Saturday, December 28, 2024

BÀI 366: VẤN NẠN 2 - KINH TẾ RỐI BÙ

   Như DĐTC đã trình bày tuần trước, trong ít năm tới, nước Mỹ sẽ phải trực diện với nhiều vấn nạn vĩ đại, lớn hơn xa tầm tay của một tổng thống, bất kể đó là TT Trump hay bất cứ ai khác. Tuần rồi, ta đã bàn qua đại nạn phân hóa chính trị đang phá nát nước Mỹ mà TT Trump sẽ chẳng những không có giải pháp hàn gắn, tái tạo đại đoàn kết toàn dân, mà trái lại, có thể khiến phân hóa nặng hơn, vì tính khí cứng rắn của ông, cũng như tính thâm thù cá nhân quá nặng của phe cấp tiến.

    Bài dưới đây sẽ bàn về đại vấn nạn thứ nhì là kinh tế, vì nước Mỹ, trong 4 năm dưới trào của cụ cấp tiến lờ mờ Biden, đã tới sát bờ vực phá sản, khi lạm phát vẫn ngất ngưởng trên mây, trong khi cả nước lại bị đe dọa bởi nạn suy trầm kinh tế. Nghĩa là Mỹ sẽ rơi vào tình trạng sản xuất trì trệ, phát triển dậm chân, công ăn việc làm ngày càng khó kiếm, trong khi vật giá tiếp tục leo thang, cạnh tranh ngày càng phức tạp và khó khăn với thế giới, nhất là với Trung Cộng. 

----------------

Kinh tế Trump - Nhiệm kỳ đầu

    Bốn năm dưới thời Trump -2017-2020- phải nói đúng là thời hoàng kim của kinh tế Mỹ:

  • kinh tế phát triển bình thường ở mức GDP tăng 2%-3% mỗi năm, là mức vừa phải của một kinh tế trưởng thành;
  • lạm phát được giữ trong khoảng hợp lý dưới 2,5% một năm;
  • lần đầu tiên từ thời TT Reagan cách đây trên dưới 40 năm, cả nước được giảm thuế;
  • các đại công ty, đại gia mang về nước hơn 1.000 tỷ đô đầu tư vào kinh tế Mỹ, mở hãng xưởng, tạo công ăn việc làm cho cả triệu người;
  • tỷ lệ thất nghiệp thấp nhất từ gần nửa thế kỷ, ngay cả tỷ lệ thất nghiệp trong khối dân thiểu số da đen, da nâu, cũng đã rớt xuống những mức thấp nhất lịch sử.

    Mỹ gọi chuyện này là 'too good to be true', quá tốt để có thể là sự thật. Quả nhiên, đầu năm 2020,  cả tỷ vi khuẩn Corona từ Tầu cộng bay qua Mỹ, đảo lộn mọi chuyện. Kinh tế Mỹ cùng với kinh tế cả thế giới đóng cửa, tất cả các trường học đóng cửa, cả trăm triệu người bị nhiễm, hàng chục triệu người lăn ra chết trên cả thế giới.

    TT Trump lúc ban đầu, cũng như tất cả hơn 200 vị lãnh đạo thế giới, bối rối không biết phải chống đỡ ra sao, nhất là trong cái xứ Mỹ này, khi người dân được hưởng tự do cá nhân lớn nhất, giới hạn quyền tự do của họ, đưa ra những biện pháp kiểm soát chặt chẽ khó khăn trần ai nếu không có lý do chính đáng. Ban đầu, khi có vài ngàn người bị nhiễm trên thế giới, khi cả nước Mỹ mới cái vài ba người gốc Tầu bị nhiễm khi về Tầu ăn tết rồi trở về Mỹ, tất cả chưa đủ để có biện pháp cản trở quyền tự do tuyệt đối của dân Mỹ. Khi TT Trump ra lệnh cấm du khách từ Tầu cộng vào Mỹ, cụ Biden mau mắn tố giác ngay đó là hành vi kỳ thị ngoại quốc mất lý trí -irrational xenophobia.

    Mặc dù Trump là TT đầu tiên trên thế giới đã thi hành ngay những biện pháp kiểm tra việc dân Tầu vào Mỹ, đã tung ra ngay 18 tỷ đô cho các hãng bào chế thuốc lớn nhất thế giới để giúp họ xúc tiến việc nghiên cứu tìm thuốc chữa và thuốc ngừa, Mỹ cũng thiệt hại nặng nề với hơn một triệu người chết. Tất cả những tố giác Trump vô tài, bất cần, để cả nửa triệu dân chết, chỉ là những tố giác phe đảng rẻ tiền, phủ nhận thực tế lịch sử, cũng như để khỏa lấp tội của đảng DC và truyền thông khi đó đang vùi đầu vào việc đàn hặc cuội TT Trump.

    Đại dịch COVID phá tan tất cả thành quả kinh tế của TT Trump. Như cả thế giới, Mỹ đóng cửa kinh tế, cả chục triệu người mất việc. Đã vậy, TT Trump cũng đã phải tung ra hơn 4.000 tỷ đô tiền cứu trợ khẩn cấp cho dân, khiến công nợ tăng vọt.

Bidenomics và lạm phát

    Dân Mỹ run như cầy sấy, tin ngay những lời hứa hão của Biden, bầu cho cụ với hy vọng cụ sẽ chặn COVID hữu hiệu hơn, phục hồi kinh tế dễ dàng. Qua năm 2021, khi Biden tuyên thệ nhậm chức thì cụ hưởng ngay được cái may vĩ đại do Trump để lại là đã có thuốc ngừa và thuốc trị. COVID đã bị chặn. Thế đấy, nhưng Biden vẫn để cho COVID giết thêm hơn 700.000 người (theo thống kê của vẹt NgTàiNgọc đấy). Đã vậy, trong một biện pháp mỵ dân tuyệt đối, tân TT Biden ra lệnh tung thêm 1.900 tỷ đô trợ cấp mà tất cả các chuyên gia tài chánh cho là không cần thiết, trái lại, sẽ là một đại họa kinh tế. Y như rằng, gói quà này đã đẩy tất cả mọi giá cả lên khỏi trần nhà ngay lập tức, qua đêm. Trong khi hơn 4.000 tỷ trợ cấp của Trump đã không có ảnh hưởng lạm phát gì, thì 1.900 tỷ trợ cấp của Biden đã đẻ ra ngay con khủng long lạm phát. Chỉ vì khi đó, trợ cấp cứu dân đã không còn cần thiết nữa, cho dân tiền chỉ giúp dân đổ xô đi mua sắm gỡ trong khi việc sản xuất hàng hóa lại chưa xẩy ra kịp. Khi dân ôm cả mớ bạc mà hàng không có thì hậu quả dĩ nhiên, tất nhiên, đương nhiên, là giá cả gia tăng. Đó là kinh tế vỡ lòng dạy trong các lớp mẫu giáo mà Biden chưa học qua.

