Bài Khách: Trump & Mines


TRUMP & MINES

Mìn trong tiếng Việt có nguồn gốc mine trong tiếng Pháp, viết đầy đủ là mine terrestre. Tiếng Anh là mine, viết đầy đủ land mine. Người Hoa gọi là địa lôi. Tại VN bây giờ được gọi mìn sát thương.
Thời chiến tranh VN, có 300 ngàn chiến sỹ và dân thường đạp phải mìn, nếu thoát chết thì dễ bị cụt tay hay chân. Số binh lính Hoa Kỳ tử thương vì mìn hay lựu đạn tại VN là 7.432 người, chiếm 15.7% trong tổng số tử trận.
Hiện nay các phe thù nghịch tại 78 quốc gia vẫn gài mìn để đánh đối phương. Hàng năm có khoảng 20 ngàn sinh linh chết vì mìn. Một số lớn hơn bị cụt tay chân. 80% nạn nhân là dân thường trong đó đa số là trẻ em.
164 quốc gia đã ký Ottawa Treaty năm 1997 cấm sử dụng mìn. Nhưng 3 cường quốc quân sự TC, Nga, và Mỹ không tham gia.
Năm 2014 Obama đã hạn chế việc quân đội Mỹ dùng mìn tại Bán đảo Triều Tiên và chỉ cho phép dùng mìn trong những trường hợp ngoại thường trên thế giới. Sau đó còn ra lệnh ngưng nghiên cứu và sản xuất thêm mìn mới.
Nếu coi sinh mạng mỗi con người là quan trọng thì không có gì biện minh được cho việc sát sinh. Tất cả mọi loại vũ khí phải bị cấm đoán. Nhưng khi lâm trận để bảo vệ tổ quốc thì sinh mạng của chiến sỹ ta phải mang tính tối thượng. Tất cả các loại vũ khí bảo vệ sinh mạng của chiến sỹ ta đều cần thiết.
Ngày 11-2-2020 có 2 chiến sỹ Hoa Kỳ tử thương khi xe của họ cán phải mìn tại Afghanistan. Cuộc chiến tại khu vực này đã cướp đi mạng sống của 2.400 chiến sỹ kể từ năm 2001.
Sau khi ra lệnh tiêu diệt trùm khủng bố Iran là Qasem Soleimani, TT Trump đã đưa ra lý do là tên này đã sát hại hoặc gây thương tích nặng cho hàng ngàn người Mỹ trong một thời gian dài.
“General Qassem Soleimani has killed or badly wounded thousands of Americans over an extended period of time, and was plotting to kill many more ... but got caught!”
Cuộc chiến tại Iraq đã làm thiệt mạng 4,5 ngàn binh lính Mỹ và gây thương tích cho 30 ngàn người khác. Trong số này có 600 chiến sỹ chết vì mìn và các đợt tấn công do Iran yểm trợ.
Ngày 31-01-2020 chính quyền của TT Trump đã bãi bỏ các giới hạn từ thời Obama về sử dụng mìn.
Giống như mọi việc khác mà TT Trump thi hành theo chính sách Nước Mỹ Trên Hết, hành động này đã bị nhiều thành phần lên án kịch liệt.
TNS Elizabeth Warren (D-Mass) gọi việc này là ghê tởm và thề đảo ngược quyết định này cũng như sẽ cộng tác với các đồng minh để loại trừ mìn.
TNS Bernie Sanders (I-Vt.) nói rằng chính sách về mìn của Trump là dã man, làm suy yếu tính lãnh đạo về luân lý của Mỹ, đơn giản là vì Trump phải nhượng bộ nền công nghiệp quân sự.
Battu-Henriksson người phát ngôn của EU nói rằng Trump làm suy yếu khuynh hướng toàn cầu chống mìn. Khuynh hướng này đã cứu sống hàng chục ngàn sinh mạng trong 20 năm qua.
Nhưng trong cương vị tổng tư lệnh tối cao của quân đội Mỹ, TT Trump phải đặt ưu tiên cho việc bảo vệ sinh mạng của quân lính Mỹ ngoài chiến trường.
Lý do quan trọng không kém là trong khi Obama không cho nghiên cứu và sản xuất thêm mìn thì Nga và TC đã có những bước tiến nhảy vọt trong kho vũ khí mìn của họ.
Khả năng kỹ thuật vượt trội của Mỹ bây giờ đã có thể làm ra các loại mìn thông minh, chỉ phát nổ khi nào có quân địch mang vũ khí tới gần, hoặc đang âm mưu gài mìn trên vệ đường. Như thế trong tương lai có thể giảm bớt sự sát thương hay vô hiệu hoá vũ khí mìn của quân địch.
Hình anh Chris Levi đã mất 2 chân vì mìn trên chiến trường và đã phải trải qua hơn 100 cuộc giải phẩu.

Nguyễn Văn