Lời giới thiệu: Diễn Đàn nhận được góp ý của một độc giả, "thinhmapmap". Xin lỗi, không biết tên thật. Nhận thấy bài 'góp ý' rất dài và nêu lên một vấn đề quan trọng, Diễn Đàn này cho lên một trang riêng, "Bài Khách", để quý độc giả cùng đọc.
Nhân dịp ông Vũ Linh có một bài viết rất hay về đề tài này, tôi xin góp "bài" bằng một bài viết cũ của mình. Nếu có gì thiếu sót xin mọi người bỏ qua.
Thinhmapmap
- -------
[Ngẫm nghĩ về khái niệm "phân biệt hoặc kì thị chủng tộc"]
Có 3 điều căn bản:
1. Lời nói không có tính chất "phân biệt hoặc kì thị chủng tộc", đó chỉ là biểu hiện căn bản của tự do ngôn luận. Quyền tự do nói những gì được tự do suy nghĩ luôn luôn là một trong những quyền tối quan trọng nhất trong một xã hội tự do bên cạnh tự do kinh tế, tự do tư tưởng và tự do học thuật. Giải thích tại sao:
Tự do ngôn luận và chân lý
Một xã hội muốn đạt được chân lý thì xã hội đó phải cho phép người ta nói ra những điều ngay cả khi nó không phải là chân lý. Và trách nhiệm của người nghe là kiểm tra lại thông tin.
Tự do ngôn luận là môi trường tối hảo nhưng không hoàn hảo để đạt được chân lý. Khi anh cố gắng định nghĩa "chân lý" thì anh sẽ mãi mãi không thể có chân lý. Chính sự tự do phát biểu, tự do phản biện sẽ giúp con người tương tác với nhau, hiểu biết hơn và biết điều gì đúng, điều gì sai trong hàng vạn ý kiến với nhiều "bạc giả" nhưng cũng không thiếu "bạc thật".
Trên đời làm gì có môi trường nào hoàn hảo. Nhưng chúng ta có một loại môi trường có thể tiến hóa đến mức tiệm cận hoàn hảo, đó là môi trường tự do, nơi nó luôn tự phản biện, tự đào thải những thứ kém thuyết phục và tự đi lên.
Xét cho cùng tự do kinh tế, tự do ngôn luận...chỉ là một thành tố của môi trường đó (xã hội mở).
Xét cho cùng tự do kinh tế, tự do ngôn luận...chỉ là một thành tố của môi trường đó (xã hội mở).
Hiểu cho đúng về tự do ngôn luận, nguyên tắc quyền cá nhân, nhóm và cộng đồng xã hội
Tự do ngôn luận là gì? Có thể hiểu nôm na là thích nói gì thì nói (ngay cả chuyện tục tĩu, spam, nói nhảm.....) và nếu có hạn chế phần nào đó thì sự hạn chế ấy phải cực kì dè dặt nhằm duy trì cho mục đích chỉ để bảo đảm tự do ngôn luận (ví dụ như tình huống dùng tự do ngôn luận làm cái cớ để tấn công quyền tự do ngôn luận).
Tại sao tự do ngôn luận quan trọng? Vì nó là nơi để con người truyền đạt thông tin một cách tự do, nhằm đạt được môi trường tự do tư tưởng, tự do tiếp cận thông tin và qua đó có thể cố gắng hướng đến chân lý. Nạn độc quyền chân lý thường không đem lại chân lý.
Và đặc biệt tự do ngôn luôn không được phép giới hạn ở các lĩnh vực sau đây:
Tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc, giới tính....
Hãy nhìn thực tế, khi người ta giới hạn tự do ngôn luận bằng những ngôn từ như "hate speech", "racist", "sexism"...thì càng ngày những ngôn từ đó định nghĩa rộng hơn và làm co hẹp lại môi trường tự do tư tưởng, dẫn đến nạn độc quyền chân lý lên ngôi như ta thấy ở xã hội Âu Mỹ hiện nay. Và nó được gọi chung là "political correctness", nơi những lời nói láo lên ngôi nhằm phục vụ lợi ích cho thiểu số, lý do lời nói thật sẽ bị chụp mũ.
Nó cũng tương tự như bọn cộng sản chụp mũ những người yêu nước là "phản động", trong khi chính bọn cộng sản mới là lũ phản động, bán nước (lũ Muhammed giáo cũng dùng cách y chang khi chế ra thuật ngữ chụp mũ "islamophobia").
