APRIL 28 – 2018
SÁCH LƯỢC TRANH CỬ CỦA ĐẢNG CỘNG HÒA
Đảng CH chuẩn bị cho cuộc vận động bầu cử cho quốc hội tháng 11 tới đang gặp một khó khăn khá lạ lùng:
khó khăn không biết tấn công phe đối lập DC về chuyện gì.
Trên căn bản, ai cũng biết các cuộc vận động tranh cử đều phải dựa vào vài
chủ đề chính, đại khái có 4 điểm chính:
1.
tên
tuổi, uy tín, quan điẻm và khả năng cá nhân của ứng cử viên;
2.
những
thành quả cụ thể của đảng của ứng cử viên;
3.
những
sai lầm sách lược đáng chỉ trích của đảng đối lập;
4.
sự bất
tài hay sai lầm của cấp lãnh đạo đối lập.
Cuộc bầu quốc hội giữa mùa năm nay mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng như diễn
đàn này có dịp bàn qua. Nếu phe đối lập DC chiếm được Hạ Viện, nhẹ nhất thì
chính quyền Trump coi như sẽ bị tê liệt, không còn ra được quyết định hay luật
lệ lớn nào nữa vì DC sẽ chặn hết ngay từ Hạ Viện. Nặng hơn một chút thì Hạ Viện
do DC kiểm soát sẽ mở đủ loại điều tra nhằm mục đích đánh phá TT Trump. Nặng
hơn nữa thì đa số DC tại Hạ Viện sẽ tìm cách đàn hặc TT Trump, là chuyện không
khó lắm khi họ có đa số.
Có người hỏi ‘đàn hặc dựa trên tội gì’? Đây là câu hỏi không cần câu trả lời.
Nghĩa là chẳng cần dựa trên tội gì hết. Ta đừng nên quên đàn hặc tuy là một thủ
tục pháp lý để kết tội và truất phế một tổng thống (hay một chức vị dân cử nào
đó), nhưng trên thực tế, đàn hặc tổng thống đã biến thể, trở thành một thứ công
cụ hợp pháp để ‘đảo chánh’ trong chế độ dân chủ Mỹ. Đàn hặc ngày nay hoàn toàn
bị chi phối bởi yếu tố chính trị, không còn dựa trên luật pháp nữa.
Đảng DC không có đủ lý luận để đánh chính quyền CH trên phương diện chính
sách kinh bang tế thế vì những thành quả của TT
Trump như giảm thuế, tạo công ăn việc, ngăn chặn các mánh mung mậu dịch
phi pháp của Trung Cộng, chấm dứt chiến tranh Iraq, triển vọng hòa bình lâu dài
với Bắc Hàn,... Trong khi đó, cuộc điều
tra thông đồng với Nga sau cả năm trời của công tố Mueller vẫn chẳng có kết quả
gì mặc dù vài con tép đã bị vồ dùng làm mồi nhử đi câu tôm hùm. Nên chỉ còn
cách tìm đánh cá nhân, con người của TT Trump qua những chuyện vớ vẩn như tố
Trump là vua nói láo, hay chuyên giao du với gái điếm cách đây vài chục năm.
Đó sẽ là ‘chiến lược’ tranh cử căn bản
của đảng DC cho dù lãnh tụ khối DC tại Thượng Viện, TNS Chuck Schumer đã cảnh
giác các đồng chí “đánh cá nhân Trump không thể nào là sách lược tranh cử hữu
hiệu”.
Về phiá CH, rõ ràng là DC chẳng có chính sách kinh bang tế thế nào để rao
bán cho cử tri hết. Chẳng lẽ lại ra hứa hẹn tăng thuế tất cả mọi người, để dành
kỷ lục mới về số người lãnh trợ cấp? Hay hứa hẹn mở toang biên giới cho băng đảng
di dân lậu hay khủng bố vào Mỹ?
Đã vậy, hiện nay, cũng chẳng hiểu ai đang lãnh đạo đảng DC nữa vì DC thực sự
ra chẳng có ai là lãnh tụ, là ngôi sao sáng mới chớm nở.
TT Obama thì đã về hưu và cho đến nay tương đối giữ thế im lặng, chưa xuất
quân ra đánh CH. TT Trump cũng không muốn khua chiêng trống gì đối với TT Obama
vì ông đang lẳng lặng tháo gỡ gia tài chính trị của Obama, từng luật một, từng
thủ tục hành chánh một. Những việc này, kín đáo làm sẽ hiệu quả hơn nhiều.
Thôi thì chỉ còn... hai đối tượng để đánh. Bà Hillary và bà Pelosi.
Bà Hillary cho đến nay vẫn còn giận dữ, không chịu về nhà ôm cháu ngoại, mà
vẫn đi lòng vòng giải thích ‘rằng thì là mà’. Lợi thế lớn của CH là bà vẫn chưa
hiểu được mỗi lần bà lên tiếng biện giải cho việc thất cử lại là môt lần giúp
cho CH xỉa tay vào những lý do quan trọng nhất bà đã thua cuộc: mất phiếu của
dân trung lưu và lao động, mất phiếu qua chính sách thiên tả sai lầm của TT
Obama, và mất phiếu qua việc chính bà Hillary đã nhục mạ họ, gọi họ là đám ‘”tệ
hại hết thuốc chữa”.
Bà Nancy Pelosi, cựu chủ tịch Hạ Viện DC thì lại có vấn đề khác. Càng ngày
bà càng trở nên thiên tả cực đoan, đã vậy còn càng ngày càng lẩm cẩm, nói lộn,
cà lăm. Bà là người chính chịu trách nhiệm về những thất bại liên tục của DC tại
Hạ Viện, nhất là cuộc đại bại lịch sử năm 2010, nhưng nhất định nằng nặc
bám lấy vai trò lãnh đạo, không chịu nhường lại cho thế hệ DC trẻ.
Trong những tháng tới, nếu TT Obama
tiếp tục im tiếng, ta sẽ thấy hai bà này bị CH mang ra làm đối tượng để đánh.
ĐẢNG DÂN CHỦ ÁP LỰC ỨNG CỬ
VIÊN GỐC VIỆT
Tin báo chí cho biết đảng DC đang bối rối đối phó với cái nạn ‘lạm phát’
ứng cử viên cho cuộc bầu quốc hội giữa mùa tháng Mười Một tới.
Trong khung cảnh phân hóa chính trị nặng nề hiện nay, với TT Trump đang
bị phe cấp tiến coi như đại thù, quá nhiều chính khách địa phương đã tự phong
cho mình vai trò cứu nhân độ thế, nhẩy ra tranh cử đủ loại chức vụ đủ cấp, với
mục đích chống chính quyền Trump. Quá nhiều ứng cử viên dĩ nhiên sẽ đưa đến
tình trạng tự cấu xé nhau đến chết ngay trong nội bộ đảng DC. Do đó, Ủy Ban Quốc
Gia của đảng DC, với trách nhiệm chính là điều hợp các cuộc tranh cử trên cả nước,
đã phải vất vả lựa chọn ủng hộ ai, bác bỏ ai.
Tại Quận Cam, Ủy Ban đang cố gắng khuyến cáo một ứng cử viên gốc Việt,
bà Mai Khanh Trần, nên rút lui để dồn phiếu cho ông Gil Cisneros.
Vấn đề ở đây không phải là đảng DC ‘kỳ thị’ dân gốc Việt, hay ‘kỳ thị’
phụ nữ, để ủng hộ một ông gốc Mễ. Mà là trong thực tế chính trị Mỹ, dân Mỹ gốc
Việt chúng ta chưa đủ sức mạnh chính trị cũng như chưa đủ dân số để có một tiếng
nói đáng lưu ý. Đảng DC làm con tính sơ đảng: cử tri gốc Mễ đông hơn cử tri gốc
Việt.
Dĩ nhiên đây là cách tính toán có thể hiểu được của đảng DC, nhưng dù
sao, cũng là một quyết định thiếu dân chủ, không tôn trọng tiếng nói của cộng đồng
gốc Việt. Đúng ra, đảng DC phải giữ thế trung lập, không thiên vị ai, cứ để yên
cho bà Trần ra tranh cử và để cử tri quyết định.
DÂN MỸ CHÁN MUELLER
Theo thăm dò mới nhất của McLaughlin & Associates, một cơ quan thăm dò của TT Clinton trước đây, một
số lớn (43%) dân Mỹ cho rằng
công tố Mueller đã chẳng tìm ra được bằng chứng gì để kết án TT Trump bất cứ tội
gì, so với 33% nghĩ ông Mueller đã tìm thấy cái gì đó.
Bằng một tỷ lệ tương tự, dân Mỹ cũng nghĩ công tố
Mueller đã đi ra ngoài vòng trách nhiệm được giao phó, vì đã điều tra những
chuyện chẳng liên quan gì đến việc thông đồng với Nga. 52% cũng cho rằng cuộc điều tra đã kéo
dài quá lâu và tốn quá nhiều tiền, so với 32% không nghĩ như vậy.
Một nửa dân (50% so với 40%) cho rằng những người đánh phá TT Trump nên
chấm dứt việc này và để cho TT Trump làm
việc.
Trong khi đó, Ủy Ban Điều Tra về việc ông Trump thông đồng với Nga tại
Hạ Viện đã chính thức chấm dứt cuộc điều tra, với kết luận không có dấu vết gì
về một thông đồng nào hết. Ủy Ban xác nhận Nga có tìm cách thâm nhập và phá rối
cuộc bầu cử, nhưng không có thông đồng gì với ban vận động của ứng cử viên
Trump hết.