    Tình trạng lạm phát nổ bùng ngay trong năm đầu của Biden, tuy sau đó giảm lần. Tỷ lệ lạm phát 'giảm lần' không có nghĩa là giá cả hạ dần, mà trái lại, vẫn tăng không ngừng, chỉ là tăng chậm hơn thôi.

    Ở đây, Biden đã biểu diễn một trò lừa bịp dân thô bạo nhất. Trong năm qua, chính quyền Biden khua chiêng trống đã giảm lạm phát xuống gần mức bình thường của những năm dưới thời Trump, nghe như thể giá cả mọi thứ đang giảm lại xuống mức của thời Trump vậy. Thực tế đó là chơi trò ảo thuật với thống kê, để lừa bịp dân, không hơn không kém. Chỉ lừa được đám cuồng mê Biden, trong đó có không ít mấy con vẹt tị nạn, trẻ cũng như già.

Ghi chú: tỷ lệ 2,5% của năm 2024 là tính tới tháng 7/2024; tính tới tháng 10 thì là 2.9%

    Trên đây là thống kê chính thức chính quyền Biden đưa ra, có vẻ như giá cả đang giảm xuống mức của thời Trump. Xin thưa ngay với quý độc giả, 'coi dzậy chứ hổng phải dzậy đâu'.

    Muốn hiểu rõ lạm phát nặng tới đâu, thực tế là ta phải cộng tỷ lệ gia tăng mỗi năm vào với tỷ lệ của những năm trước. Xin dẫn cử một thí dụ cụ thể, dễ hiểu:

    Ví dụ một món hàng được bán với giá 100 đô năm 2016; qua năm 2017, tỷ lệ lạm phát là 2,1%, tức là cuối năm 2017, món hàng đó được bán với giá 100+2,1%= 102,1 đô; qua năm 2018, lạm phát là 1,9%, cuối năm 2018, món hàng đó sẽ được bán với giá 102,1+1,9%= 104 đô. Cứ tính tiếp tục dựa trên tỷ lệ lạm phát mỗi năm theo thống kê của chính quyền Biden, thì giá món hàng đó sẽ như sau:

  • 2016: $ 100,0
  • 2017: $ 102,1
  • 2018: $ 104,0
  • 2019: $ 106,4
  • 2020: $ 107,9
  • 2021: $ 115,5
  • 2022: $ 123,5
  • 2023: $ 127,8
  • 2024: $ 131,0
    Tóm lại, dưới thời Trump (2017-2020), món hàng đó đã tăng từ $100 lên tới $107,9 hay tăng tổng cộng gần 8%. Trong khi dưới thời Biden (2021-2024), món hàng đó đã tăng từ $107,9 lên tới $131,0 hay tăng 21%, gần gấp 3 lần dưới thời Trump. Nôm na ra, một món hàng quý độc giả phải trả 100 đô năm 2016, bây giờ 2024 sẽ phải trả 131 đô, nghĩa là lạm phát trong 8 năm qua đã là 31%, chứ giá cả không giảm gì hết. Chẳng có năm nào giảm hết! Năm nào cũng tăng, chỉ là tăng nhiều hay ít thôi. Nghĩa là khi Biden đấm ngực khoe lạm phát giảm chỉ là bốc phét lừa dân.


Giá cả từ 2016 tới 2014
4 cột chót bên phải là 4 năm dưới Biden. 


    Câu hỏi cho quý độc giả: trong 4 năm dưới Biden, lợi tức hay lương của quý vị có tăng lên tới 21% không? Nếu không thì quý độc giả đã lỗ khẩm, đã là nạn nhân của Bidenomics rồi. 

    Thật ra, vật giá gia tăng 21% là cách tính chung, chứ giá cả gia tăng không đồng đều, chẳng hạn như giá nhiên liệu -xăng- đã tăng tới hơn 50%, hay giá tiền điện tăng gần 33%.


Bidenomics và lãi suất

    Trước hết, cũng phải nói ngay, nước Mỹ cũng đang bị đe dọa bởi nạn kinh tế suy trầm khi lãi suất quá cao khiến không ai mượn tiền kinh doanh, hay mua nhà, hay mua xe, hay dùng thẻ tín dụng được nữa. Trên nguyên tắc, lãi suất tăng là biện pháp cố tình được đưa ra để giảm những vay mượn trên, giảm số cầu -hay tiêu xài- để giảm lạm phát. Trên nguyên tắc là như vậy, trên thực tế, Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang đã tăng lãi suất liên tục từ 0% lên tới 5% mà lạm phát vẫn còn đó. Tăng tới mức nào thì có thể chặn lạm pháp mà không giết kinh tế, đó là bài toán mà kẻ này chưa đủ khả năng lạm bàn, chỉ biết gần đây, NHDTLB đã giảm lãi suất vài lần, bây giờ xuống còn 4,25%. Đã đủ chưa? Phe DC hoan nghênh hết mình, phe CH chê chưa đủ, giảm quá ít, cần giảm thêm để phát triển kinh tế.

    Bây giờ, ta biết ông Trump đã đắc cử TT, trong những ngày tháng tới ta sẽ thấy lãi suất thật sự biến chuyển như thế nào, bỏ qua những tung hô, chống đối mang tính màu mè chính trị phe đảng. Bây giờ là lúc phải có hành động cụ thể chứ không còn là lúc hô khẩu hiệu tranh cử nữa.

    Nói đi cũng phải nói lại: việc ấn định lãi suất thật ra không nằm trong quyền hạn của TT, mà nằm trong tay các thống đốc trong hội đồng quản trị NHDTLB, nhưng thực tế là TT có quyền thay đổi/bổ nhiệm những người này, trong khi TT vẫn có quyền lấy nhiều biện pháp có hậu quả kinh tế và tài chánh lớn, có hậu  quả trực tiếp trên quyết định của NHDTLB.

Bidenomics và công nợ    

    Một nan đề lớn khác là công nợ. Qua 4 đời TT mới đây, từ Bush con qua Obama, qua Trump rồi qua Biden, công nợ đã nhẩy vọt lên từ dưới 4.000 tỷ khi TT Bush con mới đắc cử năm 2001, lên tới 36.000 tỷ hiện nay, tăng gấp 8 lần.

