Bài Khách: Thái Cát

  


    Thời đại văn minh, dạo chơi vòng quanh thế giới chỉ 80 giờ cũng quá đủ, không như nhà văn Pháp Jules Verne, dày công nghiên cứu nghiên cứu viết cuốn tiểu thuyết phiêu lưu cổ điển Vòng quanh thế giới trong 80 ngày (Le Tour du monde en quatre-vingts jours.) xuất bản lần đầu tiên năm 1873). Nhân vật chính là ông Phileas Fogg. Khi ghé Ấn độ, Phileas Fogg sau khi trả tiền ăn cho món thịt thỏ, đã hỏi người đầu bếp có phải con thỏ này đã kêu “meo meo” trước khi làm thịt? Cũng tại Ấn độ, Phileas Fogg được ăn trái chuối mọc hoang trong rừng lần đầu tiên trong đời và không phải trả tiền. 

    Đi du lịch cùng vợ con ngồi ghế hạng nhất của hãng máy bay tùy chọn, cất bước ra đi tùy hứng, chỉ lo có mỗi cái thẻ thông hành và máy ảnh, thoải mái ở khách sạn năm sao, ăn không phải trả tiền cho những món ăn sang trọng đắt giá nhất, nhân viên tiếp đãi cực kỳ trang trọng, thăm viếng danh lam thắng cảnh có xe đưa rước, giải khát và những thứ linh tinh như quà kỷ niệm, vé vào cửa khỏi lo.v.v. Sau mỗi chuyến du lịch về, trương mục tự nhiên tăng tiền một cách dễ chịu. Mỗi năm nhằm nhò gì chuyện trương mục tăng thêm năm ba triệu mỹ kim lẻ tẻ! Những người trong nhóm “Ăn ngon được trả tiền” này cũng nhiều. Từ kẻ kiếm hàng triệu đô la như Mark Weins đến vài xấp như Khoai Lang Thang Đinh Vũ Hoài Phương thấy đầy trên Youtube.  

    Trở lại mảnh “lán” cong quẹo trong sở thú Đương Đại hoành tráng với cái cổng xây bằng bốn ngàn viên sỏi trong thời kỳ trước năm 1886. Ông đầu “lán” trong cung Càn Thành chưa biết “đoại” bún bò là cái chi chi, mặc dù khoảng năm mươi năm trước đó, dâu trưởng của vua Minh Mạng vẫn mệnh danh Phủ Thiếp đã mang bún nước lèo từ Gò Công ra Huế, không có mắm bò hóc thì thay bằng mắm ruốc, biến chế lại để nấu bằng cái nồi đồng trong cung Nhân Thọ. Lại có một khúc hát về nồi bún bò cũng phát xuất trong cung, lần cuối cùng được hát lên qua điện thoại năm 1985 tại Orange County bởi bà vợ của bác sĩ Thái Can. Rõ ràng Huế là một nơi ai cũng quen nhau, nhất là có chút liên hệ quá trên ba họ. Do đó, Bác sĩ kiêm thi sĩ Thái Can không phải người Huế, nhưng lấy vợ xứ thần kinh, có chút bà con nên Thát Cát goại bằng anh chị rất thân tình, đến nỗi chị Thái Can hát bài ca tụng món bún bò của ban hát trong cung Diên Thọ cho nghe qua điện thoại khi chị em kể chuyện Huế với nhau. Anh chị đã quy tiên, bài hát không còn được nghe chị hát nữa! Tên cung Nhân Thọ nói ra sẽ có một số người yêu xứ Huế ngỡ ngàng, suy nghĩ mãi vì chưa hề nghe qua! Sự tích tên cung Nhân Thọ đột nhiên biến mất trong văn học Việt Nam chẳng qua là vấn đề kiêng húy của triều Nguyễn Gia Long. 

