TRUMP & SCHOOL CHOICE.
Những người có tuổi “chạy không kịp” trước 30-04-1975 để rồi phải nếm đủ mùi CS có lẽ nhớ mãi lời nói dối chân thật (The True Lies) XHCN là Giáo Dục và Y Tế Miễn Phí.
Miễn phí nhưng lại có “phụ thu” bởi “hội phụ huynh” ( “hội phụ thu” ). “Phụ thu” tức là “tận thu”, không thể dịch sang Anh ngữ được.
“Cái bánh vẽ khổng lồ của ông Sanders thu hút ai? Thưa quý vị, thu hút giới trẻ cấp tiến, học cao nhưng hiểu ít. Đó là giới chịu hai ảnh hưởng. Thứ nhất, ảnh hưởng của tuổi trẻ ngây thơ, yêu những lý tưởng đẹp và tốt, đầy nhân ái. Thứ nhì, ảnh hưởng của giáo dục khi chúng đều bị nhồi sọ vào đầu những tư tưởng cấp tiến từ mẫu giáo tới hết đại học, rồi qua cả khối TTDC chung quanh chúng. Làm sao chúng có lựa chọn nào khác được?” ( VL – DĐTC 112 )
Muốn hết “học cao nhưng hiểu ít” thì cần phải cải tổ giáo dục.
Quản Tử tức Quản Di Ngô hay Quản Trọng là tướng quốc triều vua Tề Hoàn Công thời Xuân Thu Chiến quốc bên Tàu, sinh trước Khổng Tử độ 200 năm. Quản Tử là tác giả của quốc sách 'trồng người'.
“Nhất niên chi kế mạc như thụ cốc; thập niên chi kế mạc như thụ mộc; chung thân chi kế mạc như thụ nhân” (Sách Quản Tử, chương Quyền Tu, trang 53:
“Kế hoạch một năm không gì hơn trồng lúa; kế koạch mười năm không gì hơn trồng cây; kế hoạch trọn đời không gì bằng trồng người”. (Vũ Thế Phan, Ai trăm năm trồng người ? 2011 )
Người sống tại Mỹ từ nhiều thế hệ ít khi ý thức được tính XHCN của hệ thống trường công.
Có con trong độ tuổi đi học ở bậc dưới đại học thật “phẻ re như con bò kéo xe”. Không có phụ thu, school bus đưa đón tận nơi, income của gia đình 4 người dưới mức 47 ngàn USD/năm còn được free lunch.
Sướng như tiên còn bầy đặt ra School Choice làm chi nữa ?
Ngày 21/11/2019 khi Pocahontas Warren nói chuyện về quyền của phụ nữ da đen tại Atlanta để vận động tranh cử TT 2020, bà bị một nhóm phụ nữ da đen la hét phản đối lập trường ủng hộ trường công #PublicSchoolProud của bà. Bà quen miệng nói dối đã cho con học trường công. Sự thật là hai đứa con của bà là Alex và Amelia đã học tại Kirby Hall School, một trường tư tại Austin, TX, với mức học phí $17,875 một năm. Sau đó Alex còn học tiếp tại Haverford High School tại Pennsylvania có mức học phí là $39,500. (4)
Sidwell Friends School là trường tư dạy từ lớp 1 đến lớp 12 tại Washington DC. Con cháu của các TT hay PTT Theodore Roosevelt, Richard Nixon, Bill Clinton, Barack Obama, Joe Biden, Al Gore, đã theo học trường này.
Chả ai cấm quý vị gởi con cháu vào đây nếu quý vị tự bỏ ra $40,840 tiền học phí / năm. (5)
Abraham Lincohn từng nói: Bạn có thể phỉnh lừa tất cả mọi người trong một thời gian ngắn, bạn có thể phỉnh lừa một số người mãi mãi, nhưng bạn không thể phỉnh lừa tất cả mọi người mãi mãi (You can fool all the people some of the time, and some of the people all the time, but you cannot fool all the people all the time).
Sự u mê của tất cả mọi người không thể kéo dài mãi mãi. Tại sao con nhà giầu và quyền thế cứ tha hồ đến học tại các trường tư trong khi con nhà nghèo cứ phải học tại các trường công.
Thật sự ra trường công không phải là trường “chùa”. Một học sinh trường công có thể ngốn của công quỹ đến 18,000 USD/năm, trong đó có 90% do ngân sách của tiểu bang đóng góp bằng tiền thu thuế nhà (property tax) và 10% do liên bang tài trợ, đặc biệt cho những khu vực nghèo có mức thu tiền thuế nhà rất thấp (6).
Trong Thông điệp liên bang 2020 ngày 6-2-2019 TT Trump có nói : Nhằm trợ giúp các bậc cha mẹ đang làm việc, đã tới lúc phải thông qua Tự Do Chọn Trường cho mọi trẻ em Hoa Kỳ. To help support working parents, the time has come to pass School Choice for Americans’ children.