    Vấn đề ở đây không phải là quy trách nhiệm lên đầu ai vì những gia tăng công nợ đều luôn luôn có giải thích, như: 
  • Bush con tăng 6.100 tỷ vì chiến tranh chống khủng bố nội địa sau 9/11, rồi chiến tranh chống khủng bố quốc tế tại Afghanistan và Iraq;
  • Obama tăng 8.400 tỷ vì hai cuộc chiến Afghanistan và Iraq, cùng với khủng hoảng ngân hàng và gia cư năm 2009;
  • Trump tăng 8.200 tỷ vì COVID và giảm thuế;
  • Duy nhất, Biden tăng 6.200 tỷ ... để đấm mõm, mua phiếu cử tri, nghĩa là chẳng có lý do kinh tế chính đáng nào như các vị tiền nhiệm.
    Vấn đề phải trực diện là bây giờ phải làm gì để chặn bớt mức gia tăng của công nợ, hay nếu có thể đi xa hơn, trả bớt nợ. Chứ ai cũng thấy mức nợ này không có cách nào có thể kéo dài tiếp tục. Nợ càng cao có nghĩa là số tiền lãi phải trả càng cao, thâm thủng ngân sách càng lớn, giá trị đồng đô càng giảm, giá hàng nhập cảng càng cao, lạm phát càng bốc mạnh. Đó vẫn là kính tế nhập môn được dạy từ mẫu giáo mà Biden hay Kamala chưa học tới.

    Nói chung, gia tài Bidenomics để lại là một đống rác khổng lồ, đánh dấu bởi những tệ nạn vĩ đại là lạm pháp quá nặng, công nợ tăng quá nhanh, thâm thủng ngân sách ngày một lớn, thâm thủng mậu dịch ngày một rõ nét, đặc biệt là với Trung Cộng, thất nghiệp không suy giảm mà chỉ được che giấu bởi sách lược thuê công chức ào ạt để khỏa lập thống kê thất nghiệp,...

    Trước vấn nạn khổng lồ này, phe DC và CH muốn làm gì? Sẽ có cách nào mang nước Mỹ vượt qua đại nạn trước mắt?

Giải pháp của phe DC

    Trước khi rút lui khỏi cuộc chạy đua vào Tòa Bạch Ốc, Biden khăng khăng khẳng định Bidenomics rất hữu hiệu, kinh tế Mỹ trong tình trạng rất tốt, lạm phát do Covid gây ra đã được kềm chế, không có gì phải lo, chẳng cần làm gì khác.

    Sau khi bà Kamala lên thay thế thì bà này nhìn nhận lạm phát có thật, và bà đưa ra giải pháp: sẽ cho lệnh kiểm soát giá, Nhà Nước sẽ ấn định giá cả mọi thứ, ai vi phạm ra giá cao hơn sẽ bị trừng phạt, đi tù không chừng. Giải pháp của Liên Xô, Cuba và CSVN thời bao cấp.

Giải pháp của TT Trump

    Phải nói ngay, ở đây, ta chỉ có thể ước đoán TT Trump sẽ làm gì dựa trên những diễn văn, những hứa hẹn của ông trong mùa tranh cử thôi. Dĩ nhiên, thực tế sẽ không cho phép ông Trump muốn làm gì thì làm, cũng như kết quả chẳng có gì bảo đảm sẽ y như ông ước đoán và hứa hẹn, một trăm phần trăm.

    Nói chung, sách lược kinh tế của TT Trump có thể tóm gọn lại qua 5 điểm:

  1. giảm thuế
  2. chính sách tiền tệ
  3. chính sách mậu dịch
  4. chính sách năng lượng
  5. giảm luật

1. Giảm thuế để dân đỡ khổ

    Cuối năm 2017, TT Trump tung ra luật thuế mới theo đó, tất cả mọi người đang đóng thuế lợi tức đều được giảm, đồng thời tất cả các công ty kinh doanh cũng được giảm thuế trên lợi nhuận. Luật đó có tính cách nhất thời, sẽ hết hiệu lực qua năm 2025 và khi đó các mức thuế lợi tức sẽ trở lại mức cao hơn mức của thời Obama. Tuy nhiên với sự đắc cử của ông Trump, tất nhiên, luật thuế này sẽ được gia hạn, có thể có thêm ít nhiều thay đổi.

    Theo như ông Trump đã hứa trong cuộc tranh cử, ông sẽ miễn thuế lợi tức cho 3 trường hợp: tiền tip hay 'boa'; tiền lương giờ phụ trội; và tiền già.

    Việc giảm thuế sẽ có ích lợi lớn nhất là tiếp tục khuyến khích các công ty đầu tư vào kinh tế Mỹ, xây hãng xưởng, tạo công ăn việc làm cho dân, sau đó, cho người dân giữ lại nhiều tiền hơn để chi tiêu, mua hàng, thúc đẩy phát triển sản xuất và phát triển kinh tế nói chung.

    Tuy nhiên, bù lại, giảm thuế sẽ có thể gây ra nhiều tai hại lớn nhất thời như gia tăng thâm thủng ngân sách khi số tiền thuế Nhà Nước thu vào sẽ giảm mạnh, ít nhất trong thời gian một hai năm đầu. Sau một hai năm đầu, việc tăng gia sản xuất sẽ kéo theo tăng gia lợi nhuận công ty và lợi tức cá nhân, và như vậy số tiền thuế thu vào sẽ tăng theo lại. Việc cho dân nhiều tiền hơn để xài cũng có thể thúc đẩy việc gia tăng giá hàng, tức là tăng thêm lạm phát ít nhất trong thời gian đầu. Do đó, biện pháp giảm thuế cần phải có những biện pháp khác kèm theo để chặn lạm phát, chẳng hạn như cắt giảm mạnh chi tiêu của Nhà Nước, là trách nhiệm chính của hai ông Elon Musk và Vivek Ramaswamy.

2. Chính sách tiền tệ dễ dãi giúp phát triển kinh tế

    Ông Trump với kinh nghiệm doanh gia, tất nhiên muốn cổ võ một chính sách tiền tệ dễ dãi, có nghĩa là với lãi suất thấp, để khích động giới kinh doanh vay mượn nhiều hơn để phát triển kinh doanh của họ.

    Tuy nhiên, vấn đề lớn ở đây là trong tư cách tổng thống, ông Trump không có quyền định đoạt chính sách tiền tệ và ấn định lãi suất. Chuyện đó thuộc phạm vi quyền hạn của Hội Đồng Quản Trị các Ngân Hàng Dự Trữ Liên Bang. Mà ai cũng biết NHDTLB luôn luôn ưu tư về lạm phát, rất sợ chính sách tiền tệ dễ dãi, cũng như rất lo giữ tư thế độc lập của mình, không cho TT can thiệp vào chính sách tiền tệ quốc gia. Ở đây, mọi việc sẽ tùy TT Trump nói chuyện, thuyết phục hay quan hệ với NHDTLB như thế nào và họ nhìn tình trạng kinh tế, diễn giải các thống kê kinh tế như thế nào. 

    Trong tình trạng lạm phát không giảm mà có thể tăng lại, sẽ khó có được một chính sách tiền tệ dễ dãi như TT Trump mong muốn.

3. Chính sách mậu dịch nhắm tăng thuế quan hàng từ ngoài nước

    Khác với chính sách tiền tệ, TT Trump có rất nhiều quyền trong chính sách mậu dịch. Như ông đã hăm dọa, thuế quan trên rất nhiều thứ hàng nhập cảng, đặc biệt là từ Trung Cộng, Canada và Mễ, cũng có thể từ Liên Âu, sẽ bị tăng mạnh.