Các dân biểu DC trong Ủy Ban dĩ nhiên đã phản đối,
cho rằng Ủy Ban chưa làm việc kỹ lưỡng, chưa tra hỏi đủ nhân chứng.
Dù sao thì việc làm của Ủy Ban cũng sẽ gây khó khăn
lớn cho công tố Mueller. Nếu ông muốn kết tội TT Trump thông đồng sẽ phải có bằng
chứng và nhân chứng cụ thể có tính thuyết phục tuyệt đối, nếu không sẽ lộ mặt
phe phái ngay.
CỰU
GIÁM ĐỐC FBI COMEY BỊ ĐIỀU TRA
Tin mới nhất, cựu giám đốc FBI, ông James Comey,
đang bị tổng thanh tra FBI điều tra vì có thể ông đã vi phạm luật về bảo mật quốc
gia.
Theo ông Comey, thì ông đã xì một bản ghi nhớ
-memo- riêng của ông cho một giáo sư đại học Columbia để ông này xì ra cho báo,
với mục đích ép bộ Tư Pháp phải bổ nhiệm một công tố đặc biệt điều tra về việc ban
vận động của ông Trump có thể đã thông đồng với Nga. Ông Comey cho biết bản ghi
chú này không phải là tài liệu được xếp loại ‘mật’.
Tổng thanh tra FBI nghi ngờ ông Comey đã xì ra tới 4 bản ghi chú chứ không phải một, và cả bốn đều có
những tin được xếp loại mật.
Nếu thật sự ông Comey đã xì ra bốn bàn ghi chú có
tin mật thì ông có thể bị bộ Tư Pháp truy tố ra tòa, lãnh án tù như chơi.
PHE DÂN CHỦ CHỐNG PHÊ CHUẨN
BỘ TRƯỞNG CỰU CHIẾN BINH
Sau khi bộ trưởng Cựu Chiến Binh David Shulkin (nhân viên nội các duy
nhất của TT Obama còn được lưu giữ) bị cách chức vì tham nhũng, TT Trump đã đề cử bác sĩ của Tòa Bạch Ốc, tướng
Ronny Jackson thay thế.
Nhưng vài ngày trước khi Thượng Viện cứu xét, ông Jackson đã bị một vài
nhân viên của ông tố cáo nhiều tội như say xỉn, không có khả năng quản trị, gây
bất mãn trong nhân viên,... Thượng Viện đã đình hoãn buổi điều trần để có thêm
chi tiết về những tố cáo này.
Cũng cần nhắc lại, BS Jackson đã là y sĩ cho ba tổng thống từ TT Bush con. TT
Obama đã từng ca tụng ông bác sĩ này hết cỡ, như một người lãnh đạo dư thừa khả
năng, đáng được thăng tướng ‘ngay lập tức’. Khi TT Obama thăng cấp tướng cho
ông Jackson thì cũng cần Thượng Viện phê chuẩn, tức là lại thêm một lần khảo
sát mà ông vẫn qua lọt. Nhưng bây giờ thì kẹt. Tại sao? Tại vì BS Jackson đã phạm
cái tội tầy trời là mới đây đã dám tuyên bố TT Trump không bị khùng!
(Hình như đã không có báo Mỹ hay báo Việt nào nhắc lại lý do này!)
Thế mới thấy phe đối lập DC và cả một vài nghị sĩ ‘đồng minh’ CH cũng tìm đủ
cách gây khó dễ cho TT Trump.
Tin giờ chót, BS Jackson đã rút tên, không nhận sự đề cử của TT Trump nữa
vì ông không muốn trở thành một rắc rối cho TT Trump trong khi ông vẫn khẳng định
những tố giác đều là phịa, vô căn cứ. Phát ngôn viên Tòa Bạch Ốc nhắc lại ông
Jackson đã là bác sĩ lo cho sức khỏe của ba tổng thống, tất nhiên đã phải trải
qua tất cả những khảo sát về tư cách cá nhân và khả năng chuyên môn, không thể
nào có chuyện một bác sĩ say xỉn có thể chăm sóc ba tổng thống.
CHUYỆN BẮC HÀN
Lần đầu tiên trong lịch sử phân chia Nam-Bắc Hàn, lãnh tụ BH đã bước qua vĩ
tuyến 38 để gặp TT Nam Hàn, rồi nắm tay ông dắt qua ‘biên giới’ BH trước
khi trở vào phòng họp phiá NH.
Thượng nghị sĩ CH Lindsey Graham, một trong những ông CH chống TT Trump hăng
nhất, đã xác nhận nếu có được một thỏa hiệp ‘phi nguyên tử hoá’ bán đảo Hàn Quốc
thì TT Trump rất xứng nhận giải Nobel Hoà Bình. Ngay cả đài TV thù địch nặng,
CNN, cũng phải nhìn nhận TT Trump xứng đáng nhận giải Nobel Hòa Bình nếu một thỏa
hiệp hòa bình lâu dài có thể đạt được.
Trung Cộng đang bối rối không biết phải xử trí ra sao trước vụ đàm phán Mỹ-Bắc
Hàn. Ban đầu, TC lo ngại việc có một cường quốc có bom nguyên tử sát nách, lại
bị thống trị bởi một chủ tịch cực kỳ tàn bạo và bất nhất, khó kiểm soát. Từ đó,
TC đã kín đáo tiếp tay với Mỹ để áp lực BH. Nhưng rồi bất ngờ Cậu Ấm Ủn có vẻ
muốn đi quá xa và quá nhanh, trong việc đàm phán và nhượng bộ Mỹ. Cho dù Cậu Ấm
Ủn đã đủ khôn ngoan để đích thân đi tới Bắc Bình để trấn an cũng như vuốt ve chủ
tịch Tập, TC cũng đã không yên trí gì, nhất là trong việc đàm phán Mỹ-BH không
có sự hiện diện của TC.
Mới đây, cũng đã có tin là khu hầm núi BH thử nghiệm bom và hoả tiễn đã bị
xập vì những thử nghiệm bom nguyên tử của BH. Phần lớn hẩm nằm dưới lòng đất
khoảng 700 thước đã bị xập,
thiêu hủy khá nhiều cơ sở cũng như giết hại hàng loạt kỹ sư. Đưa đến ‘thiện chí’ lạ lùng của Cậu Ấm. Tin
này cho đến nay, chưa được kiểm chứng. Có thể là sự thật, cũng có thể là fake
news của phe cấp tiến hay Trung Cộng tung ra để hạ giá thành quả tạo hòa bình của
TT Trump.
Vài ngày trước khi đô đốc Harry Harris, cựu tư lệnh lực lượng quân sự Mỹ tại
Thái Bình Dương được ra trước Thượng Viện để phê chuẩn việc ông được bổ nhiệm
làm đại sứ Mỹ tại Úc, TT Trump đã thay đổi quyết định, bổ nhiệm đô đốc Harris
làm đại sứ Mỹ tại Nam Hàn.
TT Trump khi thay đổi quyết định, đã muốn chuyển đi một thông điệp lớn: Mỹ
rất coi trọng vấn đề Hàn Quốc và đang chuẩn bị rất kỹ việc đàm phán với Bắc Hàn
trên một tư thế mạnh. Đô đốc Harris là một tướng nổi tiếng ‘diều hâu’, chống
Trung Cộng mạnh và chủ trương cứng rắn với Bắc Hàn.
Việc thuyên chuyển này đã được cả Nam Hàn lẫn Nhật Bản hoan nghênh ngay,
nhưng lại bị Úc bất mãn và Trung Cộng phản đối. Úc bất mãn vì sợ Mỹ đã hạ giá
quan hệ Úc-Mỹ khi rút lại việc bổ nhiệm một nhân vật nặng ký như ông Harris làm
đại sứ tại Úc, trong khi Trung Cộng phản đối vì quan điểm chống Trung Cộng mạnh
của đô đốc Harris.
Thật ra, câu chuyện đàm phán Mỹ-BH hết sức rắc rối, chẳng có gì rõ ràng hết,
ta cần đề cao cảnh giác theo dõi kỹ, chứ không thể vội vã đả kích hay hoan
nghênh quá sớm. Có khi cuối cùng sẽ không có cuộc họp mặt Trump-Kim không chừng.
Cũng có thể một họp mặt Trump-Kim sẽ trở thành không cần thiết nếu BH và NH đạt
được thỏa hiệp với sự ‘giựt giây’ trong hậu trường của cả Mỹ lẫn Trung Cộng.
LUẬT MỚI Ở MỸ?
Một ông Mỹ ở New York vào quán uống rượu, nhưng sau đó bị đuổi ra khỏi quán
vì cái tội đội cái mũ đỏ có hàng chữ ‘Make America Great Again’. Đó là lý do
ông này đã thưa kiện quán nhậu ra tòa vì tội ‘kỳ thị quan điểm chính trị’.
Quan tòa tại New York (dĩ
nhiên!) đã phán quán nhậu không bị tội gì hết, có quyền đuổi ông ra khỏi
quán, vì luật Mỹ không có điều khoản nào chống nạn ‘kỳ thị quan điểm chính trị’.
APRIL 21 - 2018
DÂN CALI ĐÓNG THUẾ NHIỀU HƠN
Việc Cali chống TT Trump ai cũng đã
biết quá rõ. Mấy ông bà gọi là ‘nghèo’ chống vì lo sợ TT Trump và đảng CH cắt bớt
trợ cấp dĩ nhiên vì đó là bài ca con cá vàng mà đảng CH ca đi hát lại chắc là từ
ngày ông Colombus mới khám phá ra đất Mỹ. Rồi mới đây, càng chống dữ hơn vì luật
thuế mới mà TTDC tố là luật ‘lấy tiền người nghèo cho nhà giàu’. Sự thật có hơi
khác.
