tháng. Phi cơ Air Force One của tổng thống đã được dùng để chở quan tài từ Houston và gia đình về Hoa Thịnh Đốn và quan tài sẽ được đặt ở Điện Capitol, trụ sở quốc hội Mỹ. Ngay sau khi tới nới, TT Trump và Đệ Nhất Phu Nhân đã đến viếng.


Còn sinh thời, TT Bush cha và cả gia đình Bush đã không ủng hộ ông Trump, phần lớn vì có ông Jeb Bush đã ra tranh cử. Sau khi ông Trump đắc cử, hai bên cũng không hợp nhau lắm, tuy có giữ kẽ, không công kích nhau quá đáng, như trong trường hợp TT Obama. Nhưng TT Trump vẫn tôn trọng một cựu tổng thống một cách tuyệt đối, làm tang lễ với đầy đủ lễ nghi tôn kính.
Trái lại, dưới thời TT Obama, TT Bush cha đã có quan hệ rất thân thiết với gia đình Clinton. Ngay cả TT Bush con đã từng nói đùa Bill Clinton là ‘anh em’ với mình. Cho dù ông Bill Clinton là người đã khiến ông Bush cha chỉ làm tổng thống có một nhiệm kỳ. Thế mới hiểu họ ý thức rõ đâu là bạn, đâu là thù, thế nào là phục vụ đất nước. Phục vụ đất nước có nhiều cách, nhưng không có nghiã khác kiểu là trở thành tử thù phải thoá mạ nhau.
Đây là bài học mà TTDC Mỹ ngày nay, và truyền thông tỵ nạn theo gót, hiển nhiên đã không học được. Ngay cả bây giờ, TTDC cũng đã lợi dụng việc TT Bush cha qua đời để ‘tung hô’ ông, ca ngợi ông lên đến chín tầng mây, nhưng thật ra, chỉ là để ‘đá giò lái’ TT Trump. TTDC quên hết những bôi bác và chống phá trước đây, khiến ông Bush chỉ thọ được một nhiệm kỳ. Khi ông Bush cha tung cái quảng cáo chính trị về vụ anh tù da đen Willie Horton được tại ngoại rồi đi giết người, cả đảng DC và khối TTDC mạt sát ông Bush như tay kỳ thị nặng. Trong con mắt TTDC khi đó, ông Bush chỉ là một thứ công chức cạo giấy vô tài bất tướng, được bầu vì dựa hơi Reagan. Cái lý tưởng ‘một ngàn ngọn đuốc’ –a thousand points of light- của TT Bush, cũng như lời kêu gọi ‘một nước Mỹ tốt bụng hơn, hiền lành hơn’ – a kindler, gentler America- bị nhạo báng hết nước.
Cái giả đối của phe cấp tiến khó mà lường được, khiến một nhà báo bảo thủ đã cay đắng viết “một ông CH tốt là một ông CH đã chết”. Thật ra, theo TTDC hiện nay, một ông CH tốt là một ông CH chống Trump đến cùng, bất kể sống hay chết, chết càng tốt.
Đài truyền hình ABC vừa đoạt chức ‘vô địch’ khi đưa lên màn ảnh hình TT Trump đang đăm chiêu trước quan tài TT Bush cha, với hai bình luận gia bàn “Trump đang ưu tư làm sao cho đám táng của mình sau này vĩ đại hơn”. Một lời bình nói lên đầy đủ tư cách của giới TTDC.