Hai khách mời đặc biệt trong dịp này là em Stephanie và bà Janiyah Davis (hình).
Stephanie là học sinh lớp 4 giỏi toán nhưng cứ phải học tại một trường công phẩm chất thấp khiến em mất hết hứng thú. Muốn con đến trường tư phẩm chất cao bà Davis phải xin học bổng được hoàn thuế (tax credit scholarship). Nhưng dự luật School Choice đã bị thống đốc Pennsylvania phủ quyết. Nay em Stephanie phải ở trong danh sách chờ đợi (waitlist) với 50 ngàn em khác để có thể học tại một trường vừa ý.
55% cử tri theo DC, trong đó 75% dân gốc Latin và 72% dân gốc Africa muốn School Choice.
School Choice Is The Black Choice which is a national initiative designed to rally Black parents to take control of their children’s future.
Từ năm 2000 đến 2015 số học sinh trường tư đã gia tăng gấp 4 lần. (7)
Người Da Đen hay gốc Latin sống lâu đời tại các khu nghèo có nhiều tệ nạn, từ đời ông bà đến đời cha mẹ và đời con cháu đều bắt buộc phải đi học tại các trường công tại chỗ có phẩm chất thấp, học xong thì từ nhà trường đi thẳng đến nhà tù, khiến cho kiếp nghèo cứ bám hoài lấy thân phận mà họ không thể vẫy vùng thoát ra. Nay họ đã nhận ra con của họ cũng như con nhà giầu phải được tự do chọn trường.
Nếu con nhà giầu tự đóng tiền đi học thì con nhà nghèo phải được chính phủ trả tiền học phí để vào học các trường có phẩm chất cao.
School Choice bị DC chống đối kịch liệt vì làm mất con gà đẻ trứng vàng là các công đoàn giáo chức “lười dạy, năng nhồi sọ học sinh về XHCN, siêng đình công, hăng say đóng góp tiền cho DC”.
Lý do chính DC đưa ra là đa số các trường tư đều do bên đạo Christianity điều hành mà Hiến pháp Hoa Kỳ nghiêm cấm không được dùng tiền công quỹ đài thọ cho các cơ sở đạo.
“Tách biệt Nhà Đạo ra khỏi Nhà Nước” là nhóm từ bị hiểu lầm nhiều nhất trong nền chính trị hiện đại. Nhóm từ này không có trong Hiến pháp mà trong một lá thư Thomas Jefferson viết vào năm 1802. Muốn hiểu được ý của ông thì phải đặt trong ngữ cảnh của nó.
Trước khi có cuộc Cách mạng giành độc lập vào 1776 thì chính quyền vẫn dùng tiền thuế của dân để tài trợ cho Nhà Đạo Anh Giáo (The Church of England). Nhưng như thế các nhóm đạo khác như Baptists và Quakers đã phải đóng thuế oan uổng để tài trợ cho một đạo khác mà họ không tin. Những ai từ chối đóng thuế với mục đích đó đều bị tịch thu tài sản, đánh đập, treo cổ hay bỏ tù.
Sự lo lắng này của Nhà Đạo Baptists vẫn còn đó vào sau thời Cách mạng độc lập. Bởi đó Thomas Jefferson đã viết thư cho Hiệp hội Baptist tại Connecticut vào 1802 như sau:
“Ngành Lập Pháp không được làm luật thiên vị một đạo có sẵn hay ngăn cấm quyền tự do hành đạo, bởi đó mà họ đã xây lên một bức tường tách biệt giữa Nhà Đạo và Nhà Nước’.
Their legislature should “make no law respecting an establishment of religion, or prohibiting the free exercise thereof," thus building a wall of separation between Church & State.” (8)
Vào thời của Thomas Jefferson ảnh hưởng của Nhà Đạo Anh Quốc vẫn còn bao trùm nên ông phải cẩn thận nhấn mạnh đến việc tách biệt Nhà Đạo và Nhà Nước.
Trong hiện tại không còn cảnh lấy tiền thuế của dân để nuôi Nhà Đạo Anh Quốc, các cơ sở đạo hoàn toàn là của người Mỹ với tôn chỉ phục vụ cho quyền lợi của người Mỹ.
Nói rằng vì Hiến Pháp đòi hỏi phải tách biệt Nhà Đạo ra khỏi Nhà Nước cho nên Nhà Nước không thể dùng tiền thuế của người dân để chi trả cho ý nguyện của nhân dân muốn tự do chọn trường cho con cái chỉ là tiếp tục mị dân.
Nguyễn Văn (11-03-2019)
https://erlc.com/resource-library/articles/what-does-separation-of-church-and-state-actually-mean (8)