Tổ chức Franchise Tax Board vừa thực
hiện một cuộc nghiên cứu về tác dụng luật thuế mới đối với dân Cali. Kết quả rất
là thú vị, hoàn toàn trái ngược lại với cái lập luận ngớ ngẩn của TTDC:
-
Hơn một triệu dân Cali bị đánh thuế cao hơn, tổng
cộng đóng thêm cho bác Sam hơn một chục tỷ đô tiền thuế. Xin các cụ tỵ nạn khoan la hoảng. Tất cả những người bị
đóng thuế nặng hơn đều là tỷ phú và triệu phú hết chứ không phải các cụ đâu. Họ
bị đóng thuế cao chỉ vì thuế lợi tức và thuế nhà họ đóng cho tiểu bang không
còn được khấu trừ vào tiền thuế đóng cho liên bang nữa. Ví dụ như họ có lợi tức
một triệu đô: trước đây họ phải đóng khoảng 130.000 đô (13%) thuế lợi tức
tiểu bang Cali, số tiền này được khấu trừ hết trong tiền thuế đóng cho liên
bang. Bây giờ, họ chỉ được khấu trừ tối đa 10.000, tức là phải đóng thêm
120.000 đô cho liên bang.
-
Trong
số này có 43.000 người có lợi tức trên một triệu đô, và họ phải đóng
thêm đâu 9 tỷ thuế.
-
Khoảng
750.000 người có nhà bạc triệu
cũng như có lợi tức trên 250.000 đô một năm, đóng thêm tổng cộng hơn một tỷ cho bác Sam.
Hầu hết là các tài tử, ca sĩ, thể tháo gia, đại gia vùng Silicon Valley. Cũng
phải hiểu cho rõ là trong khi họ phải đóng thêm thuế cho chính phủ liên bang,
thì số tiền thuế họ phải đóng cho tiểu bang lại chẳng được thống đốc Jerry
Brown bớt xu nào, không có ảnh hưởng gì đến các trợ cấp của tiểu bang cho các cụ
đâu.
Ai là người trước đây la hét luật thuế mới ‘lấy tiền nhà nghèo cho nhà
giàu’, xin giơ tay lên xem.
TT TRUMP XÉT LẠI TẤT CẢ CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỢ CẤP AN SINH
Trong một sắc lệnh, TT Trump đã ra
lệnh cho bộ Y Tế, bộ Gia Cư, bộ Canh Nông, và tất cả các cơ quan chính quyền có
liên quan đến các trợ cấp dưới đủ hình thức, phải cứu xét lại toàn diện tất cả
các chương trình trợ cấp như Medicaid, phiếu thực phẩm, trợ cấp tiền nhà (housing), trợ cấp đông
con, trợ cấp thất nghiệp,…
Dưới thời TT Obama, những loại trợ
cấp này đều vọt lên những mức kỷ lục lịch sử chưa từng thấy trong chính sách ‘hối
lộ’ để mua phiếu cử tri của TT Obama. Không có báo nào đăng những chi tiết về
chuyện lạm dụng trợ cấp, nhưng cả nước, nhất là trong khối dân nhận trợ cấp,
không ai không biết chế độ trợ cấp đã bị lạm dụng như chưa từng thấy. Trong cộng
đồng tỵ nạn ta, không ai không biết chuyện không biết bao nhiêu người đi làm cả
chục ngàn tiền mặt mỗi tháng, nhưng vẫn lãnh phiếu thực phẩm, hay có hai ba nhà
cho thuê nhưng vẫn nhận tiền housing, đi đánh bạc Las Vegas hay du lịch Việt
Nam bằng tiền trợ cấp.
TT Trump đã ra lệnh truy xét lại
cho kỹ để giảm bớt những lạm dụng trên. Ông cũng có chương trình giảm bớt trợ cấp
qua những hình thức bắt buộc những người nhận phải tìm cách có việc làm, có lợi
tức chứ không thể tiếp tục nằm dài coi football, uống bia ăn BBQ, hay sản xuất
tý nhau không bố.
Cách đây ít lâu, có lệnh một số người
muốn có Medicaid (bảo hiểm y tế cho những người lợi tức thấp), phải có công ăn
việc làm tối thiểu nếu họ có đủ điều kiện đi làm như trong tuổi đi làm, khoẻ mạnh.
TTDC xuyên tạc ngay là TT Trump bắt những người đang có bệnh phải chống nạng đi
làm mới được bảo hiểm Medicaid. Sự thật là luật mới đòi hỏi họ phải có đi làm
khi chưa bệnh hay sau khi hết bệnh, mới được bảo hiểm Medicaid khi bị bệnh, chứ
không ai làm chuyện vô lý đòi bệnh nhân phải ra khỏi nhà thương đi kiếm việc
làm. Điều lạ lùng là xuyên tạc ngây ngô vô lý vậy mà không ít cụ tỵ nạn tin
ngay và nhẩy vào email làm cái loa thông dịch.
Quyết định này của TT Trump bảo đảm
sẽ bị TTDC ‘tru tréo là Trump cắt tiền
trợ cấp’ để khích động dân đang lãnh trợ cấp, nhưng sẽ được giới trung
lưu hoan nghênh hết mình vì họ đã là những nạn nhân cầy sâu cuốc bẩm đóng thuế
mệt nghỉ để đưa tiền cho TT Obama đi mua phiếu.
MỸ CÓ THỂ TRỞ LẠI TPP
TT Trump mới đây đã đánh tiếng có thể cứu xét lại việc gia nhập Hiệp Ước
Liên Thái Bình Dương, TPP, trở lại.
TTDC nhẩy nhổm lên tố cáo TT Trump hoặc là tráo trở, nuốt lời hứa khi tranh
cử, hoặc là mù mờ, không biết mình đang làm gì. Vẫn chỉ nằm trong kế sách đánh
Trump chết bỏ, bất kể chuyện gì, bất kể cách nào.
Phải nhớ là TT Trump là một nhà kinh doanh, tất cả đều là ‘trả giá để mua
hàng đúng giá’, không bị hớ. Chính trường chẳng khác gì thương trường. TT Trump
coi các hiệp ước thương mại quốc tế như TPP, NAFTA,... đều bất lợi cho Mỹ và tuyên
bố rút lui. Ngay cả thỏa thuận Paris về chuyện hâm nóng địa cầu cũng không
khác. Nhưng rút lui không có nghĩa là đóng cửa rút cầu hoàn toàn, mà chỉ có
nghĩa rút ra trong những điều kiện hiện hữu để điều đình lại những điều kiện mới
cho hợp với quyền lợi của Mỹ hơn thôi. Cũng không có nghiã là Mỹ sẽ trở lại TPP
hay thỏa thuận Paris vì tất cả vẫn tùy việc thương lượng giá cả.
Hiểu giản dị như một độc giả đi mua hàng: phải trả giá, nếu thấy giá cao,
có thể bỏ đi qua cửa tiệm khác, nhưng không có nghĩa là không thể trở lại, trả
giá lại. Cũng không có nghĩa là sẽ mua với bất cứ giá nào.
ĐÀM PHÁN MỸ - BẮC HÀN
Chính phủ Mỹ vừa xác nhận ông Mike Pompeo, cựu giám đốc CIA và tân bộ trưởng
Ngoại Giao (chưa được Thượng
Viện phê chuẩn) đã bí mật đi Bình Nhưỡng gặp chủ tịch Kim Jong Un cách
đây hai tuần. Không có chi tiết nào khác được tiết lộ.
Có tin hiện nay hai bên đang điều
đình về địa điểm gặp gỡ. Có ít nhất là 5 nơi có thể được chọn là các thủ đô
Mông Cổ và Thụy Điển, Geneva ở Thụy Sỹ, một địa điểm ở Đông Nam Á có thể là
Singapore hay Kuala Lumpur, hay trên một chiến hạm đậu ngoài khơi Hàn Quốc. Trả
lời một câu hỏi của báo chí về việc có thể họp ở Mỹ không thì TT Trump đã trả lời
ngắn gọn “không”. Họp ở Bình Nhưỡng thì chắc chắc là không thể vì không có cách
nào bảo đảm an toàn cho tổng thống Mỹ.
Dù sao thì việc ông Pompeo đích
thân đi Bình Nhưỡng gặp Cậu Ấm Ủn cũng là một chỉ dấu rõ ràng là cuộc họp mặt
giữa TT Trump và CT Ủn không phải chỉ là đòn chiến tranh tâm lý, tuy vẫn chưa
chắc chắn là sẽ thực sự xẩy ra, hay sẽ có kết quả cụ thể nào.
TT Nam Hàn đã cho biết BH muốn điều
đình về việc hủy bỏ tất cả vũ khí nguyên tử của BH. Cậu Ấm Ủn cũng không đòi hỏi
việc Mỹ phải rút hết quân ra khỏi Nam Hàn. Ngay sau đó, BH thông báo sẽ chấm dứt mọi thử
nghiệm và đóng cửa căn cứ thử nghiệm vũ khí nguyên tử luôn. Chưa bao giờ BH lại
có thái độ dễ dãi như vậy từ xưa đến nay, cho dù Mỹ chưa có bất cứ nhượng bộ
nào ngoài việc TT Trump chấp nhận nói chuyện. TTDC không bàn luận gì. Thử tưởng
tượng chuyện này xẩy ra dưới trào Obama xem TTDC sẽ khua chiêng trống đinh tai
nhức óc tới cỡ nào.