    Tại sao TT Trump muốn tăng thuế quan? Vì tăng thuế quan sẽ chặn bớt hàng nhập, giúp giảm thâm thủng cán cân mậu dịch, bảo vệ giá trị đồng đô trên thị trường hối đoái quốc tế, bảo vệ khả năng sản xuất hàng Mỹ, tạo công ăn việc làm cho dân Mỹ, bớt lệ thuộc vào hàng nhập, và giúp ổn định giá hàng nội địa, cũng là một hình thức chặn lạm phát. Việc tăng thuế quan tất nhiên không thể đồng nhất cho tất cả mọi loại hàng hay tất cả hàng xuất xứ cùng một quốc gia, mà sẽ có chọn lọc, với mức thuế quan đánh nhẹ hay nặng tùy món hàng và tuỳ xứ xuất phát, hoàn toàn dựa trên tính toán về mức ảnh hưởng trên kinh tế Mỹ. Việc tính toán này cực kỳ quan trọng vì không thể tăng thuế quan nếu việc tăng này đưa đến hậu quả tăng giá sản phẩm này trên đất Mỹ. 

   Cái hại của việc tăng thuế quan dĩ nhiên là sẽ đưa đến chiến tranh mậu dịch. Do đó, việc tăng thuế quan tất nhiên cũng phải tùy thuộc phản ứng của các xứ bị tăng thuế quan. Tất cả sẽ phải qua những điều đình, thỏa hiệp song phương, tức là tay đôi giữa Mỹ và xứ liên hệ, đúng như ý TT Trump muốn. 

    Chính sách tăng thuế quan trên thực tế có rất nhiều giới hạn. TT Trump đã hò hét rất ồn ào về việc tăng thuế quan lên tới 30% hay 50% hay 100%,...  Nhưng ta phải hiểu tất cả đều chỉ là cách 'hét giá' của doanh gia Trump trước khi ông ta điều đình và trước khi đi đến thỏa hiệp.
 
4. Chính sách năng lượng để giảm giá thành

    Đây có thể là yếu tố quan trọng hàng đầu. Chính sách năng lượng của TT Trump sẽ cố đưa Mỹ đến tình trạng tự túc về năng lượng, tức là về dầu xăng, dầu khí, hoàn toàn hết lệ thuộc vào tình trạng giá cả quốc tế, hay chính xác hơn, giá cả do các nước sản xuất dầu xăng dầu khí định ra theo nhu cầu tài chánh của họ. Việc Mỹ không lệ thuộc sẽ giúp ổn định giá nguyên liệu, không còn phụ thuộc vào những bất ổn do tình trạng quốc tế gây ra như chiến tranh Trung Đông chẳng hạn. Ta đừng quên dầu xăng rất cần thiết để di chuyển hàng hóa bằng tàu thủy, tàu bay hay xe tải, do đó là yếu tố quan trọng nhất trong giá thành rồi giá bán của tất cả mọi thứ hàng hóa. Giá xăng giảm chẳng hạn, sẽ đưa đến giảm giá đồng loạt của không biết bao nhiêu thứ hàng cần được di chuyển trên khắp nước. 

    Đó là cách hữu hiệu nhất để chặn lạm phát, cũng như để giúp phát triển kinh tế. Khác rất xa cách kiểm soát giá cả tuyệt đối tai hại mà bà Kamala đề nghị, theo mô thức của Nga, Cuba, và các nước CS. Cũng khác rất xa sách lược hoang tưởng cấm dùng dầu xăng để thay thế bằng  năng lượng 'sạch' như điện, gió, ánh sáng mặt trời,... của Biden.

    Mặt trái của vấn đề là sách lược này sẽ bị phe cấp tiến chống phá rất mạnh vì nhu cầu mà họ gọi là bảo vệ môi trường sạch cũng như chống hâm nóng trái đất. Vấn đề của TT Trump là phải cân nhắc, tìm một giải pháp vừa giúp tự túc năng lượng, vừa giới hạn những tai hại môi trường của chính sách này. Ưu tiên của Mỹ hiện nay ở đâu, là gì? Giảm lạm phát tức thời hay lo chống hâm nóng địa cầu trong ba vạn năm nữa. Nhu cầu môi trường sạch có thật trong tương lai tương đối lâu dài, không phải chuyện vớ vẩn, nhưng ưu tiên nhất thời vẫn phải là giải quyết vấn nạn lạm phát và trì trệ kinh tế, mang bánh mì lên bàn ăn của dân Mỹ ngay tối nay, quan trọng hơn nhiều.

5. Luật lệ và thủ tục hành chánh để giảm giá thành

    Đảng DC là đảng Vú Em, luôn luôn muốn bao đồng, lo cho thiên hạ từ ngày còn trong nôi tới ngày vào hòm như DĐTC đã bàn qua quá nhiều lần. Trong mục tiêu 'Vú Em' này, Nhà Nước ngày nào cũng sáng chế ra cả lô luật lệ và thủ tục hành chánh, cực kỳ nặng nề, trói gô kinh doanh để nuôi đám công chức thư lại và ăn hại.

    Toàn bộ hệ thống thư lại nặng nề này chẳng những trì hoãn công việc, mà còn trói tay doanh nghiệp Mỹ trong cả vạn, cả triệu luật lệ và thủ tục nhiều khi vớ vẩn do các công chức rảnh hơi chế ra cho có việc làm, cũng như để Nhà Nước có tiền, thu đủ loại lệ phí, tiền phạt khi vi phạm luật lệ. Hệ thống thủ tục rườm rà đó cũng khiến doanh nghiệp Mỹ khó cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Một thí dụ cụ thể là rất nhiều kỹ nghệ Mỹ đã mở hãng xưởng tại TC hay các nước chậm tiến khác để tránh bớt những đòi hỏi về tôn trọng luật môi sinh, luật bảo vệ lao động, luật lương tối thiểu quá cao, và không biết bao nhiêu luật khác của Mỹ do đám Nhà Nước Ngầm ăn không ngồi rồi chế ra. Tất cả những thủ tục và luật lệ rườm rà đó tất nhiên bắt buộc giá thành của tất cả các món hàng gia tăng, bất kể hàng sản xuất ở Mỹ hay hàng nhập cảng. Cắt giảm thủ tục và luật sẽ giúp cắt giảm giá thành rất đáng kể, nghĩa là giúp giảm lạm phát và giúp phát triển kinh tế một cách cụ thể và hữu hiệu nhất.

    Bây giờ, với doanh gia Trump đứng đầu, được phụ giúp bởi hai doanh gia triệu phú Elon Musk và Vivek Ramaswamy, cái hệ thống thư lại nặng nề đó sẽ được 'tinh giản' mạnh, cắt bỏ không nương tay.

Thị trường tài chánh nghĩ gì ?