THƯA KIỆN TT TRUMP?
Nhắc lại, luật sư ồn ào và màu mè Avenatti đã nhân danh cô đào đóng phim sex Stormy Daniels khởi kiện TT Trump về tội sỉ nhục gì đó. Ra tòa, quan tòa xử TT Trump thắng kiện, bắt cô đào phải trả lệ phí tòa và tiền luật sư của TT Trump.
Ngay sau đó, cô đào Stormy đã lên tiếng tố LS Avenatti đã khởi kiện mà không có sự cho phép của cô. Cô cũng tố cái quỹ đặc biệt thiên hạ gửi tiền đến tặng cô để trang trải chi phí ‘đánh nhau’ với TT Trump, ông LS này cũng 'kiểm soát' mà cô chẳng hay biết gì, chẳng biết đã có bao nhiêu, và bao nhiêu đã được xài vào chuyện gì.
Bây giờ, các luật sư của TT Trump đã gửi biên lai, đòi hoàn trả hơn 800.000 đô. Cả cô đào và ông LS trơ mắt nhìn nhau, đổ thừa cho nhau. Ta chống mắt chờ xem họ giải quyết ra sao. Nghe tin giờ chót, tòa đã giảm số tiền này xuống còn đâu 340.000 đô.
Tin vui này, rất tiếc không thấy có cụ nào gửi emails thông báo cho thiên hạ cùng chia vui gì hết. 
Những cụ nào nghĩ đánh TT Trump hay thưa kiện ông này là những chuyện dễ dàng nên lưu ý nếu không muốn tan gia bại sản. 
Chưa hết đâu các cụ ơi. Tuần qua Tối Cao Pháp Viện từ chối thụ lý một vụ kiện chính quyền Trump. Bức tường biên giới đang dự trù xây bị kiện vì bị tố vi phạm một lô luật môi sinh, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng núi sông ngòi, bảo vệ thú vật, bảo vệ cây cỏ, bảo vệ linh tinh đủ thứ. Nhóm thưa kiện lôi hết ra, nhưng lại quên mất cái thứ quan trọng nhất cần bảo vệ: đó là bảo vệ biên giới, lãnh thổ Hoa Kỳ. Tòa dưới phán TT Trump có quyền.  Phe thưa kiện kháng cáo lên tới TCPV. TCPV không nhận thụ lý, tức là phán quyết của tòa dưới đúng, có giá trị, không cần TCPV truy xét.
Sao vẫn chưa thấy có cụ nào gửi emails tùm lum rủa Trump ‘dốt luật’ nhỉ?




DECEMBER 1 – 2018

TIN BẦU CỬ CẬP NHẬT
Như dự đoán, bà Cindy Hyde-Smith của đảng CH đã chính thức đắc cử thượng nghị sĩ Mississippi, hạ ông Mike Espy của đảng DC với tỷ lệ 54%-46%, trong cuộc bầu nghị sĩ vòng hai tại đây.
Chiến thắng này là chiến thắng thứ hai của đảng CH chống lại những cố gắng lấn đất dành dân tại các tiểu bang miền nam của đảng DC. Chiến thắng đầu là việc bà DC Stacey Abrams đã thất bại không dành được ghế thống đốc Georgia.
Với chiến thắng của bà Hyde-Smith, phe CH đã có đa số 53-47 tại Thượng Viện, bảo đảm tất cả mọi dự luật của đảng DC đưa ra tại Hạ Viện sẽ khó được Thượng Viện thông qua, cũng như bảo đảm TT Trump không thể nào bị bãi nhiệm cho dù phe DC có thể đàn hặc ông để phá uy tín của ông.
Bà Hyde-Smith cũng là phụ nữ đầu tiên được bầu làm thượng nghị sĩ tại một tiểu bang miền nam, Mississippi, một sự kiện lịch sử mà TTDC không nhắc tới, chỉ vì bà này thuộc đảng CH. Nếu bà theo DC, bảo đảm thái độ của TTDC sẽ khác rất xa, ‘hồ hởi tung hô’ đến đinh tai nhức óc luôn về việc một phụ nữ phá trần nhà bằng kính -glass ceiling.
Chẳng những vậy mà TTDC còn cố bôi bác, gọi đây là cuộc bầu mang nặng tính kỳ thị, ý nói dân da trắng đổ xô đi bầu cho bà vì ông đối thủ DC là da đen. Điều mà TTDC cũng im re không nhắc là ông da đen đó, cựu bộ trưởng của TT Clinton, đã bị dính dáng vào nhiều cuộc thưa kiện, đàn hặc, vì tham nhũng, ăn hối lộ.
TTDC cũng tìm cách giảm giá trị của chiến thắng của bà Hyde-Smith khi loan tin bà đắc cử ‘khít nút’ trong khi bà thắng tới gần 8%.