PHÚC TRÌNH CỦA TỔNG THANH
TRA VỀ ÔNG McCABE
Tổng Thanh Tra bộ Tư Pháp, ông Michael Horowitz, do TT Obama bổ nhiệm, đã công
bố phúc trình của ông về cựu phó giám đốc FBI Andrew McCabe. Phúc trình này trước
đây bị giữ bí mật, là căn bản bộ trưởng Tư Pháp Jeff Sessions đã dùng để cách
chức ông McCabe hai ngày trước khi ông này về hưu.
Theo phúc trình, ông McCabe đã vi phạm luật một cách trầm trọng khi cố tình
xì những tin bí mật về cuộc điều tra emails của bà Hillary cho báo Wall Street
Journal. Khi bị hỏi thì ông McCabe cho đó là tin bình thường, không có gì bí mật
và ông đã được GĐ Comey cho phép đàng hoàng. GĐ Comey đã nói ông không hay biết
gì về chuyện ông McCabe xì tin cho đến khi ông đọc được trên báo. Theo ông tổng
thanh tra, ông McCabe đã nói láo khi nói đó không phải là tin mật và khi nói GĐ
Comey đã cho phép.
Trước đó, báo WSJ đã viết bài có ý phê bình ông McCabe đã tìm cách bao che
cho bà Hillary (vợ ông McCabe là ứng cử viên dân biểu của đảng DC, đã nhận
khoảng 800.000 đô yểm trợ từ Ủy Ban
Quốc Gia của đảng DC). Ông
McCabe xì tin ra có mục đích tự bào chữa cho mình.
Ông McCabe đang ngồi viết hồi ký. Bảo
đảm sẽ lại là một thiên hùng sử của một nhân vật đã can đảm dám đứng lên chống
lại hung thần Trump, không khác gì hồi ký của ông Comey. Có điều thú vị hơn là
ông McCabe sẽ đánh ông Comey luôn vì cho là ông này đã chấp nhận cho ông McCabe
xì tin để rồi sau đó chối bay biến chuyện này, để ông McCabe lãnh tội một mình.
Để coi hai ông cựu chánh và cựu phó –cả hai đều do TT Obama bổ nhiệm và đều bị
TT Trump sa thải- đánh nhau như thế nào. Chỉ cần nhìn vào hai ông chánh phó túm
tóc đánh nhau thì thấy rõ tư cách của nội các của Đấng Tiên Tri, phải không các
cụ tỵ nạn?
Tin giờ chót, tổng thanh tra bộ Tư Pháp đang cứu xét việc truy tố ông McCabe
ra tòa về nhiều tội hình sự nặng, đặc biệt là đã nói láo liên tục với các thanh
tra.
QUAN TÒA BÁC ĐƠN CỦA LS COHEN
Sau khi FBI đột kích tịch thu hàng loạt tài liệu của luật sư riêng của TT
Trump, ông Michael Cohen, ông này đã xin tòa cho phép ông coi lại những tài liệu
đã bị FBI tịch thu vì ông cho rằng trong đó có rất nhiều tài liệu có tính trao
đổi riêng tư giữa ông và TT Trump, là những trao đổi được bảo vệ bởi Hiến Pháp,
không liên hệ gì đến chuyện thưa kiện với bà Stormy Daniels.
Bà quan tòa Kimba Wood của tòa Nam New York đã bác đơn xin của ông Cohen,
cho phép FBI toàn quyền xem xét các hồ sơ họ đã tịch thu, tuy nhiên bà cũng cho
biết, “có thể” bà sẽ bổ nhiệm một thẩm phán độc lập để xem xét hồ sơ đó trước.
Từ lúc bà “có thể” đến khi bà quyết định bổ nhiệm, chắc các luật sư của FBI và
công tố Mueller đã xem xong hết các tài liệu rồi.
Việc bà Wood thụ lý vụ ông Cohen hứa hẹn một tương lai không tốt đẹp lắm
cho cả ông Cohen lẫn TT Trump. Các quan tòa Cali và New York là những quan tòa
ít cảm tình với TT Trump nhất và ít khi có phán quyết có lợi cho tổng thống.
Chắc vài độc giả còn nhớ, bà Kimba Wood là quan tòa cấp tiến, trước đây đã
từng được TT Clinton đề cử làm bộ trưởng Tư Pháp, nhưng sau đó TT Clinton rút lại
quyết định vì khám phá ra bà Wood khi đó dùng di dân lậu làm người giúp việc
nhà, vừa trả lương chết đói vừa khỏi phải đóng thuế social security cho họ. Đây
cũng là một lý do lớn các quan chức và đại gia DC chống việc trục xuất di dân lậu.
Trước khi bà Wood được TT Clinton đề cử thì bà Zoe Baird cũng đã được TT
Clinton đề cử làm bộ trưởng Tư Pháp và cũng đã phải rút lui vì đã dùng di dân lậu
làm gia nhân. Sau khi cả hai bà Baird và Wood phải rút lui, thì TT Clinton đã bổ
nhiệm bà Janet Reno làm bộ trưởng Tư Pháp.
Bà Reno bổ nhiệm công tố đặc biệt để điều tra về chuyện mua đất đai tại
Whitewater, tiểu bang Arkansas, rốt cuộc công tố đặc biệt truy tố TT Clinton về
vụ Monica, cho dù hai chuyện chẳng ăn nhập gì đến nhau. Bài học của bà Reno,
ông thứ trưởng Rosenstein hiển nhiên đã không học được khi ông bổ nhiệm ông
Mueller điều tra về vụ thông đồng với Nga để bây giờ thấy ông Mueller đi lùng
chuyện ông Trump ngủ với gái điếm cách đây cả chục năm.
Thẩm phán Kenneth Starr, cựu công tố đã truy tố TT Clinton về vụ Monica, đã
nhận định công tố Mueller đã đi quá xa khi đột kích văn phòng luật sư riêng của
TT Trump, và tòa án Nam New York đã sai lầm khi cho phép cuộc đột kích này.
TTDC đang tiên đoán ông Cohen sẽ phản TT Trump và khai cả vạn tội để tránh
bị tù đến mãn đời. Hình như TTDC quên mất một yếu tố then chốt: TT Trump có quyền
ân xá vô điều kiện tất cả những ai ông muốn ân xá bất kể tội gì, hoàn toàn hợp
pháp và hợp hiến. Những con tép bị ông Mueller bắt làm mồi, nhất là LS Cohen, đều
hiểu chuyện này rõ hơn ai hết và sẽ uốn lưỡi ít nhất 7 lần trước khi khai báo bất cứ chuyện gì cho công
tố Mueller.
ĐẢNG DÂN CHỦ KIỆN ĐẢNG CỘNG
HÒA
Đảng DC đã chính thức nộp đơn kiện đảng CH toa rập với Nga và Wikileaks để
phá bà Hillary, đưa đến thắng lợi cho ông Trump trong cuộc tranh cử tổng thống
vừa qua, tại tòa án New York. Đảng DC đòi bồi thường thiệt hại đâu vài chục triệu
đô.
Kẻ này hiểu nôm na như vậy có nghĩa là đối với đảng DC, việc mất Tòa Bạch Ốc
chỉ là chuyện mất vài chục triệu đô, cần phải bồi thường để bù đắp thiệt hại.
Bà Hillary bỏ ra gần một tỷ để tranh cử, bây giờ thua, đòi gỡ lại vài chục triệu
cho đỡ buồn?
Năm 1972, sau chiến thắng
của TT Nixon, đảng DC cũng đã thưa kiện đảng CH y chang, đòi bồi thường thiệt hại,
rốt cuộc chẳng đi đến đâu. Lần này chắc cũng không khác, chẳng đi đến đâu, chỉ
là chuyện ruồi bu nằm trong kế hoạch vận động tranh cử cho cuộc bầu cử cuối năm
nay thôi. Chẳng đi đến đâu vì chẳng có bất cứ bằng chứng gì về chuyện thông đồng
với Nga. Nếu có thì công tố Mueller đã mần thịt TT Trump từ lâu rồi. Đúng là
chuyện dấm dớ.
CHÍNH KHÁCH DÂN CHỦ KIẾM PHIẾU
Thống đốc DC của tiểu bang New York, Andrew Cuomo, ký sắc lệnh cho phép những
phạm nhân còn đang bị án nhưng được tại ngoại –on parole-, được đi bầu như tất
cả mọi người. Khoảng 35.000
phạm nhân sẽ được hưởng đặc ân này. Đại đa số là dân da đen và da nâu, là khối
cử tri căn bản của đảng DC.
Ông Cuomo đang phải ra tranh cử chống một ngôi sao mới của đảng DC tại New
York, bà Cynthia Nixon.
Tại Mỹ, có 48 tiểu bang có luật cấm những người phạm
pháp không được tham gia bầu cử. Các
tiểu bang DC thường có chính sách bầu bán rất dễ dãi cho các phạm nhân. Chẳng hạn
như tại hai tiểu bang Vermont (của cụ xã nghĩa Bernie Sanders) và Maine,
các tù nhân còn đang ngồi tù cũng có quyền đi bầu luôn. Ngược lại, cũng có một
số tiểu bang, phần lớn là theo CH, cấm các phạm nhân không được tham gia bầu
bán gì đến mãn đời, trừ phi được thống đốc đặc biệt cho phép, như Florida,
Iowa, Kentucky,…
GIẢM THUẾ KHÔNG CÓ LỢI CHO NHÀ GIÀU
Cơ quan không đảng phái Tax Policy
Center vừa công bố nghiên cứu của họ về tác dụng của luật giảm thuế mới của TT
Trump.