Nhiều bạn sẽ hỏi, chẳng lẽ như vậy, nhiều đứa sẽ dùng tự do ngôn luận để chửi đổng tôn giáo thì sao? Như nó thực sự xúc phạm Phật hay Chúa?
Trong xã hội có tự do ngôn luận, con người ta có một quyền đặc biệt mà ít ai đề cập, đó là quyền từ chối lắng nghe. Mấy thằng nói tào lao, chúng ta có quyền từ chối lắng nghe, bỏ đi chỗ khác nhưng không được phép cấm nó nói. Con người có nhận thức đúng sai, nên nói bậy không thể tồn tại lâu được vì chẳng ai thèm nghe.
Chính chuyện "chẳng ai thèm nghe" lợi hại hơn nhiều lần chuyện cấm người khác nói trong trường hợp vì mục đích tốt. Như Charlie Hebdo trước vụ bị khủng bố có mấy ai thèm mua, xém phá sản vì nói bậy nhiều lần, ở đây là biếm họa tình dục thô thiển Thiên Chúa Giáo như chuyện Chúa Ba Ngôi hay ám chỉ chuyện gay với Giáo Hoàng.
Người Pháp xuống đường hàng triệu người, không phải vì đồng ý chuyện Charlie Hebdo làm mà vì quyền được nói của Charlie Hebdo bị ý thức hệ toàn trị Muhammed giáo đe dọa (và đang đe dọa cả nước Pháp lẫn thế giới). Nếu ngày nay người Pháp không xuống đường, ngày mai họ sẽ bị "câm".
Chúng ta đang đề cập tự do ngôn luận ở đây là tự do ngôn luận cho xã hội, có thể nôm na là những cộng đồng lớn như mạng xã hội, quốc gia, địa phương....Vì đó là những cộng đồng lớn nên cần mô hình tổ chức xã hội và vì thế cần có tự do ngôn luận.
Ngược lại chúng ta sẽ nói 2 yếu tố là cá nhân và nhóm với khái niệm tự do ngôn luận.
Cá nhân ở đây là ám chỉ môi trường tương tác ngôn luận, tư tưởng của cá nhân đó. Họ có 2 quyền cơ bản là quyền nhận và quyền từ chối. Quyền nhận có nghĩa không ai đÆ �ợc phép chặn quyền tiếp cận thông tin công cộng hoặc được cho phép từ người có thẩm quyền về thông tin riêng hay chặn quyền tương tác với xã hội mở về tư tưởng, có tự do ngôn luận của một cá nhân nào đó.
Quyền từ chối, có nghĩa anh nói nhảm, tôi có quyền không nghe trong phạm vi cá nhân của tôi. Ví dụ, facebook cá nhân, tôi có quyền block, xóa comment những ai tôi không thích. Hoặc nhà riêng của tôi, tôi có quyền mời mấy vị nói nhảm ra ngoài đường nói với...không khí.....
Đó không hề vi phạm tự do ngôn luận như nhiều người bình luận mà đang thực sự thực hành tự do ngôn luận. Dĩ nhiên, chúng ta đang nói về quyền, có nghĩa họ làm như vậy họ không hề sai nhưng những người ôn hòa sẽ cư xử mềm dẻo hơn, và đó chỉ là sự lựa chọn của riêng cá nhân người đó, có thể vì họ thích như vậy.
Nhóm cũng tương tự, vì nhóm không phải là cộng đồng lớn như kiểu cộng đồng xã hội, ví dụ là group của chúng ta. Nhóm có những tiêu chí riêng của nó và mục đích của nhóm là nói những điều các thành viên của nhóm muốn tương tác chứ không phả i không gian cho ai thích nói gì thì nói. Dĩ nhiên, mỗi thành viên trong nhóm có quyền từ chối nhóm, có nghĩa nếu có không thích họ có quyền rời nhóm và tự phản biện ở bên ngoài.
Với tư cách là một trong những người quản lý nhóm, tôi cực kì khuyến khích phản biện (thậm chí chửi bậy, nói nhảm....) ngoài phạm vi của nhóm như trên facebook cá nhân hoặc bất cứ đâu và tôi sẵn sàng tranh luận với người có thể nói chuyện được. Nhưng trong phạm vi của nhóm, nói nhảm chẳng đem lại lợi ích cho nhóm hoặc tư tưởng mà nhóm hướng tới thì sẽ được mời ra khỏi nhóm, rất nhẹ nhàng và không thương lượng.