TRUMP VÀ DOW JONES
Thị trường chứng khoán Mỹ mấy ngày qua lên cơn sốt, tăng hơn 600 điểm ngày Thứ Tư 28/11 vừa qua, sau khi đã tăng khoảng 400 điểm hai ngày trước. Qua ngày Thứ Sáu, lại tăng thêm 200 điểm.
Tin buồn cho quý vị suốt ngày chửi TT Trump: Dow Jones nhẩy vọt lại vì ... TT Trump! Hay chính xác hơn, vì một câu tuyên bố của chủ tịch hệ thống Ngân Hàng Dự Trữ Mỹ, ông Jerome Powell sau khi bị TT Trump chỉ trích. Ông này lên tiếng việc tăng lãi suất sẽ chậm lại. Thế là Wall Street mở sâm banh ăn mừng.
Tại sao ông Powell lại lên tiếng như vậy trong lúc này?
Xin phép nhắc lại cho quý vị, trước đó mấy ngày, TT Trump đã công khai chỉ trích ông Powell và nói huỵch tẹt ông không đồng ý với chính sách tài chánh của ông Powell, lo tăng lãi suất quá nhanh để kềm hãm lạm phát khiến tăng trưởng kinh tế bị chậm lại.
Tăng lãi suất quá nhanh đã khiến thị trường nhà cửa trì trệ, giá nhà giảm, vì vay tiền mua nhà tốn tiền lãi nhiều hơn. Ngành địa ốc là ngành kinh tế cực kỳ quan trọng, kiểm soát thị trường vật liệu xây cất như sắt, xi măng, gỗ,... Cũng có tác động rất lớn trên thị trường hàng tiêu thụ như tủ lạnh, máy lạnh, lò bếp, máy giặt máy xấy, đồ gia dụng, TV, bàn ghế, tủ giường,... Ảnh hưởng lớn đến các ngành điện, nước, gas, ... Cả chục triệu nhân công sống với các ngành này.
Chưa kể tăng lãi suất dĩ nhiên khiến các doanh gia trì hoãn việc đầu tư kinh doanh. Kỹ nghệ xe hơi cũng bị ảnh hưởng bất lợi vì ít người mua xe trả góp hơn. Dân chúng cũng xài thẻ tín dụng bớt đi. Đối với chính quyền, cả chục ngàn tỷ công nợ cũng bị vạ lây vì tiền lãi quá lớn.
TTDC dĩ nhiên đã xúm lại khai thác chuyện TT Trump chỉ trích ông Powell để có dịp đánh Trump, cho là TT Trump lại lạm quyền, xía vào việc của Ngân Hàng Dự Trữ. Chuyện bá láp. TT Trump với tư cách tổng thống chịu trách nhiệm toàn bộ guồng máy chính quyền Mỹ tất nhiên có quyền có ý kiến, chứ ông đâu có lấy quyết định hay ngăn cản ông Powell gì đâu.
Bị tổng thống bất đồng ý, ông Powell đã tự ý ‘xét lại’, một phần cũng vì TT Trump nói không sai, tăng trưởng kinh tế chậm lại thật và thị trường chứng khoán đã rớt cả 2.000 điểm. Bây giờ thị trường chứng khoán tăng vọt lại. Ai thắc mắc về uy quyền của ông Thần Trump?

CUỘC CHIẾN TRUMP VÀ QUAN TÒA CẤP TIẾN
TT Trump ra sắc lệnh giải thích việc áp dụng luật xin tỵ nạn tại Mỹ, không cho di dân lậu đã hay sẽ vào đất Mỹ bất hợp pháp được quyền xin tỵ nạn. Chỉ những dân ở trong tình trạng hợp pháp mới có thể được quyền xin tỵ nạn.
Đúng như dự đoán, nhóm ủng hộ di dân lậu đã khởi kiện và một quan tòa San Francisco tên là Jon Tigar, do TT Obama bổ nhiệm đã dĩ nhiên bác bỏ sắc lệnh này vì “vi phạm luật do quốc hội đã ban hành”.
Đây có lẽ lại là một vấn đề phải có TCPV quyết định. Cụ nào không biết luật rõ ràng, xin đừng lạm bàn. Các cụ cần nhớ bài học ‘xương máu’ lần trước khi các cụ nhao nhao chửi Trump dốt luật, cho đến khi nội vụ lên tới Tối Cao Pháp Viện thi TCPV phán 9-0 là Trump có quyền giới hạn di trú.