Theo họ, thì luật này không có lợi
gì cho ’nhà giàu’, không phải là chuyện ‘nhà nghèo phải đóng thuế thay cho nhà
giàu’ như TTDC và đảng DC xuyên tạc.
Với luật mới, nhóm 20% giàu nhất nước sẽ phải đóng góp tới 87% tổng số thu hoặch thuế của cả nước. Trong
luật thuế cũ, nhóm này đóng góp 84%, tức là bây giờ đóng góp 3% nhiều
hơn.
Nhóm 20% này là nhóm những người có
lợi tức hàng năm từ 150.000 đô trở lên.
Theo ước tính của Tax Policy
Center, khoảng một nửa dân Mỹ sẽ không đóng một xu thuế lợi tức nào. Gần như tất cả những người có lợi tức
dưới 50.000 đô sẽ không phải đóng
thuế lợi tức gì hết. Trong số những người phải đóng thuế, hơn hai phần
ba sẽ đóng thuế ít đi, 6% sẽ đóng
thuế cao hơn, phần còn lại, gần 20% vẫn đóng thuế ở mức trước.
Nhìn chung, mức giảm thuế cá nhân khác nhau tùy theo tiểu bang. Tại các tiểu
bang có thuế lợi tức cá nhân cao như Cali, trung bình, người dân được giảm thuế
khoảng 5%-6%, trong khi dân các tiểu bang không có thuế lợi tức tiểu
bang như Texas sẽ được giảm trung bình 10%.
Khối trung lưu cao với lợi tức từ
300.000 đến 700.000 đô sẽ được giảm thuế chừng 3%-4%, trong khi khối thượng lưu
với lợi tức trên một triệu được giảm thuế có 2%.
Ở Mỹ, có 9 tiểu bang
không đánh thuế lợi tức tiểu bang, trong đó có hai tiểu bang lớn là Texas và
Florida. Các tiểu bang khác đều có thuế lợi tức cá nhân, tuy ở mức khác nhau,
thấp nhất là North Dakota với mức thuế lợi tức khoảng dưới 3%. Cali có mức thuế lợi tức cá nhân cao nhất
nước, từ 7% tới gần 14%, tiếp
theo là Oregon, Minnesota, New Jersey, Vermont, New York. Tất cả đều là những
tiểu bang theo DC, bầu cho Obama và bà Hillary.
Bản đồ dưới đây cho thấy mức thuế lợi tức của từng tiểu bang.
ĐÀM PHÁN TRUMP – KIM TIẾN
TRIỂN
Cuộc đàm phán giữa TT Trump và Cậu Ấm Ủn đang được mọi bên xúc tiến tốt đẹp.
Một mặt, CIA đã có những buổi họp mật sơ khởi với các cơ quan an ninh Bắc
Hàn qua phái đoàn BH tại Liên Hiệp Quốc, và tại một quốc gia đệ tam để thảo luận
chi tiết như địa điểm, ngày giờ, nhân sự và dĩ nhiên, các biện pháp an ninh.
Cho đến nay, tất cả đều còn là bí mật, chưa ai biết gì về những chi tiết này.
Việc quan chức Mỹ nói chuyện với quan chức BH khá rắc rối vì hai bên không
thừa nhận nhau và không có quan hệ ngoại giao trực tiếp. Đã vậy, Mỹ hiện không
có ngoại trưởng mà cũng không có giám đốc CIA luôn. Cả hai vị mới được bổ nhiệm
chưa được Thượng Viện phê chuẩn.
Về địa điểm, đã có nhiều tin có thể là Thụy Điển, nhưng mới đây cũng có tin
là có thể sẽ đàm phán tại Mông Cổ (Ngoại Mông). Có một chi tiết nhỏ nhưng cần
lưu ý là Cậu Ấm rất sợ đi xa vì lo ngại đảo chánh, và cũng rất sợ đi máy bay vì
máy bay BH không an toàn lắm. Mới đây Cậu Ấm đi Bắc Kinh bằng xe lửa riêng. Đi
Mông Cổ bằng xe lửa riêng được, nhưng đi Thuỵ Điển thì phải đi máy bay dĩ
nhiên.
Nhưng quan trọng hơn nữa là các hoạt động ngoại giao liên quan đến vụ đàm
phán. Chính quyền BH đã xác nhận chủ tịch BH sẵn sàng nói chuyện giải giới lực
lượng nguyên tử -denuclearization- của BH.
Chính quyền Bắc Kinh đã chính thức “báo cáo’ cho chính phủ Mỹ nội dung cuộc
họp giữa hai chủ tịch TC và BH mới đây. Trong khi đó, thủ tướng Nhật sẽ bay qua
gặp TT Trump tại Florida trong tuần tới. Tất nhiên triển vọng họp mặt Mỹ-BH phải
khá chắc chắn nên thủ tướng Nhật mới phải đích thân qua gặp TT Trump khẩn cấp
như vậy.
NAM CALI PHẢN ĐỐI LUẬT ‘TIỂU BANG AN TOÀN CHO DI DÂN’
Biến chuyển mới nhất trong vụ di
dân lậu tại Cali: nam Cali nổi loạn chống luật ‘Tiểu Bang An Toàn Cho Di Dân Lậu’,
Sanctuary State Law, được biết là luật SB 54.
Khởi đi từ thành phố Los Alamitos thuộc quận Cam, ở ngoại ô Los Angeles, một phong trào thưa kiện tiểu bang Cali về luật này
đã bộc phát mạnh tại nam Cali. Cho đến nay, ngoài Los Alamitos, các thành phố trong quận Orange như Aliso Viejo, Fountain Valley, Huntington Beach, Mission Viejo, Newport Beach, Orange, Westminster, San Juan Capistrano và
Yorba Linda đã chính thức nộp đơn thưa. Quận Cam cũng đã thưa. Một vài thành phố ở ngoài quận Orange như Escondido (thuộc quận San Diego), Barstow, và Hesperia của quận San Bernadino cũng đã chống lại luật tiểu bang an toàn của TĐ Brown.
Cali là tiểu bang cấp tiến cực đoan
nhất nước. Đây là tiểu bang bầu cho bà Hillary nhiều nhất, tính theo tỷ lệ cũng
như số phiếu cử tri. Trong vụ bầu tổng thống vừa qua, bà Hillary đã thắng ông
Trump gần 6 triệu phiếu. Tính kết số cả nước thì bà Hillary thắng ông Trump 3
triệu phiếu, nghĩa là trên 49 tiểu
bang còn lại, ông Trump đã thắng bà Hillary 3 triệu phiếu. Nôm na ra, bà
Hillary là tổng thống Cali, ông Trump là tổng thống Mỹ quốc.
Tất cả các quan chức trong hệ thống
hành chánh Cali, cũng như tuyệt đại đa số dân cử Cali đều theo DC hết. Các vị
dân cử Cali gốc Việt, nếu may mắn không bị bịt miệng hay lôi ra khỏi phòng họp
thì tiếng nói cũng chẳng bao nhiêu vì bị đa số DC áp đảo hết.
Nhờ được dìu dắt bởi các quan cấp
tiến DC, Cali cũng đã trở thành tiểu bang với nhiều vấn đề nhức răng nhất:
-
thuế lợi tức tiểu bang cao nhất,
-
thuế dầu xăng cao nhất,
-
giá nhà cao nhất,
-
đời sống đắt đỏ nhất,
-
tiền phạt và lệ phí hành chánh đủ loại cao nhất,
-
nhiều người sống bằng trợ cấp nhất,
-
nhiều người nghèo nhất,
-
nhiều dân vô gia cư homeless nhất,
-
học sinh với kết quả sát hạch thấp nhất,
-
sinh viên thiên tả quá khích nhiều nhất,
-
nhiều dân xì ke ma túy nhất,
-
nhiều di dân lậu và băng đảng nhất,
-
nhiều luật ngớ ngẩn nhất như người phục dịch tiệm
ăn sẽ bị tù nếu đưa ông hút nước plastic cho khách hàng nếu người này không yêu
cầu.
GIÁM ĐỐC FBI VIẾT SÁCH
Cựu giám đốc FBI, ông Comey, đã viết hồi ký, dự tính sẽ tung ra bán tháng tới.
Việc ông Comey viết sách là chuyện bình thường của chính khách Mỹ sau khi về hưu,
luôn viết sách kiếm thêm chút tiền hưu, nhân tiện cũng ‘rằng thì là mà’ biện giải
những việc mình đã làm. Đây là những nhu
cầu quan trọng, nhất là đối với ông Comey đã bị TT Trump cách chức.
Theo những trích dẫn sơ khởi, hồi ký của ông Comey chỉ là
bản cáo trạng đả kích TT Trump từ đầu đến cuối, ngoài việc tự bào chữa cho những
sai lầm của chính mình.
Hiện nay đang có 5 cuộc điều tra dính liú không nhiều thì ít, tới ông
Comey, đó là các cuộc điều tra của công tố Mueller, Thượng Viện, Hạ Viện, tổng
thanh tra bộ Tư Pháp, tổng thanh tra FBI. Ông Comey coi như dùng chiến thuật
‘tiên hạ thủ vi cường’ tung hết những chuyện mình biết để vừa đánh chính quyền
Trump vừa phòng thân. Nhưng vấn đề là những điều ông viết ra trong sách có đúng
sự thật không, hay sẽ có những bóp méo có lợi cho chính mình.
