BẢN TIN ĐẶC BIỆT # 11: 16/4/2020
CẬP NHẬT THỐNG KÊ: (15/4/2020)
Tổng số người bị nhiễm tại Mỹ đã lên tới gần 642.000 người, với tỷ lệ tử vong là 4,4%, và tỷ lệ khỏi bệnh là 7,4%.
New York vẫn đứng đầu về số ca nhiễm và chết, trong khi Texas vẫn đứng đầu về số tử vong thấp nhất, với Cali hạng nhì. Thống kê mới nhất cho thấy tại New York, một ngày đã có 751 người chết, trong khi Texas chỉ có 19 người chết một ngày.
Tổng số người bị nhiễm vẫn rất cao, tuy nhiên số ca mới có vẻ đã không còn tăng ào ạt nữa từ hơn cả tuần nay rồi, có thể phản ảnh việc dịch đã lên tới cao điểm rồi.
Trên thế giới, tỷ lệ tử vong của Bỉ đã đạt mức kỷ lục cao nhất, hạ luôn cả Ý, với Anh đứng hạng ba. Tỷ lệ tử vong của Đức vẫn thấp nhất, chưa tới 3%.
TIN CALI
Orange county: 1.283 người bị nhiễm, với 19 người chết.
Los Angeles county: 9.420 người bị nhiễm, 320 người chết
TIN TEXAS
Harris county (Houston): 3.561 người bị nhiễm, 46 người chết
Fort Bend county (khu phố Tầu và Việt Sugarland và Bellaire): 577 người bị nhiễm, 12 người chết
Tất cả các thành phố và quận -county- ở Mỹ đều có trang mạng đặc biệt về COVID.
Quý độc giả nên vào đó xem thống kê mới, và nhất là những tin tức mới nhất, hướng dẫn của các chính quyền địa phương và những địa chỉ và số điện thoại cần biết. Muốn vậy, chỉ cần vào Google truy cập ‘coronavirus + [tên quận, thành phố, và tiểu bang]’, thí dụ ‘coronavirus in Orange County, CA’, hay ‘coronavirus in San Jose, CA’.
TIN KHÁC VỀ DỊCH COVID
Ø Bác sĩ Anthony Fauci đã cho biết việc chính quyền Trung Cộng chậm trễ thông báo tin dịch tại Vũ Hán cũng như việc phổ biến tin không chính xác đã là nguyên nhân chính khiến thế giới và Mỹ đã phản ứng chậm, để vi khuẩn phát tác quá nhanh.
Ø Trái với hô hoán của TTDC đang cố tìm cách ‘chia để trị’, bác sĩ Fauci cho biết ông vẫn chẳng hề bị áp lực nào của TT Trump, và cho đến nay, ông vẫn toàn quyền muốn nói gì thì nói, chẳng bị ai kiểm soát hay kiểm duyệt gì.
Mặt khác, phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc cũng đã cho biết những tin về TT Trump muốn sa thải bác sĩ Fauci đều vô căn cứ và lố bịch -ridiculous.
Việc TTDC la hoảng về những bất đồng giữa TT Trump và bác sĩ Fauci cũng chẳng khác gì chuyện TT Trump bất đồng với công tố Mueller trước đây và với chủ tịch Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang gần đây. TTDC luôn luôn xé ra cho thật to, hô hoán họ sắp sửa bị sa thải. Phe DC trong quốc hội cũng mau mắn hợp sức đánh phá, thậm chí đề nghị ra những luật bá láp bảo vệ job cho công tố Mueller, bây giờ cũng đề nghị ra luật bảo vệ job của bác sĩ Fauci, không cho TT Trump cách chức ông ta.
Để rồi chẳng có chuyện gì xẩy ra hết. TT Trump là người không bao giờ ngại chuyện thay đổi phụ tá hay nhân viên nội các, nhưng ông đã không đụng tới những viên chức độc lập, cho dù bất đồng ý tuy không ngại đấu võ miệng.
CÁC TIỂU BANG CHUẨN BỊ MỞ CỬA KINH TẾ LẠI
Cả chục tiểu bang đang chuẩn bị kế hoạch mở cửa kinh doanh lại. Nhiều tiểu bang đã cố gắng phối hợp kế hoạch, nhất là các tiểu bang lớn vùng hai ven biển.
Bên phiá tây, Cali đang phối hợp với Washington và Oregon, trong khi bên phiá đông, New York đang phối hợp với New Jersey, Connecticut, Delaware, Rhode Island và Pennsylvania. Và cả hai khối này cũng đang tìm cách phối hợp với nhau.