Ông tòa Jon Tigar của Tòa Phá Án Khu Vực 9 –Court of Appeals, District 9-, mà trụ sở đặt tại San Francisco đã phán sắc lệnh của Trump vi phạm luật pháp. Tòa Phá Án này bao gồm các tiểu bang cực tây như Cali, Hawaii, Oregon, Washington State, Nevada,... nổi tiếng có khuynh hướng cấp tiến cực đoan nhất nước, và các tổ chức thiên tả luôn luôn tìm cách thưa kiện trong khu vực 9 này và gần như luôn luôn thắng.
Khiến TT Trump bực mình tố “lại một quyết định của một ông tòa của Obama” (decision by a Obama’s judge). Nhận định này đã bị Chánh Án Tối Cao Pháp Viện, ông John Roberts bác bỏ vì theo ông, không có quan tòa nào của Obama hay của Trump hay của Bush.
Trong tư thế Chánh Án TCPV, ông Roberts dĩ nhiên bắt buộc phải lên tiếng bênh vực tính độc lập của ngành Tư Pháp. Ngay cả TT Trump, trong tư thế tổng thống cũng không nên tố giác quan tòa như vậy, dù thực tế cho thấy quả là có chuyện các quan tòa cấp tiến do TT Clinton và TT Obama bổ nhiệm, nhất là các quan tòa khu vực 9 này, cũng như các quan tòa Maryland và New York, luôn luôn phán quyết bất lợi cho TT Trump, không phải vì họ là quan tòa của Clinton hay của Obama, ‘mắc nợ’ các ông Clinton hay Obama, mà vì trên căn bản, họ có khuynh hướng cấp tiến, do đó mới được bổ nhiệm bởi hai ông tổng thống cấp tiến nhất.
TT Trump đã khẳng định ông rất tôn trọng TP Roberts, nhưng đòi hỏi các quan tòa Khu Vực 9 cần phải có ‘common sense’, tức là hiểu thực tế chứ không thể nhắm mắt theo sách vở để lấy quyết định theo phe đảng (Xin xem chi tiết trong bài Bình Luận).

ĐẢNG DÂN CHỦ MỞ MÀN CHIẾN DỊCH ĐIỀU TRA
Dân biểu Adam Schiff, qua năm tới sẽ là chủ tịch Ủy Ban Tình Báo Hạ Viện – House Intelligence Committee- đã cho biết Hạ Viện sẽ mở cuộc điều tra về tất cả quan hệ tài chánh giữa tổ chức Trump Organization với Ả Rập Saoud và Nga để biết rõ quan hệ này như thế nào. Ông Schiff cho biết cần điều tra về quan hệ với Ả Rập Saoud để xem TT Trump “có đồng lõa với xứ này trong vụ giết nhà báo Khashoggi hay không”, trong khi cần điều tra quan hệ với Nga để xem ông Trump có giúp các đại gia Nga rửa tiền tham nhũng hay không.
Chưa ai biết ông Schiff đang tháu cáy hay sẽ làm thật. Có làm thật cũng không giản dị như vậy đâu. Quốc hội dù sao cũng có luật lệ về điều tra, không phải đảng nào nắm quyền muốn làm gì thì làm, muốn điều tra gì là điều tra. Tuy nhiên, tuyên bố của ông Schiff, dù chỉ là hù dọa, cũng cho thấy hình ảnh tương lai của Hạ Viện: không làm gì khác hơn là đi lùng phù thủy để phá TT Trump cho đến hết nhiệm kỳ của cả tổng thống lẫn Hạ Viện.
Thật ra, những trò điều tra phá rối này chỉ là những trò trẻ con, vô hại, cho các dân biểu đóng tuồng đi kiếm phiếu trong mùa bầu tới. Những người chống TT Trump vẫn chống, những người ủng hộ vẫn ủng hộ, bất kể điều tra chuyện vớ vẩn nào. Cái nguy lớn trước mắt thật sự là cuộc điều tra của công tố Mueller mà chưa ai biết ông này đã hay sẽ tìm ra chuyện gì.