Vấn đề được nêu lên ở đây vì chưa chi thì người ta đã thấy hai tiết lộ của
ông Comey và ông phụ tá McCabe hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Ông McCabe trước đây ra
lệnh xì một vài tin về cuộc điều tra emails bà Hillary ra cho báo Wall Street
Journal. Bị chất vấn bởi tổng thanh tra FBI, ông cho biết ông đã xin phép GĐ
Comey để làm chuyện này. Trong khi đó, ông Comey khẳng định ông không hề biết
chuyện ông McCabe xì tin mật cho WSJ cho đến khi ông đọc thấy tin này trên báo.
Trong hai người, tất nhiên có một người nói láo.
Quan trọng hơn nữa, theo nhận xét chung, việc ông viết sách khai lung tung
đủ chuyện, sẽ như là việc xì hỏa mù cho cả năm cuộc điều tra, chẳng ai biết đâu
là đâu nữa, đồng thời cũng có thể khiến các cuộc điều tra phải mở rộng ra thêm
để điều tra những chuyện mới mà ông Comey có thể tiết lộ.
Chẳng ai biết đâu là sự thật, chỉ biết ông Comey cũng chẳng khác gì cả đám
chính khách Mỹ, không bao giờ bỏ lỡ cơ hội kiếm thêm tí tiền còm. Không biết
ông Comey được trả bao nhiêu triệu đô cho cuốn sách, chỉ biết ông đang đi một
vòng nói chuyện quảng bá sách. Quý độc giả muốn đi nghe? Không có gì khó, chỉ cẩn
bỏ ra 1.000 đô thôi.
DÂN MỸ COI TV ĐÀI NÀO?
Hệ thống truyền hình Mỹ trên căn bản, có hai loại đài. Những đài TV bình
thường tất cả mọi người có thể bắt được qua ăng-ten thường, là các đài địa
phương, liên hệ trực tiếp đến 3 hệ thống TV chính của Mỹ là ABC, CBS và NBC. Cả
nước đều coi được những đài này, miễn phí. Ngoài ra, còn có hệ thống TV qua
giây cáp, cable TV, thông thường phải trả tiền các công ty giây cáp mới
coi được.
Trong hệ thống TV cáp, có cả mấy trăm đài, thuộc đủ loại chuyên ngành, chẳng
hạn như những đài chỉ có quảng cáo thương mại, hay có đài chuyên về gia chánh,
khí tượng, thể thao, tranh hoạt họa cho trẻ em, du lịch, ... không thiếu loại
nào hết.
Riêng về tin tức và bình luận chính trị, cũng có cả mấy chục đài. Có những
tổ chức, cơ quan chuyên làm thống kê số người coi các đài, quan trọng nhất là tổ
chức Nielsen. Đây là yếu tố quan trọng nhất, có thể nói là sống còn của các đài
no8i chung và các chương trình nói riêng. Nhiều người coi thì sẽ có nhiều quảng
cáo cũng như giá quảng cáo sẽ cao hơn.
Chúng ta chẳng dính dáng gì đến các chuyện quảng cáo, nhưng cũng nên biết
qua về các chương trình TV chính trị nào được dân Mỹ coi nhiều nhất, để có một
khái niệm về hậu thuẫn chính trị của các đài TV này. Dưới đây là vài con số mà
Nielsen đã đưa ra cho tháng Hai vừa qua.
-
Có
khoảng gần 80 chương trình TV
bàn về những chuyện chính trị.
-
Trong
20 chương trình nhiều
người coi nhất, 15 là của Fox News, 5 của MSNBC, một công ty con của NBC.
-
Tổng cộng số người coi 20 chương trình này là 40
triệu người. Hơn 30T coi các chương trình của Fox News, 10T coi các chương
trình của MSNBC.
-
Trong 5 chương trình top, Fox News chiếm hạng 1
(Hannity: 3,3T), 2 (Tucker Carlson: 3,2T), 4 (Ingraham: 2,6T), và 5 (Bret
Baier: 2,5T). MSNBC chiếm hạng 3 (Rachel Maddow: 2,9T). Tổng cộng Fox News:
11,6T, gấp 4 lần số người coi MSNBC.
-
Chương trình ‘hạng bét’ của Fox News là Fox News
At Night, hạng 19 với 1,5T người coi.
-
Chương trình ‘hạng nhất’ của CNN là của Anderson
Cooper, hạng 24, với 1,1T người coi. Nôm na là chương trình ăn khách nhất cùa
CNN vẫn đứng 5 bậc sau chương trình hạng bét của Fox News.
-
Tổng số người coi các chương trình của Fox News
lớn hơn tổng số các người coi tất cả các chương trình khác hợp lại, kể cả ABC,
NBC, CBS, MSNBC, và CNN.
CÁI NGUY CỦA VIỆC LÀM... CỰU
TỔNG THỐNG
Trong các chế độ dân chủ, người dân bầu tổng thống cho một hai nhiệm kỳ,
sau đó thì tổng thống yên ổn gác kiếm về nhà đi câu, cho tổng thống mới lên
thay thế. Nghe có vẻ lý tưởng, thần tiên. Nhưng thực tế coi bộ nhức đầu hơn nhiều.
Tin báo chí mới nhất, cựu tổng thống Brazil đã khăn gói vào ngồi tù 12 năm. Cựu tổng thống Nam Phi thì đang vác
chiếu hầu toà. Cựu tổng thống Peru đi tù rồi, xin ân xá bị bác.
Rồi tin mới nhất, cựu tổng thống Nam Hàn, bà Park Geun Hye đang làm tổng thống,
bị đàn hặc, truất phế, rồi ra tòa. Bây giờ bị tuyên án 24 năm tù.
Đại Hàn hiển nhiên đoạt kỷ lục về cựu tổng thống không bị giết thì cũng đi
tù. Từ sau chiến tranh Cao Ly cho tới nay, tổng cộng đã có 9 vị tổng thống. Hai vị tổng thống đầu tiên
là Lý Thừa Vãn và Phác Chánh Hy đều bị đảo chánh. Ông Lý đi lưu vong, ông Phác
bị giết. Tiếp theo là 7 tổng
thống, tất cả đều bị dính dáng vào tham nhũng, hoặc trực tiếp nhúng tay, hoặc vợ
con, hoặc phụ tá hay bạn tâm giao. Kết quả hoặc đi tù hoặc tự tử vì xấu hổ. Chẳng
có một người nào đi vào lịch sử một cách huy hoàng hết.
Mặt trái của dân chủ?
TT TRUMP MUỐN TRỤC XUẤT TỴ NẠN VIỆT?
Báo The Mercury News của Cali mới đăng tin cựu đại sứ Mỹ tại VN, Ted Osius
cho biết ông đã từ chức đại sứ vì TT Trump yêu cầu ông áp lực chính quyền CSVN
phải nhận khoảng 8.000 dân tỵ
nạn VN bị bắt và đang chờ trục xuất về VN.
Với tư cách là đồng hương tỵ nạn, không một người Việt tỵ nạn nào đọc sơ
qua mà không cảm thấy có cái gì khó chịu. Nhưng nhìn kỹ lại, sự thật không giản
dị như vậy.
Nhóm người này gồm có hai thành phần:
-
Phần
lớn là dân tỵ nạn CS thật, nhưng trong tình trạng được cư trú tạm chưa có quốc
tịch mà lại phạm pháp có án, do đó theo luật di trú Mỹ (không phải là luật mới
của Trump!) đều không được ở
lại để vào quốc tịch Mỹ, mà phải bị trục xuất về xứ gốc. Đây là việc làm thường
tình của tất cả các chính quyền Mỹ từ hồi nào đến giờ, kể cả dưới các TT Obama,
Bush, Clinton, gần đây. Cứ trong tình trạng chưa có quốc tịch mà phạm tội là
đương nhiên bị trục xuất về xứ, không cho ở lại, bất kể đến từ xứ nào, cho dù
là Anh hay Pháp hay Congo, chứ không phải chỉ áp dụng cho dân gốc Việt. Cũng chẳng
liên quan sơ múi gì đến TT Trump. Hầu hết những người này đều bị bắt và ra tòa
từ thời TT Obama.
-
Phần
còn lại là ‘Việt kiều lậu’ tức là dân VC, qua đây du lịch, hay du học, rồi ở lại
luôn, tức là di dân lậu gốc VC. Bị bắt và chờ trục xuất.
Tại sao lại có chuyện cả mấy ngàn người bị nhốt mà chưa bị trục xuất? Vì
chính quyền CSVN có thỏa thuận với Mỹ, như tất cả các quốc gia khác trên thế giới,
là sẽ nhận lại dân bị trục xuất theo công pháp quốc tế. Nhưng VC lại chỉ chịu
nhận lại những dân tới Mỹ sau 1995. Những người tới trước đó, VC không chịu nhận lại, lấy cớ là TT Clinton
chính thức nhìn nhận CSVN năm 1995, do đó CSVN chỉ cần tôn trọng quy ước quốc tế từ khi được công nhận thôi.
Đưa đến tình trạng mấy ngàn người kẹt cứng trong chính trị giữa Mỹ và VC. Họ
không được ở lại và không bao giờ được vào quốc tịch Mỹ, nhưng lại không thể bị
trục xuất về VN vì chính quyền CSVN không chịu nhận. Nếu tiếp tục ở Mỹ thì sẽ bị
nhốt vô hạn kỳ, coi như tù chung thân. TT Trump muốn giải quyết, tránh tình trạng
bế tắc này chỉ có hai cách: một là thay đổi luật Mỹ mà ông không có quyền (chỉ
có quốc hội mới có quyền thay đổi luật), hai là áp lực chính quyền VC nhận họ lại.