Điều đáng lưu ý là tất cả những tiểu bang này đều thuộc khối DC, nói trắng ra, đây là cách họ phối hợp mặt trận mới qua mặt TT Trump, không hơn không kém.
Điều lạ lùng là khi TT Trump tuyên bố có ý định điều nghiên việc mở cửa lại kinh doanh, thì cả đảng DC và đồng minh TTDC xúm lại tố TT Trump sẵn sàng chấp nhận dân chết để Dow Jones tăng lên lại, giúp ông tái đắc cử dễ hơn. Bây giờ thì hàng loạt tiểu bang DC cũng theo gót ông Trump. Chẳng lẽ họ đã đổi ý, bây giờ cũng muốn giết dân để giúp TT Trump tái đắc cử sao?
Thực tế là nói gì thì nói, kinh tế không thể đóng cửa quá lâu được. Cả triệu công ty sẽ phá sản, cả chục triệu dân sẽ thất nghiệp, cả vạn người bị khủng hoảng tâm thần, cả ngàn người tự tử, cả vạn vụ trộm cướp, có khi biểu tình nổi loạn sẽ không ai kiểm soát được nữa.
Ngoài ra, hàng loạt tiểu bang, cả ngàn thành phố và quận -counties- sẽ phờ râu vì … hết tiền. Tất cả đều sống nhờ thuế, như thuế thu nhập, thuế doanh thương, thuế địa ốc, thuế rác, tiền điện, tiền nước,…và cả trăm loại thuế linh tinh khác. Khi kinh doanh đóng cửa, cả nước thất nghiệp thì thu nhập thuế sẽ chẳng còn bao nhiêu. Trong khi nhu cầu chi tiêu về cứu trợ, y tế, an ninh của địa phương lại tăng vọt. Cả ngàn đơn vị hành chánh cấp quận, tỉnh, thành phố sẽ vỡ nợ vì không còn ngân sách, đi vay qua việc bán trái phiếu cũng không ai mua. Báo Washington Post đã cho biết hiện nay, đã có tới hơn 2.100 thành phố lớn nhỉ đã gặp khủng hoảng ngân sách, sẽ phả sa thải cả vạn công chức và cắt hàng ngàn dịch vu công cộng.
Cái chết trước mắt, chỉ còn một giải pháp: mở cửa kinh doanh lại. Đó là việc họ sẽ làm vì bắt buộc phải làm, nhưng sẽ vẫn ngoan cố bào chữa là trong khi TT Trump mở cửa kinh doanh vì chính trị thì họ sẽ quyết định dựa trên ‘khoa học’, có nghĩa là dựa trên tiến trình chống COVID.
CDC VÀ FEMA CHUẨN BỊ KẾ HOẠCH MỞ CỬA KINH TẾ LẠI
Trong khi các tiểu bang lục đục thảo kế hoạch mở cửa lại, thì chính quyền liên bang cũng tích cực không kém.
Hai cơ quan CDC (kiểm dịch) và FEMA (cứu trợ thiên tai) đang tích cực làm việc với các cơ quan hữu trách khác, thảo kế hoạch để nước Mỹ mở cửa lại ngày 1 tháng 5 theo chỉ thị của TT Trump. Kế hoạch chưa làm xong, tuy nhiên báo Washington Post đã đăng một phác họa về vài điểm chính:
Kế hoạch sẽ gồm có ba giai đoạn: 1) trước ngày 1/5, sẽ tung ra chiến dịch chuẩn bị tinh thần, giải thích việc Nhà Nước sẽ làm gì; 2) hai tuần lễ đầu tháng 5 sẽ được dành để chuẩn bị, tung ra y dụng như khẩu trang cho dân, máy thở, chuẩn bị cấp cứu, giường nhà thương, trong trường hợp vi khuẩn bộc phát lại; và 3) giải tỏa cấm cung từng bước, từng vùng, từng khối dân một, chẳng hạn như nhà giữ trẻ và các trường tiểu học sẽ mở cửa trước, một phần vì giới này ít bị nhiễm cũng như mở lại trường cho phép bố mẹ đi làm lại. Kế hoạch cũng dự trù sẽ giải tỏa trước cho những vùng bị nạn ít nhất.
Việc mở cửa từng bước sẽ được theo dõi rất kỹ để sửa chỉnh hay có biện pháp thích nghi khi cần thiết. Tuyết đối không có chuyện ngớ ngẩn TT Trump chấp nhận giết dân để Dow Jones tăng lên lại.
TT TRUMP TRANH ĐẤU CHO NGUỒN SỐNG CỦA DÂN?
Trong trận chiến tranh tâm lý về việc mở lại kinh tế, TT Trump lại có dịp đấu võ miệng với các thống đốc.