    Vua Minh Mạng băng hà có miếu hiệu là Thánh Tổ Nhân Hoàng Đế. Chữ Nhân phải kiêng. Nhân cãi thành nhiều âm, thông dụng nhất là âm Nhơn. Bộ Lễ trong khi cãi tên kỵ húy, đổi Nhân Thọ thành Diên Thọ, dùng cho đến ngày nay. Thời Minh Mạng, Thiệu Trị, thịt “heo noại” và heo cỏ bán đầy chợ. Thịt bò, thịt dê, thịt ngựa, thịt trâu rất hiếm, chỉ dùng trong các dịp lễ tế hay tế Nam giao. Ban ngự thiện có thể kiếm mua được thịt bò cho cung Nhân Thọ khi cần. Các bà Phi trong cung Diên Thọ có dịp cũng theo cách bà Từ Dũ nấu bún bò. Nói là học nấu hay nấu bún bò nhưng thật ra Hậu và các phi, cùng những mệnh phụ phu nhân ngồi trên sập, hút thuốc vấn, ăn trầu, đùa bỡn lôi đầu của các ông Vũ, ông Thang quật xuống chiếu bành bạch, ngổn ngang Vạn, Sách, Văn các thứ, chỉ tay “năm ngón” cho thị nữ hầu bên cạnh, biểu thị nữ sai chuyền xuống nha tỳ tức a hoàn chờ bên ngoài cửa nhận lệnh xuống nhà bếp dẫn mấy bà trợ thủ sang Ngự Thiện Đường lấy các thứ thịt, bún, rau v.v. về nấu nồi bún bò. Thức ăn cho vua phải tùy ban Ngự Thiện chọn, phân chia âm dương, ngũ hành kim mộc thủy hỏa thổ, tứ thời, bát tiết mới dâng lên. Đoại bún bò tuy được phát xuất từ cung Diên Thọ nhưng ban Ngự Thiện vẫn chưa hề cho tiến vào cung Càn Thành để ngài ngự “thời” cho biết! Mãi đến năm 1932, Bảo Đại là vị vua triều Nguyễn đầu tiên biết vị bún bò của bà cố nội bảy đời là Từ Dũ mang trong Nam ra trong bầu không khí ồn ào của hội chợ tại kinh đô! Ông vua cải cách theo lối người Pháp bày thêm mấy miếng thịt bò tái, quần thần bắt chước nhưng rồi đoại bún bò tái đã vội tây du. Nguyễn Triều thoái vị, mèo leo chó chạy trong cung một cách tự nhiên! Trước kia, chó và mèo tuyệt đối cấm nuôi trong tất cả các cung của hoàng thành, mãi cho đến triều Thành Thái 1888. Truyền rằng khi ngài ngự bị đưa vào trong cung Bồng Doanh đầu hồ Tĩnh Tâm để vào khuôn phép, lúc đó các loại chồn, chuột mới xuất hiện trong hoàng thành. Chuyện quá lạ lùng, khó tin. Dưới ánh sáng đỉnh cao của xã hội chủ nghĩa, hơn ba mươi ngàn học vị tiến sĩ, có ai trả lời cho vì răng trong cung có nhiều vạt cỏ tranh dùng lợp nhà, lại không hề có cỏ mọc giữa những viên gạch lót trong sân? Vì răng rứa hè? Trả lời thử coai, nếu xong thì hãy xét vì răng trong cung cấm nuôi chó, nuôi mèo? Trong cung có chuồng voi, chuồng ngựa nhưng không có chuồng heo. Mấy con cá tràu trong hồ Kim Thủy, ao Thái Dịch v.v. là do vua Thiệu Trị lấy từ hồ sau phủ Phúc Quốc Công, tức chùa Diệu Đế thả vào. Cá do bà Từ Dũ cho mang từ Gò Công ra. Dân tộc miền núi ăn thịt mèo, chữ ghi là Tiểu Hổ. Ruột mèo dùng làm dây cung. Quan, lại, binh, dân người Kinh có một số ăn thịt chó. Lại kén chọn phân chia các loại chó cho thịt ngon hay dỡ. Quý nhất là chó mực, chó vàng, chó khoang, chó đốm. Vẩn thường nghe kể theo Hán văn: Nhất Mặc, Nhị Hoàng, Tam Khoang, Tứ Đốm. Chưa thấy sử sách ghi chuyện vua nước Việt Nam ăn thịt chó. Riêng quan, Ông Ích Khiêm với giai thoại bữa tiệc thịt chó đãi các quan rành rành. Phần thường dân, cũng có những bài văn tế chó thật hay. Tiệm bán món Nai đồng quê treo bảng hiệu ghi “Đúng rồi tại đây!” Khi thiếu thịt chó thì dùng thịt heo tức thịt lợn thay vào. Cũng mẻ, cũng giềng, cũng da thui cháy xém. Xứ ngàn năm văn vật húng sả riềng mơ! Chốn nghèo hèn đói rách tả tơi, cũng sang sảng cất lời “một lít rượu trắng, nửa con chó mực!”. Phần lớn dân các nước Á Châu đều khoái ăn thịt chó. Bên Tàu, Phàn Khoái giúp Lưu Bang lập nên cơ nghiệp nhà Hán. Phàn Khoái xuất thân làm nghề bán thịt chó, lại là em cột chèo với Lưu Bang. Thịt chó thông dụng bên Tàu kể từ thời Phàn Khoái đến nay đã trên 2500 năm. Huyền thoại tế Điên Hòa Thượng, chuyện Lỗ Trí Thâm vẫn còn kể lại. Các con hẻm nhỏ ở Hương Cảng, Thượng Hải, Ma Cao trưng bày những cửa hàng bán đủ các loại thực phẩm lấy từ động vật. Chó chết nhe răng chẳng phải chó vui cười. Với tài nấu các món ăn ngon nhất thế giới, món Giả Cầy phải do người Tàu làm ra, tương tự như món thịt kho Tô Đông Pha truyền tụng từ xưa. Một số người Nam Mỹ cũng thích thịt chó Chihuahua. Riêng người Mỹ luôn tỏ ra ghê sợ thịt chó. Một số người khoái thịt rắn rung chuông (rattlesnake), như ở Arizona, Texas có ngày lễ hội ăn rắn rung chuông nướng. Còn thịt chó thì “Nô Guây!”. Ấy vậy mà giờ đây, ông chủ nước Mỹ kêu trẻ nhỏ giúp một tay nấu món thịt heo nướng sém làm giả cầy chủ nghĩa!