    Ngay sau khi Trump đắc cử, chỉ số chứng khoán Dow Jones nhẩy vọt ngay 3.300 điểm hay 8% trong một tháng đầu. Nhưng rồi sau cơn hý hửng ban đầu, thị trường tài chánh tỉnh mộng, ý thức được gia tài kinh tế Biden để lại tệ hại hơn xa mức thiên hạ tưởng, và Trump sẽ gặp khó khăn lớn. Từ đỉnh cao đầu tháng Chạp tới cuối tháng Chạp 2024, Dow Jones đã rớt lại 2.000 điểm hay 4%. Ngày thứ Tư 18 tháng Chạp, chủ tịch Hội Đồng Quản Trị khối NHDTLB cho biết lạm phát sẽ còn cao ít nhất trong năm 2025 trong khi kinh tế vẫn trì trệ -stagflation-. Ngay trong buổi trưa sau đó, Dow Jones rớt hơn 1.100 điểm.


    Như đã trình bày, những giải pháp của Trump là những hứa hẹn cùng với dự đoán dựa trên những biện pháp Trump đã tung ra trong nhiệm kỳ đầu. Trên lý thuyết, hiển nhiên nghe hợp tình hợp lý hơn xa biện pháp dùng luật lệ và trừng phạt để kiểm soát và giữ giá tránh lạm phát, đồng thời phát triển kinh tế theo mô thức CS của bà Kamala. 

    Dù hơn xa sách lược của bà Kamala, nhưng vẫn chỉ là khá hơn trên lý thuyết và trên giấy tờ. Sách lược kinh tế của TT Trump thành công hay không, hay thành công tới mức nào, dù sao cũng vẫn còn tùy thuộc rất nhiều yếu tố mà tổng thống không hẳn đã kiểm soát hoàn toàn được. Hơn nữa, gia tài kinh tế Biden để lại thật thê thảm, mà nhiều chuyên gia kinh tế gọi là 'trái bom nổ chậm', một mặt phải chặn lạm phát, mặt khác vẫn tiếp tục phát triển, không phải là chuyện dễ làm hay có thể làm qua đêm, mà cần thời gian cũng như nhiều may mắn. 

    Do đó, mới phải nói kinh tế là vấn nạn lớn thứ nhì mà TT Trump sẽ phải đối phó. Ít ra thì nước Mỹ cũng đã chọn được một người có nhiều ý kiến mới lạ, có kinh nghiệm kinh tế tài chánh, và nhất là dám nói dám làm, nghĩa là đã chọn đúng người có khả năng nhất, có nhiều hy vọng thành công nhất.

    


ĐỌC THÊM:


Năm vấn đề kinh tế mà TT phải đối phó - Financial Times:

https://www.ft.com/content/1c14a0b4-e36a-4158-ba89-4ba1da9e6723?segmentId=b385c2ad-87ed-d8ff-aaec-0f8435cd42d9


Trump và lạm phát - TIME:

https://time.com/7175083/donald-trump-presidency-inflation/?utm_medium=email&utm_source=sfmc&utm_campaign=newsletter+brief+default+ac&utm_content=+++20241112+++body&et_rid=219369513&lctg=219369513




Saturday, December 21, 2024

BÀI 365: VẤN NẠN 1 - PHÂN HÓA CHÍNH TRỊ

     Lời phi lộ: với tân TT đắc cử Donald Trump, những chông gai trước mặt, phải nói là nhiều vô kể và lớn vô vàn. Thẳng thắn mà nói, trong cái xứ Mỹ này, người dám ra tranh cử TT phải có rất nhiều đặc tính 'không giống ai'. Đó phải là người điếc nặng không sợ súng, có tham vọng cực lớn và có tự tin còn lớn hơn nữa, tự tin mình có dư thừa khả năng giải quyết tất cả mọi đại nạn quốc gia.

    Tuần này và trong một số tuần tới, DĐTC sẽ bàn qua những vấn nạn khổng lồ, vĩ đại mà tân TT sẽ phải trực diện. Giải quyết như thế nào, thành công hay không, tới mức nào, là chuyện chỉ có tương lai mới có câu trả lời chính xác.

    Tuần này, ta sẽ bắt đầu bằng đại nạn lớn nhất của nước Mỹ hiện nay: nạn phân hoá chính trị đang phá nát xứ này. Trong những bài kế tiếp, chúng ta sẽ có dịp bàn đến những đại nan đề lớn khác mà Mỹ đang phải trực diện, tất cả cho thấy dường như cuộc tranh cãi về Trump hay Kamala có vẻ như hơi vô ích vì những đại nạn của Mỹ hiển nhiên quá lớn, lớn hơn xa tầm tay của cả hai vị.

Saturday, December 14, 2024

BÀI 364: CHÍNH SÁCH Á CHÂU CỦA TRUMP

    Từ dưới trào Obama, Á Châu đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính sách đối ngoại của Mỹ. TT Obama khi đó đã khai sinh ra chính sách gọi là 'chuyển trục qua Á Châu', một phần vì Trung Cộng ngày một lớn mạnh như thổi, bành trướng thế lực kinh tế và ảnh hưởng chính trị  quá nhanh, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển Phi Châu, và Nam Mỹ, phần khác là các quốc gia Á Châu từ Nhật tới Ấn Độ cũng ngày một mạnh, đóng vai trò then chốt trên địa chính trị thế giới. 

    Trong thế Tam Quốc quốc tế tân thời, vai trò chân vạc thứ ba của Nga ngày càng yếu thế, đặc biệt là trong thời điểm hiện tại, khi Nga ngày càng lún sâu hơn vào bãi cát lún Ukraine. Việc Nga dậm chân tại Ukraine phơi bày ra ánh sáng cái thế yếu khổng lồ của Nga trên phương diện quân sự, khiến Trump coi nhẹ đe dọa của Nga trong khi coi rất nặng nguy cơ Trung Cộng. 

    Với tân TT đắc cử Trump, chúng ta cần xem lại chính sách về Á Châu nói chung và đặc biệt về Trung Cộng nói riêng của ông ta sẽ như thế nào. Dù sao thì dân Việt tị nạn chúng ta vẫn không thể quên cái gốc, lo lắng cho số phận nước VN ta, cho dù là xứ nhất thời đang nằm dưới tay cộng nô.

Saturday, December 7, 2024

BÀI 363: CÂU CHUYỆN BỐ ÂN XÁ CON

    Tuần rồi, chính trường Mỹ nổ bùng vì chuyện Biden ân xá cho con. Chống đối, bào chữa loạn cào cào. Tại sao vậy?