ĐIỀU TRA CỦA CÔNG TỐ MUELLER
Gần một tháng sau bầu cử, vẫn chưa ai nghe tăm hơi gì về cuộc điều tra của công tố Mueller. Chẳng lẽ đến giờ này mà ông ta vẫn còn đang đi mò cua, sau cả hai năm điều tra, tốn vài chục triệu rồi?
Cho đến nay chỉ mới nghe tin anh tiểu tốt George Papadopoulos, người được TTDC tấn phong làm ‘Cố Vấn Ngoại Giao” của ông Trump, xộ khám, trình diện vô tù. Nghe khiếp đảm thật. TTDC chạy tít lớn. Vấn đề là ít người nhắc lại anh này chỉ bị kết án có… hai tuần lễ tù vì tội khai láo chuyện lắt nhắt gì đó.
Mặt khác, công tố Mueller mới đây đã tố cáo ông Paul Manafort, cựu giám đốc ủy ban vận động tranh cử của ông Trump, đã vi phạm thỏa thuận với ủy ban điều tra, do đó, ông Mueller đã xin tòa truy tố ông Manafort ngay lập tức. Không ai rõ ông Manafort đã vi phạm thỏa thuận gì.
Báo chí cũng tiết lộ ông Manafort một mặt hợp tác, thảo luận với công tố Mueller, nhưng mặt khác, cũng báo cáo đầy đủ những cuộc thương thảo này với luật sư của TT Trump. Tuy không phạm pháp gì, nhưng những báo cáo này, đặc biệt là câu hỏi của các luật sư của ông Mueller, đã giúp các luật sư của TT Trump thấy hướng đi, mũi dùi của cuộc điều tra và có dịp chuẩn bị ứng phó. Đây có lẽ là lý do thật sự công tố Mueller muốn truy tố ông Manafort ngay.
Vẫn liên quan đến ông Manafort, báo thiên tả Anh, The Guardian, tiết lộ ông Manafort mùa xuân năm 2016 đã lén gặp anh Julian Assange, chủ Wikileak, là người đã xì hàng chục ngàn emails của đảng DC trong thời gian tranh cử tổng thống năm 2016. Ông Manafort đã bác bỏ, gọi là tin phịa và ông đang cứu xét việc thưa The Guardian ra tòa. Trong khi Assange thì tuyên bố sẵn sàng đánh cá một triệu đô là The Guardian không có bằng chứng gì hết.
Sự kiện này quan trọng ở điểm nếu có thật thì công tố Mueller sẽ vồ lấy làm bằng chứng có thông đồng giữa Ban Vận Động Tranh Cử của ông Trump với Wikileak và Nga. Nhưng chuyện này khó tin vì khi đó anh Assange đang trốn / tỵ nạn trong tòa đại sứ Ecuador bên Anh, bị cảnh sát Anh gác 24/24, làm sao ông Manafort có thể ‘gặp lén’ anh Assange tại đó được.
GS Alan Dershowitz của đại học Harvard đã tiên đoán báo cáo điều tra của công tố Mueller sẽ là một bản án rất nặng nề về khiá cạnh chính trị vì nêu lên nhiều câu hỏi hàm ý tố TT Trump gian trá, nhưng không có bằng chứng gì nên TT Trump sẽ không bị truy tố tội gì hết. GS cho biết đừng ai nghĩ báo cáo của ông Mueller sẽ trung thực, không mang tính phe đảng.
Trong khi đó, TT Trump đã cho biết ông không có ý định chấm dứt hay ngăn cản cuộc điều tra của ông Mueller cho dù ông vẫn cho rằng ông Mueller và đám luật sư DC của ông ta đang đi lùng phù thủy.
Trong vấn đề liên hệ, Thượng Viện đã không thông qua được một dự luật nhằm bảo vệ công tố Mueller, không cho TT Trump giải nhiệm ông.
Dự luật do TNS CH Jeff Flake và hai TNS DC Christopher Coons và Cory Booker đưa ra, đề nghị nếu một công tố đặc biệt bị cách chức thì vấn đề sẽ phải được một quan tòa xét lại. Nếu thấy không có lý do chính đáng thì công tố đặc biệt sẽ được phục chức.
Dự luật không đưa ra biểu quyết được vì bị TNS CH Mike Lee chặn trong khi cấp lãnh đạo CH chống. Ông Lee cho biết luật này trên thực tế sẽ tạo ra một quyền lực mới ngoài ba ngành Hành Pháp, Lập Pháp, và Tư Pháp. Trong khi đó, ông Flake đã cho biết ông sẽ chống bất cứ quan tòa nào được TT Trump bổ nhiệm nếu dự luật không được thông qua.
Cần ghi nhận công tố đặc biệt là một viên chức của bộ Tư Pháp, do bộ trưởng Tư Pháp bổ nhiệm và ông chịu trách nhiệm trước bộ trưởng. Dự luật mới sẽ biến ông ta thành một công chức cực kỳ quyền thế mà cả tổng thống cũng không giải nhiệm được. Vấn đề thực sự đi xa hơn một cái luật mà đụng đến quyền hạn của tổng thống, người lãnh đạo Hành Pháp. Chuyện Lập Pháp ra luật giới hạn quyền của Hành Pháp là chuyện đụng đến Hiến Pháp. Mà cái vô lý hơn là muốn thành luật, tất nhiên là phải được tổng thống ký, là chuyện không ai nghĩ TT Trump sẽ làm. Tất cả vẫn là những màn xiếc mấy ông chính trị gia đang biểu diễn.