TT Trump tuyên bố ông có ý định mở cửa nước Mỹ lại từ ngày 1/5; hầu hết các thống đốc tuyên bố còn quá sớm và dù sao thì đây vẫn là quyết định của tiểu bang, tức là của thống đốc, chứ tổng thống không có quyền; TT Trump đã trả lời ngay “với tư cách tổng thống, ông có toàn quyền đóng cửa hay mở cửa cả nước, và ông sẽ ra lệnh mở cửa lại kinh tế”; TĐ Cuomo trả lời ngay “tổng thống không phải là vua, nếu TT Trump ra lệnh, tôi sẽ kiện ra tòa”.
Không biết quý độc giả nghĩ sao chứ kẻ này thấy có cái gì hơi lạ, không ổn chút nào.
Việc tổng thống có quyền ra lệnh mở cửa kinh tế hay không, chắc chắn ông đã biết vì chắc chắn đã phải tham khảo với cả rừng cố vấn và luật sư chung quanh. Cả ông thống đốc cũng vậy, cũng phải biết ai là người có quyền. Trên nguyên tắc theo kẻ này hiểu thì thật sự tổng thống không có quyền mà chỉ có thống đốc từng tiểu bang mới có quyền. Nhưng ông thống đốc lại dọa sẽ kiện tổng thống nếu ông này ra lệnh mở cửa kinh tế. Nếu tổng thống không có quyền, ông ra lệnh tất nhiên thống đốc không nghe lệnh là hết chuyện, tại sao thống đốc lại phải thưa kiện tổng thống? Thưa chuyện gì? Thưa chuyện tổng thống ra một cái lệnh vô hiệu mà không ai phải thi hành sao?
Thật ra, TT Trump chơi trò ú tim này chỉ có mục đích gửi một thông điệp cho dân Mỹ là ông lo cho việc kinh doanh bị đóng cửa quá lâu, chủ mất thu nhập, nhân viên mất lương, và TT Trump mới chính là người tranh đấu kịch liệt cứu họ, cho dù ông phải làm chuyện vượt qua quyền hành của ông, chẳng qua là bị mấy ông thống đốc cản, tức là cản không cho quý vị có thu nhập, có việc làm lại thôi. Hãy nhớ chuyện này khi đi bầu cuối năm nay nhé.
Mà trên thực tế, dù TT Trump không có quyền theo luật, nhưng trong tư thế tổng thống, ông có thể gây áp lực chính trị và vật chất (trợ giúp tiền và các phương tiện khác) lên các tiểu bang để ép tiểu bang phải nghe lời của ông.
Hơn nữa, tại một vài nơi ở Mỹ, người dân đã bắt đầu xuống đường biểu tình chống lại việc cấm cung giết nguồn sống của họ rồi, điển hình là tại North Carolina và Michigan.
Tại North Carolina, cảnh sát đã bắt dân biểu tình chiếu theo sắc lệnh “cấm không được ra đường nếu không có việc cần thiết” của thống đốc. Tuy nhiên, nhiều luật gia đã phản đối và cho rằng quyền xuống đường biểu tình là một quyền được bảo đảm trên giấy trắng mực đen trong Hiến Pháp, và không có thống đốc nào có quyền tước đi cái quyền biểu tình trong ôn hòa đó.
TT TRUMP MUỐN CÓ TÊN TRÊN CHI PHIẾU CỨU TRỢ
TTDC và đảng DC đang nổi cơn điên khi sở IRS cho biết trên các chi phiếu tiền cứu trợ gửi về nhà cho thiên hạ, sẽ có chú thích ghi tên TT Trump, tuy ông không ký tên trên chi phiếu. Phe chống Trump ồn ào công kích Trump đã áp đặt ‘cái tôi’ quá lớn của ông lên đầu thiên hạ. Đồng thời cũng đồng loạt hù dọa việc gửi tiền cho thiên hạ sẽ bị chậm trễ.
Tòa Bạch Ốc đã cho biết tiền gửi thẳng vào trương mục ngân hàng đã được gửi rồi và vẫn tiếp tục không có gì gián đoạn. Tiền gửi qua chi phiếu tới tận nhà sẽ được gửi có thể tuần tới, sớm hơn dự định vài tuần. Trước đây, chính báo New York Times đã ước tính việc gửi chi phiếu sẽ cần tới 3-4 tháng, bây giờ trong vòng một tháng thiên hạ sẽ nhận được.