    Hiến Pháp Mỹ cho quyền TT ân xá bất cứ ai, phạm bất cứ tội gì, và tất cả các TT Mỹ từ George Washington tới Trump đều ân xá có khi cả trăm có khi cả ngàn, có khi cả vạn tội nhân. Cả vạn tội nhân là trường hợp TT Carter ân xá cho tất cả những thanh niên trốn đi lính qua VN.  Carter đi vào lịch sử như 'vua ân xá'. Obama là TT đứng hạng nhì, ân xá cho gần 2.000 người, phần lớn là dân  da đen bị tù liên quan tới buôn bán và sử dụng ma túy.

    Clinton đã là TT ân xá nhiều trường hợp bị công kích mạnh nhất:

  • ân xá cho em ruột bị kết án tội hình sự liên quan đến ma túy;
  • ân xá cho đám khủng bố Puerto Rico để giúp Hillary lấy phiếu của dân Puerto Rico khi bà  ra tranh cử thượng nghị sĩ New York;
  • ân xá cho tài phiệt trốn thuế Marc Rich sau khi Rich tặng cả triệu đô xây thư viện Clinton;
  • và rất nhiều ân xá khác.

    Tại sao Biden ân xá lại gây ra tranh cãi?

Saturday, November 30, 2024

BÀI 362: CÂU CHUYỆN TÂY ÂU CHỐNG TRUMP

     Trên Diễn Đàn Trái Chiều này, chúng ta đã có dịp bàn qua không biết bao nhiêu lần về các cụ vẹt chống Trump tới bến, đặc biệt là các cụ tị nạn bên Tây Âu, từ Pháp tới Đức, từ Hòa Lan tới Na Uy. Câu hỏi mà nhiều người thắc mắc là các cụ này, trên nguyên tắc đều là các đại trí thức, phần lớn là bác sĩ hay nhân sĩ -kiểu như dân biểu, sĩ quan cao cấp, giáo sư- có hạng trong miền Nam trước 75, cột trụ của nền Đệ Nhị Cộng Hòa VN, sống bên Tây Âu, chẳng ăn nhập xa gần gì tới Trump, tại sao hầu như tất cả đều nghiến răng nghiến lợi thề không đội trời chung với Trump, bị coi như thứ cùi hủi mà các siêu nhân sĩ như họ chẳng thể lại gần. Dường như toàn là đại trí thức học nhiều hiểu ít.

    Cụ nào cụ nấy đều rất hãnh diện khoe các huy chương chống VC chết bỏ sau khi đã xách dép chạy trốn VC chết bỏ thay vì ở lại chiến đấu đánh VC chết bỏ. Huy chương chống cộng tự tặng cho chính mình đeo đầy người không khác gì các tướng Bắc Hàn. 

 

    Các cụ chống cộng kinh khiếp lắm: như cụ Katumtran công khai vạch mặt cho cả cộng đồng biết những tên VC nằm vùng này: "Nhóm cuồng Trump trong đó có Âu, Vũ Linh, Trung Lĩnh, Chris Phan,...sẽ được Việt cộng âm thầm trợ giúp để tiến chiếm Little Sài Gòn của người Việt tỵ nạn trong thời gian Trump thống trị nước Mỹ".

    Chống cộng nên bây giờ cũng phải quay qua chống Trump còn mạnh kinh hồn hơn nữa, vì Trump là VC, phất cờ VC.

Saturday, November 23, 2024

BÀI 361: TƯƠNG LAI GÌ CHO ĐẢNG DÂN CHỦ?

    Chỉ chừng chưa tới ba tháng trước ngày bầu cử, rất nhiều người đã đánh cá đảng DC từ đống tro tàn với cụ lẩm cẩm Biden, đã như con phượng hoàng bay lên để vung cánh áp đảo đảng CH, đẩy đảng này vào hố thẳm của nhục nhã chính trị trong một tương lai kéo dài rất lâu.

    Thế nhưng thế sự đảo điên, cái gì thiên hạ thấy bây giờ, ba tháng sau, lại hoàn toàn trái ngược: đảng CH có triển vọng thống trị chính trường Mỹ trong ít ra một thế hệ nữa, hay ít nhất cũng trong bốn năm tới, trong khi đảng DC đang đi lang thang như người mất hồn vào sa mạc chính trị, chẳng biết đang đi về đâu vì chẳng còn định hướng gì, trong khi nội bộ đấu đá nhau tìm người lái tầu.

Saturday, November 16, 2024

BÀI 360: THÔNG ĐIỆP CỦA DÂN MỸ

     Cuộc bầu cử năm 2024 đã qua, bây giờ là lúc bình tâm suy nghĩ lại toàn bộ kết quả. Câu hỏi lớn nhất mà các chuyên gia chính trị, sử gia, ... phải nghiên cứu là dân Mỹ đã chuyển tới giới lãnh đạo chính trị thông điệp gì, họ muốn gì qua lá phiếu của họ?

Thursday, November 7, 2024

BÀI 359: TÂN TỔNG THỐNG DONALD TRUMP

    Cuối cùng thì sau cả năm trời tranh cãi hơn mổ bò, cuộc 'nội chiến không đổ máu' của Mỹ đã chấm dứt qua cuộc bầu Thứ Ba vừa qua. Và kết quả thì bây giờ cả nước đã biết: bà phó TT Kamala Harris đã thảm bại và ông Trump sẽ tuyên thệ nhậm chức ngày 20 tháng Giêng năm tới. Dĩ nhiên, phải nói thêm cho rõ là cuộc bầu vừa rồi chưa chính thức, mà phải đợi tới ngày 17 tháng Chạp là ngày cử tri đoàn các tiểu bang chính thức bầu TT mới có kết quả chính thức, sau đó còn phải đợi quốc hội xác nhận nữa, và cuối cùng, phải đợi bà phó TT Kamala vừa khóc vừa mếu máo chính thức tuyên bố Trump đã hạ bà ta và sẽ là tân TT! Không khác gì năm xưa khi phó TT Al Gore chính thức xác nhận thống đốc Bush con đã hạ ông ta. Tuy nhiên, ta cứ coi như chuyện bầu bán đã xong rồi.

Saturday, October 26, 2024

BÀI 358: TẠI SAO TÔI ỦNG HỘ TRUMP

    Nói về ông Trump, thú thật kẻ này không biết phải viết gì nữa, vì tất cả những gì muốn nói về ông ta, nói tốt, nói xấu, cả nước Mỹ này, thậm chí cả thế giới đều biết quá rõ, biết tới phát nhàm, phát chán luôn. Chẳng còn gì mới lạ nữa. Có nói gì cũng vô ích, vì thích vẫn thích, ghét vẫn ghét, không xoay chuyển được bất cứ ai. Cả nước coi như chai đá hết rồi, đầu óc có sạn nặng hết rồi. Cho nên phải nói cho rõ, bài này không có ý định xoay chuyển ý kiến của bất cứ ai hết, mà chỉ có một mục đích duy nhất là trình bày tóm gọn những lý lẽ cá nhân tại sao dù mưa hay nắng, dù gì đi nữa, tôi vẫn thấy ông Trump là người thích hợp hơn xa cụ Biden trước đây và bà Kamala bây giờ, để lãnh nhiệm vụ lèo lái con thuyền Cờ Hoa vượt qua những khó khăn chồng chất, cực kỳ nan giải, mà Biden để lại sau 4 năm lờ mờ, lù đù, mò mẫm, té lên ngã xuống trong Tòa Bạch Ốc. 