ĐẢNG DÂN CHỦ VÀ SÁCH LƯỢC MỚI CHỐNG TRUMP
Báo mạng Bloomberg đã viết một bài xã luận về sách lược mới của đảng DC để mong hạ được TT Trump năm 2020. Bloomberg là báo mạng của tỷ phú Michael Bloomberg, cựu thị trưởng New York. Ông này là một chính trị gia loại tắc kè, đổi màu áo như chong chóng, từng ghi danh như cử tri DC, rồi CH, rồi độc lập bây giờ lại DC. Tùy gió đổi chiều nào.

Bài xã luận bàn về thành công của DC khi chiếm gần 40 ghế Hạ Viện và 6 ghế thống đốc. Theo bài viết, đà này tiếp tục, đương nhiên là TT Trump sẽ thất cử nếu ra lại.
Bài báo cho biết DC đã thành công vì áp dụng một chiến lược chính trị mới: tránh công kích cá nhân ông Trump, cũng như phớt lờ những chiêu khiêu khích của ông ta, nhất là những câu tuýt nẩy lửa mà TTDC xúm vào bàn ra tán vào và chửi. Bloomberg cho là đảng DC đã khám phá ra những cái tuýt đó chính là những cái bẫy TT Trump giăng ra để bắt đám cấp tiến, chuyển hướng đề tài thời sự, và kích động cử tri bảo thủ của ông ta. Những ghế DC mới thắng, hầu hết đều nhờ DC áp dụng chiến thuật mới khám phá này, không đả kích cá nhân TT Trump khi đi vận động tranh cử nữa vì họ cũng đã để ý thấy dân Mỹ có vẻ chán ngán chính sách nhắm mắt đánh cá nhân ông Trump chết bỏ trong khi chẳng đưa ra được sáng kiến kinh bang tế thế nào. Chiêu bài mới của DC là chú tâm vào 1) bảo vệ Obamacare, 2) bảo vệ trợ cấp, 3) không nói đến chuyện giảm thuế, và 4) không nói gì về đàn hặc Trump hết.

DÂN CHỦ VÀ TTDC TỐ BẬY
Thượng nghị sĩ DC Brian Schatz của tiểu bang Hawaii công khai tố TT Trump đã dùng vũ khí hơi độc hóa học chống di dân đang tìm cách vào Mỹ tại Tijuana. Ông này tuýt như vậy sau khi có tin của hãng thông tấn Associated Press –AP- là cảnh sát biên giới Mỹ đã bắn bom hơi cay –tear gas- để giải tán đám đông đang tấn công cảnh sát để tràn vào đất Mỹ tại địa điểm San Ysidro. Ông viết chữ in hoa “AI ĐÃ RA LỆNH?” cho việc xử dụng vũ khí hóa học, hiển nhiên ám chỉ TT Trump đã đích thân ra lệnh đánh bom hóa học vào đám di dân.