Ở đây, mục đích viết bài này, kiến thức là chuyện phụ, chuyện chính là cái nào ra cái đó, phải rạch ròi và thẳng thắn, tôi nghĩ đó mới là cách giúp nhóm chúng ta tồn tại tốt."
2. Người ta cố gắng mở rộng ngữ nghĩa "phân biệt hay kì thị chủng tộc" lưu manh có hệ thống trong khi không định nghĩa rõ ràng "kì thị", "phân biệt" và "chủng tộc" là cái gì. Mục đích làm công cụ chính trị cho bọn cánh tả tuyên truyền.
3. Chỉ có luật lệ, cách thức tổ chức xã hội mới thực sự có tính kì thị chủng tộc theo nghĩa đày đọa, tước đoạt, chèn ép chủng tộc này (trong 3 nhóm chủng tộc lớn là trắng, vàng, đen) thông qua hệ thống giáo điều, luật lệ, chính sách rõ ràng nhằm mang lại lợi thế không chính đáng cho các chủng tộc còn lại.
Vì vậy:
Lương tối thiểu là hành vi kì thị chủng tộc da đen.
Affirmative Action là hành vi kì thị chủng tộc da vàng, da trắng....
Nam Phi và Zimbabwe là một trong những quốc gia kì thị chủng tộc da trắng và da vàng có hệ thống nhất trên thế giới với chính sách Black Economic Empowerment, Broad-Based Black Economic Empowerment và Indigenization and Economic Empowerment Bill. Các quốc gia Tây phương thực chất là các quốc gia ít kì thị chủng tộc nhất theo nghĩa rõ ràng bên trên.
Và cuối cùng, thúc đẩy tự do kinh tế-chính trị là chống kì thị chủng tộc hiệu quả nhất, ngược lại càng chèn ép tự do kinh tế nghĩa là càng kì thị chủng tộc dã man nhất.
P.S: Người ta thích phán xét lời nói, mà lời nói, thứ gần như rất khó "gây hại" thực sự. Trong khi hệ thống luật lệ hay hành động mới là thứ đáng phán xét thì chẳng ai thèm xem xét. Tại sao? Liệu nói một con bạn mập ú cùng lớp là "con heo biết đứng" c ó phải là kì thị phụ nữ trong khi chẳng ai quan tâm đến chuyện luật Muhammed giáo ép buộc những bé gái bị cắt âm vật. Cái nào mới thực sự là kì thị phụ nữ? Cho dù lời nói "con heo biết đứng" có thực sự khiếm nhã, nhưng khi người ta mặc định điều đó là "kì thị phụ nữ" rồi sẽ có ngày họ mở rộng khái niệm đó theo nghĩa mơ hồ vô cùng (như ta đang thấy ở tây phương với nạn political correctness), hậu quả, sẽ có ngày khen bạn gái "em đẹp lắm" bị ở tù vì tội "kì thị phụ nữ xấu". Chưa kể, cách hay nhất để làm "im" lời nói khiếm nhã không phải là cấm nói mà không thèm nghe người đó nói, chúng ta có quyền từ chối nghe cơ mà? Thế giới Tây phương sẽ hỗn loạn vì ngu, hèn và câm!
P.P.S: Thời xưa, khi thuật ngữ tiền thân của "racism" được sáng chế ra, lúc ấy khoa học nghiên cứu chưa phát triển và đạt được kết quả như hiện nay nên sự kì thị chủ yếu dựa trên "niềm tin" (ở đây nghĩa là thứ được tin rằng thay vì được kiểm chứng bằng lý tính rõ ràng) rồi thi triển qua luật lệ hay hành động tổ chức xã hội. Ví dụ chuỗi luật Jim Crow. Có nghĩa, "racism" cần được đánh giá qua cách thực thi luật lệ. Ngày nay, với thành tựu khoa học, ai cũng biết chủng tộc có khác biệt, dù cùng là loài người. Nhưng nhân danh chuyện khác biệt ấy chế ra luật nhằm nâng đỡ hay chèn ép vẫn bị coi là "racism". Còn chuyện chứng minh sự khác biệt ấy, nói ra sự khác biệt ấy....chẳng có gì là racism vì nó không phải là "niềm tin", nó là sự thật được khoa học kiểm chứng. Chỉ có bọn cánh tả mới sử dụng đòn phép bẩn thỉu này nhằm câu phiếu cho mục đích cốt lõi là chèn ép tự do kinh tế. Xem thêm những luật lệ "kì thị chủng tộc" do đám cánh tả ban ra: https://www.nationalreview....