Saturday, October 19, 2024

BÀI 357: TẠI SAO TÔI KHÔNG ỦNG HỘ KAMALA

    Ghi chú: không còn bao nhiêu ngày nữa sẽ tới ngày bỏ phiếu thực sự bầu tân TT Mỹ. Tuần này và tuần tới, DĐTC sẽ bàn về chuyện ủng hộ hay không ủng hộ bà Kamala hay ông Trump. Dĩ nhiên, đây chỉ là những ý kiến của riêng cá nhân Vũ Linh thôi, còn quyết định thế nào là của mỗi người, tùy theo suy nghĩ của riêng mỗi người. Kẻ này cũng phải nói ngay, quyết định nào đúng, quyết định nào sai, quyết định nào khôn, quyết định nào dại, tất cả chỉ là theo quan điểm chủ quan của mỗi người, là lựa chọn của cá nhân mỗi người, chẳng có gì để tranh luận. Khôn nhờ dại chịu, kẻ này tôn trọng mọi quyết định. Và mỗi người cũng đều phải tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình.

    Tuần này, tôi sẽ bàn về việc tại sao tôi KHÔNG ủng hộ bà Kamala Harris.

-----------------

    Trước hết, phải nói ngay, ở đây, tôi nhận định bà Kamala qua vai trò tổng thống, không bàn tới nghệ thuật leo giường hay cái cười hô hố của bà, mà chú tâm nhiều tới chính sách cũng như quan điểm chính trị, dưới khía cạnh an bang tế thế của bà ta.

    Không khác gì bất cứ người nào khác, bà Kamala không hoàn hảo, cái gì cũng tốt, ngược lại, cũng không tồi tệ đến độ chuyện gì cũng xấu, đáng chê trách.

    Viết bài này, VL này đã hỏi ChatGPT về các ưu và khuyết điểm của Kamala, không phải vì kẻ này không biết, mà muốn dựa vào một nguồn quan điểm tương đối 'thân' Kamala hơn để tránh nhận định theo tính phe đảng chủ quan không ưa Kamala của chính mình. Do đó, trước khi đi xa hơn, phải nói cho rõ, những 'ưu điểm' và 'khuyết điểm' của bà Kamala nêu ra trong bài này không phải do VL này đưa ra, có thể không đúng, không công bằng, hay thiếu sót nhiều chuyện quan trọng khác, mà là của ChatGPT, là trang mạng 'Thông Minh Nhân Tạo' -Artificial Intelligence-.

    Ở đây, xin phép mở ngoặc nói qua về ChatGPT. Đây là một chương trình 'siêu' thông minh, có thể trả lời tất cả mọi câu hỏi của bất cứ ai về bất cứ vấn đề gì, ngắn dài tùy yêu cầu. Cũng có thể trả lời câu hỏi tiếng Việt bằng tiếng Việt. Quý vị muốn thử nghiệm, vào ChatGPT, đánh máy tiếng Việt "Viết về yếu điểm của bà Kamala Harris trong vòng 1.000 chữ", thử cho biết. Muốn có chuyện vui, quý độc giả có thể đánh máy hỏi thử "Vũ Linh của Diễn Đàn Trái Chiều nghĩ gì về Trump?". Đây là chương trình hoàn toàn miễn phí, quý vị rảnh không có chuyện gì làm, có thể ngồi đấu láo với ChatGPT cả ngày cũng được.

    Tuy nhiên có hai điểm cần lưu ý:

- ChatGPT, trả lời câu hỏi bằng cách rà soát, thu thập và tổng kết tin tức từ cả triệu bản tin, trang mạng liên quan đến câu hỏi. Cái 'siêu' của ChatGPT là có thể là những việc đó trong vòng vài giây đồng hồ. Về dữ kiện thì tương đối chính xác, về quan điểm chính trị thì có khuynh hướng cấp tiến thiên về phe DC, chỉ vì nguồn các tin ChatGPT thu thập, tuyệt đại đa số là các trang mạng Mỹ, đám truyền thông loa phường Mỹ và các trang mạng xã hội Mỹ, có khuynh hướng cấp tiến thiên về đảng DC, bất lợi cho khối bảo thủ, cho đảng CH và cho cá nhân Trump. Chẳng hạn, nếu muốn tìm điểm yếu của Trump, sẽ có ngay một chục triệu điểm, muốn biết điểm yếu của Kamala, sẽ ít hơn nhiều, chỉ vì tin về Trump quá nhiều, nhất là những tin bất lợi, trong khi về Kamala hiếm hơn nhiều. ChatGPT cũng có khả năng 'chiều khách', hiểu ý khách đặt câu hỏi nên trả lời cho khách ... vui. Chẳng hạn, quý vị viết "Tôi rất ghét Trump, xin liệt kê cho tôi 100 tội đáng ghét của Trump", quý vị sẽ có ngay danh sánh đó trong vòng một vài giây đồng hồ. 

- ChatGPT viết tiếng Việt theo ngôn ngữ VC chỉ vì thu thập tin tức trên truyền thông và trang mạng phần lớn của VC. Nếu hỏi về chính quyền CSVN thì ChatGPT khen nhiều hơn chê, mà lại chê theo kiểu vừa chê vừa tìm cách bào chữa.

    Do đó, việc sử dụng ChatGPT cần phải thận trọng, hiểu rõ ChatGPT lấy nguồn tin từ đâu, và nhất là cần phải hiểu ChatGPT không phải là chân lý, là sự thật tuyệt đối. Bà HarvardLN mới đây trích dẫn ra gần cả trăm tội của Trump từ ChatGPT, rồi cho đó là quan điểm trung thực của ChạtGPT chỉ chứng tỏ bà Harvard này dốt, chẳng hiểu gì về ChatGPT.

    Dưới đây là cái nhìn sơ qua về những ưu điểm, tốt, thuận lợi quan trọng nhất mà ChatGPT và phe ủng hộ bà Kamala phổ biến để biện giải hậu thuẫn của bà.