    Trong thời buổi này, ông chủ nước Mỹ vốn kết giao với Trung Cộng từ lâu. Nay dàn cảnh thua đau tại mặt trận A Phú Hãn, dâng chiến cụ trị giá 83 tỷ Mỹ kim cho A Phú Hãn với một ý đồ chưa xác quyết. Hầu hết người A Phú Hãn theo đạo Hồi không ăn thịt heo. Vì vậy, tuy vì lý do nào đó phải ăn thịt chó, tất sẽ không có món thịt heo nấu giả cầy (冒充狗肉煮熟的豬肉). Theo những nghiên cứu không có kết quả đồng nhất, trung bình một người Tàu ăn 50 kg thịt heo một năm. Người Mỹ ăn 100kg thịt heo một năm. Do đó biết đâu món thịt heo giả cầy tại Mỹ sẽ được ưa chuộng. Ông chủ nước Mỹ đang lăm le nấu món giả cầy để vừa lòng Trung Cọng. 

    Bấn bíu vì thua tơi tả ở A Phú Hãn. Dự định thời hạn triệt thoái quân đội Mỹ ra khỏi A Phú Hãn nhằm ngày tưởng niệm 3000 người Mỹ tan xác ở Tháp Đôi, New York 20 năm trước không thành, phải chạy thoát như con chó cụp đuôi vào hai chân sau, trước dự định 10 ngày theo lệnh của A Phú Hãn tức là ngày 31 tháng 8 năm 2021 để lại hàng trăm công dân Mỹ. Ngày thứ bảy 11 tháng 9 năm 2021, ông chủ nước Mỹ đương đại lại đặt bày trò giả mù sa mưa, cho chụp hình chung với 9 em bé có đội mũ và mặc áo của ông chủ nước nhiệm kỳ trước bị đánh cắp. Các em này còn quá nhỏ để tự đi mua mũ áo dùng trong việc chụp hình với ông chủ nước 7 tháng cầm quyền. Các em cũng không thể tự chạy đến với ông chủ nước cho dù được cha mẹ xúi làm. Vì vấn đề an ninh, các cận vệ của ông chủ nước được võ trang đến tận răng, lũ trẻ ranh không rõ xuất xứ không mang mảnh an toàn che miệng mũi có thể là nguồn Cô Vy Vũ Hán nhập vào tấm thân già 79 tuổi của ông chủ nước tất không được ngang nhiên xáp lại gần. Tuy chuyện như vậy, nhưng tấm ảnh vẫn được trình ra cho công chúng xem. Có lẽ ông chủ nước sợ quỷ cái Cô Vy nên không sờ mó hôn hít lũ trẻ như thường lệ. Mũ và áo của nhóm ông chủ nước nhiệm kỳ trước bị đánh cắp thấy trong tấm ảnh giống như miếng thịt heo bị nướng cháy xém lổn nhổn trong nồi giả cầy do thợ bếp Mỹ tập sự đang cố gắng lấy điểm với ông đầu bếp Tàu! Và, nhìn lại lần nữa, hầu hết các em đều mang những đôi dép nhựa “ma de in Chệt”! Phụ họa theo vấn đề nồi thịt heo giả cầy, cũng có đủ mấy kẻ theo voi nhất trí hớn hở húp nước cặn đáy nồi vô cùng hồ hỡi phấn khởi cực đỉnh hiên ngang, nhất là hình ảnh con heo nọc mập ú quàng khăn xám xịt vô duyên ngổ ngáo trong đám màu sặc sỡ!  


Thái Cát