CẦN VÀ MUỐN GÌ Ở CHÍNH PHỦ
Lần đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, kể từ khi Hiến Pháp được hình thành năm 1789, Chủ Tịch Hạ Viện bị đồng nghiệp bỏ phiếu quyết định bãi nhiệm. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu những khủng hoảng chính trị cũng như những phân hóa sâu rộng giữa hai chính đảng và các quan điểm chính trị của từng khối dân khác nhau tại Hoa Kỳ. Kẻ hoan hỉ vì phe đối lập lủng củng, người khác giận dữ, nhưng cũng không ít công dân lo ngại. Sau đây là những suy nghĩ cá nhân của tôi với sự kiện lịch sử này.
Vì CH chỉ chiếm thế đa số mỏng manh, hơn phe DC có 9 người, ông McCarthy muốn chức chủ tịch buộc phải xuống nước thương thuyết và ve vãn tất cả các dân biểu CH. McCarthy chật vật, phải thề hứa, dù biết trước sẽ không giữ được nhưng vẫn hứa, với tất cả đồng nghiệp sau hậu trường một số thỏa thuận để vừa lòng khối bảo thủ cũng như cực đoan lên được chức vụ này. Như đã thấy, McCarthy phải năn nỉ trong 15 lần bỏ phiếu mới đạt được hồi đầu năm nay.
Ở vào vị trí quan trọng nhưng yếu thế này, muốn điều hành trôi chảy công việc, McCarthy bắt buộc, dù không muốn, cũng phải đu dây ngoại giao với phe DC để tạo hậu thuẫn trong công việc lèo lái Quốc Hội, vì ông cần có sự ủng hộ của họ trong các dự thảo cho những đạo luật lớn liên hệ trực tiếp đến các chính sách kinh tế, chuẩn chi ngân sách, thuế khoá,… quan trọng của quốc gia. Đây là chức vụ vô cùng khó khăn khi McCarthy bị kẹp giữa hai trường phái chính trị đối nghịch trong hoàn cảnh chính trị phân hóa cực độ. Vì hứa nhiều nhưng không làm bao nhiêu, một thiểu số CH rất nhỏ đã bất mãn vì các yêu sách giảm chi không được thỏa mãn, McCarthy bị mất chức nhanh chóng.
Dân biểu Matt Gaetz đề nghị bãi nhiệm ông Chủ Tịch, với chỉ có 7 dân biểu CH ủng hộ, lập tức gần hết khối DC hưởng ứng triệt để. Sự kiện diễn ra quá nhanh chóng, khiến chính Gaetz và đảng DC cũng không ngờ được. Ngay cả người mưu cao kế sâu như TT Trump cũng im lặng suy tính, chưa thông báo quan điểm của mình. Vì thế, tôi cũng rất dè dặt trong những lời bình luận trong tiểu luận này chỉ xoay quanh vấn đề chúng ta, những công dân Mỹ, mong đợi gì ở các vị đại biểu, dân cử dù CH hay DC.
Người ta đã mất tin tưởng vào hai ngành Hành Pháp với Joe Biden đứng đầu sổ; và Tư Pháp do các hành vi bất chính của những tên hề Merrick Garland, Letitia James, Fani Willis, Jack Smith, Alvin Bragg,… và các quan toà đầy thiên vị Tanya Chutkan, Lewis Kaplan, Arthur Engoron, Bruce Reinhart,… Cho nên việc ông McCarthy là Chủ Tịch Quốc Hội đầu tiên bị mất chức sẽ ảnh hưởng trực tiếp không những đến sự tín nhiệm của Quốc Hội, và guồng máy lập pháp mà còn cho toàn đảng CH.
Bỏ qua việc McCarthy đã bội ước, tiếp tục thỏa hiệp với DC tăng mức giới hạn nợ vô điều kiện, nuôi báo cô Ukraine, việc truất phế ông ta cho thấy đảng CH đã mất đoàn kết, không còn muốn ngồi lại điều đình trong hậu trường để lèo lái đất nước. Truyền thông và đảng DC sẽ khai thác và xuyên tạc vấn đề này tối đa. Từ hôm nay cho đến ngày bầu cử đảng CH sẽ bị chỉ trích là đảng thích gây sự, dùng đàn hặc làm vũ khí chính trị, phá thối các tiến trình kinh tế, không muốn mưu tìm lợi ích cho quốc gia và cứu người Mỹ nghèo đang khốn khổ vì nạn lạm phát (do chính Biden và DC gây ra).
Song song với chiến lược đào tạo thành công một tập thể lớn ít lao động, lười suy nghĩ, chỉ muốn khoán trắng mọi chuyện khó khăn, lớn bé cho nhà nước giải quyết, đảng DC còn dùng hệ thống truyền thông bôi nhọ CH là lũ da trắng, độc tài, giàu có khinh người, chuyên bóc lột dân nghèo, và da màu cô thế. Nay CH lại dùng đa số trong Quốc Hội làm rối loạn guồng máy lãnh đạo, không đáp ứng được những nhu cầu người dân cần và muốn.