Với nhóm ‘Việt kiều lậu’, họ cần phải bị trục xuất, không có lý cớ gì để ở
lại hết. Đối với những người tỵ nạn phạm pháp, công bằng mà nói, họ đến Mỹ với
tư cách tỵ nạn qua một luật đặc biệt do quốc hội biểu quyết chứ không phải theo
diện di dân bình thường, do đó luật di dân đúng ra không áp dụng, và cho dù phạm
pháp, họ vẫn cần phải được cho ở lại vì đưa họ về VN bảo đảm họ sẽ bị khốn đốn,
kể cả những người qua Mỹ theo bố mẹ từ ngày mới hai ba tuổi, chẳng biết gì về
chuyện chống cộng hay không. Đây là vấn đề luật pháp, phải được giải quyết
trong khuôn khổ luật lệ hiện hành, chẳng liên quan gì đến TT Trump kỳ thị hay
không. Nhưng dĩ nhiên ‘phe ta’, TTDC và truyền thông thông ngôn khai thác như
là một lý cớ để đánh Trump thôi.
Đại sứ Osius, là đại sứ đeo cờ VC trên vạt áo, và đòi cất bỏ cờ vàng khi họp
với cộng đồng tỵ nạn tại Cali, tuyên bố ông ta đã ‘từ chức’ để phản đối TT
Trump. Đó là nói láo. Theo thông lệ ngoại giao Mỹ, các đại sứ không phải là đại
diện cho nước Mỹ, mà là đại diện cho tổng thống –Representative of the
President-, do đó, mỗi lần có thay đổi tổng thống là đương nhiên tất cả các đại
sứ Mỹ trên khắp thế giới đều phải từ chức hết. Một số về nước liền, một số được
ở lại nhiệm sở chờ đại sứ mới, nếu có nhu cầu công vụ. Ông Osius bắt buộc phải
từ chức ngay sau khi TT Trump tuyên thệ nhậm chức chứ không phải từ chức sau đó
để phản đối TT Trump. TT Trump lưu giữ ông lại để chuẩn bị cho việc TT Trump đi
VN, rồi ông Osius quyết định về Mỹ sau chuyến đi VN của TT Trump thôi.
CHUYỆN DÀI DI DÂN LẬU
Tin báo chí cho biết một đoàn người
gần 1.500 người, hầu hết là dân
Honduras, phần nhỏ là dân Guatemala, đang đi bộ vượt biên giới Mexico dự tính
lên phiá bắc, để rồi cuối cùng vượt biên giới Mễ vào Mỹ.
Đoàn người băng qua biên giới và được cảnh sát Mễ mở rào cản cho băng qua
không hỏi giấy tờ gì hết, đi đến thành phố nào cũng được chính quyền địa phương
tiếp đón, trợ cấp ăn uống.
TT Trump đã lên tiếng đe dọa sẽ xé hiệp ước NAFTA với Mexico, không điều
đình gì nữa nếu Mexico tiếp tục bất hợp tác trong việc cản di dân lậu tràn qua
Mỹ. Ông cũng đã ký lệnh cho Vệ Binh Quốc Gia –National Guards- tăng cường canh
chừng biên giới nhằm cản nhóm người này.
Thật ra, vấn đề không nghiêm trọng như TTDC hô hoán. Việc dân Honduras tổ
chức “đi bộ” qua Mỹ như vậy đã được tổ chức mỗi năm từ cả chục năm nay, có tính
cách tượng trưng để kêu gọi thế giới chú ý đến tình trạng nghèo đói của dân
trung Mỹ, thông thường chỉ có vài trăm người tham gia, đi bộ vài chục cây số tượng
trưng thôi, rồi giải tán. Chẳng mấy ai để ý. Năm nay, trước thái độ chống di
dân của TT Trump và nhất là được khuyến khích mạnh bởi luật ‘an toàn cho di
dân’ của tiểu bang Cali (được
khối di dân này hiểu như chỉ cần lọt vào Cali là xong), ban tổ chức, People Without Frontier, (Dân Không
Biên Giới) làm rình ràng hơn, huy động được gần 1.500 người và đi cả trăm cây số rồi. Dù
vậy, không ai nghĩ họ có thể đi bộ cả ngàn cây số tới biên giới Mỹ, mà có tới
cũng không có cách nào băng qua được.
Bình luận về chuyện này, báo Los Angeles Time dĩ nhiên chỉ trích TT Trump kịch
liệt và cho rằng phản ứng của ông là ... ngu nhất, vì đúng ra ông không nên có
phản ứng gì hết vì đây là chuyện chẳng đâu vào đâu. Cái mà báo LAT không nhìn
thấy là TT Trump đã cố tình khai thác câu chuyện để khích động khối dân Mỹ chống
di dân lậu, và nhất là để có lý do mang lính đến chặn biên giới để thay thế
chuyện xây tường đang gặp khó khăn vì không có tiền.
Bà thống đốc DC của tiểu bang Oregon, theo đúng mô thức đấm ngực lấy điểm cận
ngày bầu cử của chính khách thời cơ, đã hùng hổ tuyên bố sẽ không gửi lính
Oregon đi gác biên giới. Bà hình như quên vài chuyện. Thứ nhất, tổng tư lệnh
quân đội là tổng thống chứ không phải thống đốc. Thứ nhì, bộ Quốc Phòng có huy
động Vệ Binh Quốc Gia đi gác biên giới chỉ cần lấy lính của các tiểu bang sát
biên giới cũng dư thừa, không có lý do gì phải mang lính từ Oregon, sát biên giới
Canada, xuống làm chi cho mất công.
Tin giờ chót, trước phản ứng mạnh của TT Trump, chính phủ Mexico đã chính
thức thông báo họ không dung dưỡng mọi hành động phạm pháp của di dân, và chính
quyền Mễ đã ra lệnh giải tán đoàn người này rồi. Khoảng hơn 400 người đã bị chính quyền bắt trục xuất về
xứ lại. Phần còn lại đã bị phân tán thành nhiều nhóm nhỏ. Câu chuyện có vẻ đã
xì hơi rồi.
Ngoài ra, ngay tại Cali, cơ quan ICE đã vừa chặn xe, bắt được bốn
nông dân trên đường đi hái trái cây cho một vườn trái cây tại vùng trung tiểu
bang, là trung tâm canh nông trồng trọt của tiểu bang. Cả bốn người đều là di
dân lậu, đã bị bắt, chờ làm thủ tục trục xuất.
TTDC khiếu nại là ICE bây giờ không
lo đi bắt di dân lậu phạm pháp, mà lo đi bắt những người di dân đi làm việc
nông lương thiện, đe dọa nguồn lợi tức kinh tế của tiểu bang Cali.
Một viên chức ICE giải thích trước
đây, ICE tập trung đi bắt những can phạm với sự hợp tác của các chính quyền địa
phương Cali. Nhưng bây giờ, với chính sách ‘khu an toàn’ cho di dân lậu, các
chính quyền địa phương không giúp ICE đi bắt các người phạm tội nữa, thậm chí lại
còn giúp đám di dân lậu phạm pháp trốn bằng cách thông báo cho chúng biết các
cuộc ‘hành quân’ bố ráp của ICE như bà thị trưởng Oakland mới làm. Do đó, ICE
chỉ có thể tập trung nỗ lực bắt di dân lậu không phạm pháp.
Đó là một thứ hậu quả không lường
trước được của chính sách ‘khu an toàn’ ngớ ngẩn của chính quyền cấp tiến Cali,
đã không suy nghĩ thấu đáo mọi hậu quả. Rốt cuộc, chỉ giúp những tay băng đảng
phạm tội trốn ở lại để các di dân đi làm lương thiện bị trục xuất.
Cũng trong câu chuyện di dân, thống đốc Cali, Jerry Brown đã ân xá khoảng 60
phạm nhân, trong đó có 5 di dân trước
đây phạm tội, bị án tù, nhưng đã ở tù xong. Ông Brown xoá hết án tù của 5 người
này.
Dĩ nhiên bị TT Trump tuýt mấy câu đả kích ngay. Nhưng cũng dĩ nhiên không
kém, TĐ Brown đã đáp lễ lại ngay, mỉa mai trích dẫn nguyên văn câu viết của TT
Trump khi ông này trước đây có ân xá vài người. Đại khái TT Trump ca ngợi những
người được ân xá là đã trả xong nợ, bây giờ là lúc chúng ta nên cho họ một cơ hội
thứ hai.
Câu chuyện có gì rắc rối? Thưa quý vị, rắc rối ở điểm những người TĐ Brown
ân xá khác xa với những người TT Trump ân xá. Năm người ông Brown ân xá là di dậu
lậu, tuy mãn tù, nhưng chờ ngày bị trục xuất, nhưng TĐ Brown ân xá rồi dựa trên
luật ‘Khu An Toàn’ –Sanctuary Law- ông mới ký, bảo vệ không cho ICE bắt và trục
xuất họ. TĐ Brown có quyền ân xá, tha những tội họ đã phạm, nhưng ông không có
quyền bảo vệ, không trục xuất họ vì đó là luật liên bang, ngoài thẩm quyền của
thống đốc tiểu bang.
Trong thời đại Trump, Cali đã nổi loạn bất chấp hết luật liên bang, và cho
đến nay chẳng bị gì vì được các quan tòa cấp tiến Cali che chở.