Sau khi bị chất vấn và không có bằng chứng, ông nghị sĩ này đã xóa cái tuýt này để chuyển đề tài, hỏi tội TT Trump về tội mới: dùng hơi cay chống trẻ em. Ông giải thích ông xóa tuýt vì không biết rõ chuyện gì đang xẩy ra (nguyên văn: “I went ahead and deleted the one about chemical weapons because I just don’t know enough about what happened”). Việc làm của ông nghị sĩ này đưa ra ánh sáng hai chuyện:
-     Không biết chuyện gì đã xẩy ra nhưng cứ chửi, sai thì xóa thôi. Dù sao thì cũng cả vạn người đã đọc và phổ biến cái tin phịa rồi. Bằng chứng hiển nhiên của thái độ ‘chống chết bỏ’ bằng đủ cách. Cách này không ổn, đổi giọng, đánh kiểu khác. Không còn là TTDC phịa tin nữa mà bây giờ là thượng nghị sĩ DC phịa tin.
-     TT Obama cũng đã xài bom hơi cay thường xuyên chống những vụ tấn công biên giới, nhưng quý độc giả không hay biết gì hết. Chỉ vì đó là những chuyện phe DC và TTDC chấp nhận, giúp ỉm chuyện. Ai còn dám nói TTDC ‘khách quan’ hay ‘trung thực’?
Trong câu chuyện hơi cay này, TTDC dĩ nhiên đã phổ biến những bức hình rất ‘ý nghiã’. Trong hàng ngàn người đang chạy tán loạn, TTDC cũng chụp và đăng lên được một bức hình một bà mẹ đang lôi hai đứa con chạy. Cả mấy chục báo đăng hình này lên, kèm với lời bàn “cả nước bị sốc”. Washington Post đăng hình kèm theo chú thích “Trump thích trẻ con. Lính biên thùy của ông bắn hơi cay vào trẻ con”. Báo Baltimore Sun chạy tít kinh hơn nữa “Ngày Chúng Ta Dùng bom Hơi Cay Chống Trẻ Con”.
Câu hỏi cho quý vị: Sách lược mang trẻ con ra lam bia đỡ đạn hay làm vũ khí chính trị được các nhóm nào thi hành?
Câu trả lời: 1) khủng bố Hồi giáo cuồng tín ISIS; 2) nhóm di dân Tijuana; 3) TTDC Mỹ. Ai ủng hộ sách lược này, xin giơ tay!


Có tin cái hình trên là phịa, không biết có đúng không. Kẻ này nhìn kỹ, có thắc mắc. Hình chụp một bà lôi hai đứa nhỏ chạy vì đúng một trái bom cay, phiá sau có một thanh niên cũng đang chạy, nhưng không có vẻ chạy tránh xa bom mà chỉ là chạy đùa giỡn. Nhưng xa hơn một chút là cả một đám đông đứng tỉnh bơ, có một anh nhà báo đang quay phim hay phỏng vấn gì đó. Nếu là cảnh sát tấn công bom cay để cản đám di dân thì phải có năm ba cái bom, khói mù mịt và dân tình chạy tán loạn chứ nhỉ?

QŨY CLINTON FOUNDATION CẠN TIỀN
Báo cáo tài chánh mới đây của Quỹ Clinton Foundation cho thấy một biến chuyển lý thú nhưng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. So sánh số tiền gây quỹ giữa năm 2014 (là năm huy hoàng của bà ‘tổng thống tương lai’ Hillary) và năm 2017 (là năm bà Hillary được mời về nhà chơi với cháu ngoại), ta thấy sau khi triển vọng thành tổng thống của bà Hillary không còn thì cũng là lúc những đóng góp vào Quỹ cũng cạn luôn.
Năm 2014, Quỹ nhận được gần 218 triệu tiền đóng góp –contributions-, qua năm 2017, chỉ còn nhận được có chưa tới 23 triệu, giảm 90%. Trong khi số tiền tặng dữ -grants- cũng rớt đài từ 114 triệu xuống còn 4 triệu, giảm 96%. Tổng cộng từ 332 triệu tuột xuống còn có 27 triệu. 


Sao lạ vậy nhỉ? Các tay độc tài Phi Châu, Đông Âu, đâu hết rồi? Bà Hillary tuy hết triển vọng làm tổng thống, nhưng Quỹ vẫn rất cần tiền làm chuyện phước thiện mà. Bây giờ còn ai dám cãi cái quỹ đó không phải là phương tiện mua bán ảnh hưởng với tổng thống tương lai không?
Đây là chưa nói tới các diễn văn đáng giá từ hai-ba trăm ngàn tới nửa triệu. Tự nhiên hai ông bà Clinton đọc diễn văn dở hẳn đi, không ai muốn nghe nữa nên hết được ai mời.
Hai ông bà Clinton đã bắt đầu một cuộc đi lòng vòng nói chuyện bên Canada, bán vé vô cửa. Buổi nói chuyện đầu tiên được tổ chức tại Toronto, trong một sân bóng rổ có thể chứa gần 20.000 người. Nhưng chỉ có 3.300 người mua vé tham dự. Giá vé ban đầu từ 53 đô tới 174 đô, được hạ giá nhanh chóng, đến gần giờ khai mạc, còn có 7 đô. Vẫn vắng như chùa bà Đanh.


Hội trường: màu xanh là những chỗ có người ngồi nghe