Thật ra, đây không phải là vấn đề ‘cái tôi’ lớn hay nhỏ, mà là chuyện dân Mỹ nhận được tiền sẽ thấy tên ông Trump, một yếu tố cực lớn trong cuộc vận động tranh cử hiện nay. Trong quần chúng hiện nay, thiên hạ đã bàn tán xôn xao việc ‘TT Trump cho tiền’, hay ‘tiền của ông Trump’,… Bây giờ TT Trump đã cố tình xoáy vào điểm này, củng cố cách suy nghĩ này để giúp cuộc vận động tranh cử của ông. Cũng giống như việc ông xuất hiện trên TV và báo mỗi ngày để cập nhật tin tức về cuộc chiến chống dịch.
Đó là những lợi thế của những tổng thống đương nhiệm, sử dụng quyền hiện hữu của mình trong cuộc chiến tranh cử, một việc mà tất cả các tổng thống đương nhiệm từ xưa đến nay vẫn khai thác. Chẳng có gì phạm pháp hay thiếu đạo đức hết. Chính trị Mỹ, nhất là trong những mùa bầu cử, cả hai phe đều tận dụng các lợi thế của mình. Cứ nhìn vào cuộc đàn hặc cuội khi phe DC lợi dụng thế đa số trong Hạ Viện để múa võ đàn hặc vớ vẩn thì thấy phe DC đã làm gì.
Nói như Mỹ nói ‘every means is fair game’, mọi phương tiện đều ô-kê hết.
TIỀN CỨU TRỢ ĐI VỀ ĐÂU?
Gói cứu trợ 2.200 tỷ đô là một kỳ tích về khiá cạnh quà cáp lăng nhăng do các dân biểu và nghị sĩ hai bên đổi chác, trả giá với nhau. Ông David Stockman, cựu giám đốc Ngân Sách của TT Reagan đã chịu khó truy lùng chi tiết, và lôi ra được nhiều chi tiêu rất thú vị cho quý vị nào muốn biết tiền thuế của mình đóng đi về đâu, mà chẳng liên quan xa gần gì đến vi khuẩn corona hết trọi. Xin quý vị đọc cho vui:
- 25 triệu (T) tăng lương các dân biểu Hạ Viện vì họ đánh Trump quá mệt, cần được ‘bổ dưỡng’.
- 100 T cho NASA, cơ quan lo phóng phi thuyền lên mặt trăng, cho dù đã không có phi thuyền nào được phóng từ cả chục năm nay.
- 300 T cho các hoạt động của tổ chức Endowment for Humanities (vị nào biết tổ chức này làm cái gì, xin chỉ giáo).
- 300 T cho các hoạt động của tổ chức Endowment for the Arts (vị nào biết tổ chức này làm cái gì, cũng xin chỉ giáo).
- 435 T giúp cho việc chăm sóc bệnh nhân bệnh tâm thần (vì sợ bị nhiễm hay vì thất nghiệp quá lâu?)
- 30.000 T [30 tỷ] cho ‘Qũy Ổn Định’ của bộ Giáo Dục (lại một qũy bí mật mà chẳng ai biết đang làm cái gì).
- 200 T dành cho việc chống bạo lực trong các trường học (200 T để cản mấy chú nhóc đánh lộn nhau?)
- 300 T cho các đài radio và TV bán công như NPR và PBS.
- 500 T trùng tu thư viện và bảo tàng viện.
- 520 T trang trải ‘chi phí hành chánh’ của sở An Sinh Xã Hội (không phải tăng tiền già cho các cụ đâu).
- 25 T sơn quét lại tòa nhà quốc hội Capitol.
- 7,5 T tăng lương cho Bảo Tàng Smithsonian.
- 35 T cho nhà hát Kennedy Performing Art Center
- 3.000 T [3 tỷ] cho hệ thống điện toán của bộ Cựu Chiến Binh
- 315 T cho chương trình huấn luyện viên chức ngoại giao.
- 95 T cho Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế USAID.
- 300 T cho chương trình Cứu Trợ Quốc Tế.
- 300 T cho chương trình giúp tái định cư di dân lậu.
- 13 T cho đại học da đen Howard University.
- 90 T cho tổ chức Peace Corp.
- 9 T cho chi phí hành chánh của Thượng Viện.
- 526 T cho công ty xe lửa AMTRACK.
- 375 T cho chương trình gia cư của dân da đỏ.
- 130 T giúp những người bị AIDS.
- 5 T giúp những người vô gia cư.
- 10 T giúp những di dân làm việc bán thời theo mùa tại Cali.
Còn nhiều lắm…
Quý vị nào thấy trong danh sách trên, chi tiêu chính đáng nào liên quan đến dịch corona, xin vui lòng chỉ giáo, rất cám ơn.