Báo Sacramento Bee mới cho biết tiểu bang Cali đã cấp bằng lái xe cho hơn một
triệu di dân lậu không có giấy tờ nhập cảnh cũng chẳng có giấy tờ cư trú, dựa
trên sắc luật TĐ Brown ký năm 2015. Khoảng một tá tiểu bang cấp bằng lái xe cho di dân lậu, tất cả đều là những
tiểu bang đã bầu mạnh cho bà Hillary.
Ở lậu mà vẫn có bằng lái xe mới tài chứ. Chẳng bao lâu nữa, họ cũng sẽ có
quyền ... đi bầu cho đảng DC luôn.
Đọc những mẫu tin trên, ta thấy từ tổ chức Dân Không Biên Giới cho đến TĐ
Brown và các chính quyền địa phương Cali, thậm chí cả chính quyền Mexico, dường
như họ đã vô hình chung làm toàn những chuyện có hậu quả là chứng minh cho dân
Mỹ thấy Trump đúng, đám di dân là một mối nguy cho Mỹ, giúp TT Trump có bằng chứng
nhấn mạnh bức tường là cần thiết, cũng như có cớ cho TT Trump làm mạnh như cho
quân đội Mỹ đi gác biên giới trong khi chờ đợi xây tường, hay có lý do xé hiệp
ước NAFTA. Tóm lại, ai mắc bẫy ai?
TTDC LẠI XUYÊN TẠC
Báo Washington Post mới đây viết bài mô tả TT Trump “hoàn toàn bị cô lập,
đơn thân độc mã, sau khi hấu hết các phụ tá quan trọng nhất bị đuổi hay từ chức”.
Phải nói ngay, TTDC quả là những bậc thầy về nghệ thuật xuyên tạc đánh Trump.
Bất cứ chuyện gì cũng nghĩ ra được cách vặn vẹo để bôi bác, chỉ trích hay chê
bai.
Đọc bài bài báo của WaPo, người ta có cảm tưởng như TT Trump đang vung kiếm
như kiểu Độc Cô Đại Hiệp, chung quanh chẳng có đệ tử hay sư huynh, sư phụ nào,
bây giờ tha hồ múa gậy vườn hoang, tha hồ làm bậy.
Như Diễn Đàn này đã có dịp phân tích, hầu hết những người ra đi đều thuộc
nhóm phụ tá giúp ông Trump trong thời gian vận động bầu cử, bây giờ hết bầu
bán, họ ra đi là lẽ thường, chứ giữ họ lại để làm gì? Còn gần ba năm nữa mới có
tranh cử lại.
Còn thành phần nội các thì như ai cũng thấy, tổng cộng cả thẩy là sa thải
hai ông bộ trưởng Y Tế và Cựu Chiến Binh vì tham nhũng, và thay thế một ông ngoại
trưởng, hơn một tá bộ trưởng vẫn còn đó nhưng WaPo coi như pha hay không nhìn
thấy (chỉ nhìn thấy khi nào
có người nào bị sa thải hay từ chức). Trong hàng ngũ cố vấn, chỉ có hai
ông ra đi, một ông kinh tế và một ông An Ninh Quốc Gia. Còn lại cả chục ông bà
cố vấn khác WaPo cũng không nhìn thấy.
Tất cả những nhân vật ra đi không
phải là bỏ ghế trống lại, mà đều được thay thế đầy đủ hết, nhưng dĩ nhiên WaPo
cũng vẫn chẳng nhìn thấy ai hết.
WaPo lo sợ Độc Cô Kiếm Khách Trump
sẽ tha hồ múa kiếm vườn hoang, làm bậy đủ chuyện đưa đến đại họa cho nước Mỹ. Vậy
sao? Không kể nguyên cả mấy chục bộ trưởng, thứ trưởng, và cả hệ thống phụ tá,
cố vấn mà WaPo coi như ruồi vô hình, thì câu hỏi là vậy chứ hơn 500 vị dân biểu, nghị sĩ –trong đó gần một nửa
là thuộc đảng DC đấy- ở đâu, làm gì? Bổn phận của họ là chia sẻ trách nhiệm trị
quốc, và họ cũng là những người làm luật phải không? Họ mắc đi du lịch thế giới
hay mắc bận cắt cỏ làm vườn hết rồi sao mà lại để TT Trump một mình tha hồ múa
gậy vườn hoang như WaPo lo sợ?
CUỘC CHIẾN TRUMP – AMAZON
Một trận chiến tranh lạnh... đẫm máu đã được ‘tưng bừng khai trương’ giữa
TT Trump và công ty Amazon của người giàu nhất thế giới Jeff Bezos. TT Trump
công khai tố cáo ông Bezos là thứ chuyên gia giết tiểu thương, chẳng những là đại
họa cho giới này, mà còn gây thiệt hại nặng cho ngân sách quốc gia.
Như kẻ này đã viết tuần rồi, cách làm giàu hết sức mau lẹ của ông Bezos, phải
nói là khá bất nhẫn, là tìm cách diệt các nhà buôn bán lẻ nhỏ. Ông Bezos bán
hàng dưới giá thị trường qua trang mạng, phát minh ra cái gọi là E-commerce, cộng
thêm giao hàng tận nhà, với bảo đảm hoàn trả vô điều kiện. Các nhà buôn nhỏ cạnh
tranh không lại, phải đóng cửa, hay bán rẻ lại cho ông Bezos.
Việc làm này có hại luôn cho Nhà Nước. Các nhà buôn nhỏ tuy lời ít, nhưng
đóng thuế đầy đủ. Nhưng sau khi bị ông Bezos nuốt vào Amazon của ông ta, thì
bao nhiêu tiền lời đều được ông Bezos hóa phép, tan biến mất, và Amazon không
đóng một xu thuế nào hết. Năm ngoái, Amazon lời 5,6 tỷ đô, nhưng đóng zero thuế lợi tức cho bác Sam. Vì
Amazon chính thức là một công ty ngoại quốc với ‘giấy khai sinh’ và trụ sở
chính tại tiểu quốc Luxembourg bên Âu Châu. Bao nhiêu tiền lời trên khắp thế giới
được chuyển qua trụ sở chính, không có lời ở Mỹ, nên không đóng thuế lợi tức gì
cho Mỹ hết. Cái gọi là ‘trụ sở chính’ này chỉ có hơn 1.000 nhân viên, hầu hết là thư ký và chuyên gia
kế toán giữ sổ sách. Còn đại trụ sở với mấy chục ngàn nhân viên và toàn thể ban
quản trị tại Seattle thì chính thức, chỉ là một ‘chi nhánh’.
Amazon cũng là công ty chuyên giao hàng tận nhà, qua các phương tiện riêng
của công ty, một phần không qua sở bưu điện của Nhà Nước Mỹ, một phần thì qua
bưu điện nhưng lại có thỏa ước, điều kiện riêng, trả tiền cước với giá đặc biệt
rất thấp, khiến bưu điện mất bộn tiền thu hoạch, bị lỗ lã nặng. Nhưng phải chịu
để vớt vát phần nào.
Trong vài ngày sau khi TT Trump tuýt tố giác Amazon, trị giá cổ phiếu của
Amazon đã giảm mạnh, công ty mất đâu hơn 60 tỷ đô, và riêng ông Bezos mất hơn 10 tỷ đô tuy gia tài vẫn còn đâu 110 tỷ [Quý
độc giả và kẻ này cầy sâu cuốc bẩm cả đời chưa thấy được 1 triệu đô, ông Bezos
có tới 110.000 triệu đô!].
Ông Bezos cũng là chủ nhân của báo Washington Post, một trong những báo
TTDC đánh TT Trump tàn bạo nhất. Có nhiều người cho rằng những mấy chục tỷ đô
ông Bezos bị mất là cái giá phải trả vì tội đánh Trump, bị Trump trả thù. Chúng
ta có thể tin chắc trong tương lai WaPo sẽ đánh TT Trump tàn bạo gấp bội.
BỐ MẸ OBAMA
Trong một buổi hội thảo với một tổ chức phụ nữ, The Simmons Leadership
Conference ở Boston, thứ năm 5 tháng 4 vừa qua, cựu đệ nhất phu nhân Michelle Obama đã công khai
tuyên bố chính quyền Obama là một ông bố tốt, một ông bố có trách nhiệm, luôn
nhắc con cái ăn cà rốt và đi ngủ đúng giờ (nguyên văn: “… the Obama administration was
like having the good parent at home. The responsible parent, the one who told
you to eat your carrots and go to bed on time.").
Khiến kẻ này nhớ lại hồi nhỏ, có lần
đã nghe các cụ kể lại là thời của cụ, các quan đều là bậc cha mẹ, phụ mẫu gì
đó, của dân. Khi đó, kẻ này nghe thấy quá tếu, cười muốn té ghế luôn. Đúng là
thời Anamít phong kiến hủ lậu!
Ai ngờ đâu qua Mỹ, nửa thế kỷ sau, khám phá ra thời nay, ở cái xứ văn minh,
dân chủ nhất lịch sử nhân loại này, vua Obama cũng vẫn còn là bố dân, lo cho
dân từng củ cà-rốt, và đi ngủ đúng giờ. Kẻ này vẫn viết bài về ‘Nhà Nước Vú Em’,
bây giờ nghe bà Michelle nói, tự phục mình nhận xét quá đúng, quá tài.
Mẹ Michelle nhắc rồi đó, các cụ tỵ nạn tối nay nhớ đi ngủ đúng giờ nhé!!!