Để vạch rõ chiêu thức mị dân này, chúng ta cần đi sâu vào vấn đề người dân Mỹ cần và muốn gì ở chính phủ một cách thực tế nhất.
Từ vài năm nay, đảng viên DC, các quan toà cấp tiến và truyền thông luôn lặp đi lặp lại từ democracy cho nước Mỹ và dân Hoa Kỳ. Nhưng trong hai văn kiện quan trọng nhất của Mỹ: Bản Tuyên Ngôn Độc Lập và Hiến Pháp với 27 Tu Chính Án, các tổ phụ lập quốc không hề dùng chữ democracy một lần nào. Ngược lại họ nhấn mạnh đến việc tất cả người dân phải được quyền sống để mưu tìm tự do, và hạnh phúc. Và chính phủ chỉ hiện diện với lý do duy nhất là đáp ứng những đòi hỏi tự do cho công dân của mình. Bản Tuyên Ngôn Độc Lập nhấn mạnh những bạo lực và bất công của Hoàng Đế Anh, vì không có hệ thống dân cử kiểm soát, đã dùng luật rừng và quyền hạn vô biên để đàn áp, đánh thuế, cướp của, tống giam không xét xử, và đày đoạ người dân [xin được hiểu Vua Anh, được các tổ phụ dùng chữ Tyranny, là hiện thân của chính phủ theo giải thích của người viết khi đọc Bản Tuyên Ngôn Độc Lập]. (https://www.archives.gov/founding-docs/declaration-transcript).
Nghĩa là các cha già lập quốc không tin tưởng vào chính quyền và các viên chức chính phủ. Khi đọc lại Bản Tuyên Ngôn Độc Lập, bạn đọc sẽ thấy chính phủ Liên Bang ngày càng trở nên độc tài vì có quá nhiều quyền hạn và các công chức cao cấp đang trở thành bạo chúa nếu chúng ta thay thế chữ Hoàng Đế Anh bằng Bộ Tư Pháp, Quốc Hội, Sở Thuế,… trong những sự việc xảy ra gần đây.
Chúng ta cần ít luật lệ, ít thuế má, cần được tự do tìm kiếm đời sống hạnh phúc chứ không cần sự bảo mẫu chu cấp của chính phủ. Người da đỏ Mỹ được chính phủ cung cấp tất cả từ khi sinh ra cho đến khi chết, nhưng họ là sắc dân nghèo và bi đát nhất nước Mỹ. Ngược lại người tàu, người Nhật có tự do, tuy bị ngược đãi và cầm tù một thời gian nhưng họ lại là thành phần thành công nhất trong xã hội Hoa Kỳ.
Chúng ta cần sự bình đẳng trong công lý chứ chúng ta không cần công an FBI kiểm duyệt tin tức như hiện nay. Chúng ta cần Bộ TP sử phạt nghiêm minh chứ không phải dùng Bộ TP để đánh tư sản như họ đang đánh tư sản Trump Organization chỉ vì ông chống đối. Trước đây tôi lạc quan cho rằng đảng DC không đánh tư sản mà chỉ dùng “côn đồ và bao tử trị” trong một bài viết về vũ khí của phe DC cách đây 6-7 tháng. Nhưng nay thì chuyện đánh tư sản đang sảy ra với TT Trump.
Chúng ta cần bảo vệ biên giới, ngăn chặn di dân lậu và ma túy, chứ chúng ta không cần làm “sen đầm quốc tế” chăm lo hoà bình cho thế giới.
Chúng ta muốn những tội ác nhà Biden được lôi ra ánh sáng, Hunter phải đi tù, Joey bị đàn hặc. Nhưng liệu những điều này có giải quyết được gì vì nó sẽ chẳng bao giờ thực hiện được. Kể từ khi con người đồng ý sống chung với nhau thì tính tham lam, lừa đảo cũng xuất hiện. Có ông bà dân biểu, nghị sĩ nào dám ném viên đá đầu tiên vào đầu Biden vì họ không tham nhũng chăng? Chắc chắn là không bao giờ, chưa kể hệ lụy trước mắt là Kamala sẽ lên thay thế. Kamala vừa đen vừa là đàn bà già mồm nói láo sẽ khiến nước Mỹ dồn phiếu cho hai nhiệm kỳ như với Clinton thì sao đây?!
Bạn đọc thân mến, tôi chỉ nêu ra những cái cần và muốn để chúng ta hiểu thêm rằng giữa DC và CH có thể họ đang thương lượng trong hậu trường tìm người thay thế vào chức Chủ Tịch Quốc Hội. Có thể DC sẽ ủng hộ Jim Jordan hay ai đó đổi lại sẽ có những thay đổi nhân sự trong các tiểu ban Tư Pháp, Giám Sát và Ngân Sách hòng mở đường máu cho Joey Biden tránh bị đàn hặc và chìm xuồng các giao dịch mờ ám của hàng trăm dân biểu, và nghị sĩ DC có dính dáng đến gã.
Biết trước để khỏi thất vọng thôi. Hy vọng tôi đoán sai!
Freedom Fighter
4/10/2023