  1. Bà Kamala là viên gạch đập tan những tấm kính chắn, là biểu tượng của khai phá: là người đầu tiên KHÔNG PHẢI DA TRẮNG mà là gốc Phi Châu lai Á Châu. Xác nhận nước Mỹ là nước của cơ hội cho tất cả, kể cả những dân không phải da trắng.
  2. Bà Kamala cũng là phụ nữ đầu tiên làm TT, sẽ là người tích cực tranh đấu và bảo vệ cho quyền lợi phụ nữ, trên nhiều khía cạnh cuộc sống: bình quyền trên phương diện công ăn việc làm, trách nhiệm và quyền lợi; bảo vệ quyền tự do quyết định trong vấn đề tự do sinh sản -phá thai-; bảo vệ những giá trị gia đình. 
  3. Cách đây ba tháng, ai cũng chán nản nghĩ lại phải chọn giữa hai ông lão tám bó làm TT, bây giờ bất ngờ có người 'trẻ' hơn hai chục tuổi ra nhận trách nhiệm. Xác nhận dân Mỹ muốn qua trang, chuyển lửa qua thế hệ mới. 
  4. Nước Mỹ có dịp đưa một người đại diện cho tư pháp, cho luật lệ, lên điều hành nước theo đúng luật, chứ không phải là người bất chấp luật lệ, coi trời bằng vung, tự do tác oai tác quái như Trump.
  5. Bà Kamala lên, đánh dấu ngày cơ nghiệp của ông Trump chấm dứt vĩnh viễn vì ông Trump sẽ quá già, không còn cơ hội nào nữa, chấm dứt tình trạng rối loạn, phân hóa cùng cực của chính trường Mỹ.
  6. Nước Mỹ sẽ tích cực lo cho tương lai lâu dài của nhân loại với những biện pháp bảo vệ môi trường, chống hâm nóng địa cầu.

    Nếu phải nhận định về những ưu điểm của bà Kamala như vừa nêu trên thì kẻ này phải nói hiển nhiên những ưu điểm này có tính cách chung chung, kẻ này đọc đi đọc lại rất nhiều lần mà vẫn chỉ nhìn thấy những điểm trên mang nặng tính cách 'chính trị lý lịch' liên quan đến con người bà Kamala, nhưng chẳng có cái nào thật sự có lợi cho cá nhân mình, cho gia đình mình, cho cộng đồng tị nạn đồng hương với mình, và cuối cùng cho dân Mỹ nói chung. Nghĩa là không thấy điểm nào liên quan đến chính sách, đáng để bầu cho bà Kamala.

    Việc ca tụng bà Kamala không phải là da trắng, xin lỗi chứ kẻ này nghe như có hơi hám kỳ thị chủng tộc hơi nặng. Với kẻ này, tổng thống chỉ là một công chức được bầu -hay dù được bổ nhiệm- để phục vụ quyền lợi của người dân, nghĩa là phục vụ giỏi nhất thì được trao trách nhiệm, chuyện người đó da trắng, da đen hay da nâu, da vàng, mắc mớ gì? Tôi cần ông thợ điện đến sửa hệ thống điện trong nhà, chẳng bao giờ thắc mắc phải là ông thợ da trắng hay da vàng hay da đen, phải không? Chỉ có cụ VVLộc nhà ta là muốn thợ điện phải là một bà da đen, cho dù không biết sửa điện.

    Cũng vậy, nhiều người đã tung hô và tin chắc như gạch là Kamala, với tư cách đàn bà, sẽ giúp cải thiện đời sống của phụ nữ trên đủ mọi phương diện. Có thật vậy không? Cải thiện như thế nào? Có ai nghe Kamala nói gì về chuyện này chưa?

    Trước đây, nhiều người đã tung hô mệt nghỉ là bầu ông da đen Obama làm tổng thống, hậu quả tức khắc sẽ là việc cải thiện cuộc sống của dân da đen. Có không? Thực tế là sau 8 năm Obama, dân da đen vẫn chẳng thấy có gì khá hơn, nói chung, vẫn đầy những tệ nạn cổ điển, vẫn nghèo, vẫn quá nhiều người sống nhờ trợ cấp, các khu dân da đen vẫn thiếu an ninh nhất, trộm cướp, bắn giết loạn đả, vẫn quá nhiều bà đen với cả đàn con không bố mặc dù tỷ lệ phá thai cao nhất, thanh niên da đen vẫn thất nghiệp cả đám, kiếm việc khó khăn, dân buôn xì ke, ma tuý vẫn coi những khu đen là thị trường béo bở nhất. Những tệ nạn này đã dây dưa cả mấy kiếp mấy đời, không có gì mới lạ, Obama đã cải thiện được gì? Quan trọng không kém, bầu cho Obama sẽ mang lại đại đoàn kết toàn dân, sẽ xóa bỏ mọi dấu vết của nạn kỳ thị chủng tộc. Có không? Hay là sau 8 năm Obama, nạn kỳ thị bây giờ còn nặng nề gấp vạn lần. Nếu có thay đổi thì đó là thay đổi theo kiểu kỳ thị da đen được thay thế bằng kỳ thị da trắng. Có tốt hơn không?

    Đọc lại những ưu điểm của Kamala vừa nêu trên, quý độc giả có thể thấy ngay không có điểm nào liên quan đến chính sách nào của bà tổng thống Kamala hết. Bỏ qua chuyện bà phải trực tiếp chịu trách nhiệm về những thảm họa do Biden và bà gây ra trong gần bốn năm qua, bà sẽ làm gì, dùng biện pháp cụ thể nào để chặn lạm phát, giảm vật giá sinh hoạt cho dân? Sẽ làm gì để giải quyết khủng hoảng biên giới, chặn nạn di dân lậu tràn vào Mỹ? Sẽ làm gì để chặn nạn công khai cướp của giết người tràn lan khắp nước? Sẽ làm gì để chậm lại làn sóng 'thức tỉnh' đang tàn phá văn hóa Mỹ, nền tảng gia đình Mỹ? Ngay cả ý định cho phá thai thả giàn, bà sẽ làm được gì? Ban hành luật phá thai mới trên toàn quốc là việc làm của quốc hội, không nằm trong quyền hạn TT, chưa kể việc đó có thể cần phải tu chính Hiến Pháp, là việc cần tới 3/4 các tiểu bang -38 tiểu bang- trong khi đảng DC bây giờ chỉ kiểm soát được 20 tiểu bang. Thật sự, chỉ là hứa lèo.

    Công bằng mà nói, trong các 'ưu điểm' nêu ra, cũng có một điểm liên quan tới chính sách, đó là chính sách bảo vệ địa cầu chống hâm nóng. Xin lỗi, chuyện địa cầu bị hâm nóng hay bị đông lạnh, giết hết nhân loại và tất cả mọi sinh vật đã xẩy ra trên trái đất này 5 lần rồi, mỗi lần cách nhau vài trăm triệu năm trong lịch sử 4 tỷ năm của trái đất. Nhân loại như ta đang thấy, đã xuất hiện trên trái đất đâu mới có vài chục ngàn năm, kẻ này thật sự không rảnh lo chuyện cả trăm triệu năm, vì mắc lo chiều nay đi chợ mua đồ ăn cho bữa tối nay.

    Trang mạng ChatGPT cũng đã nêu lên một số khuyết điểm của bà Kamala. Đại cương là:

  1. Tham vọng chính trị lấn át nguyên tắc chỉ đạo.
  2. Thành tích đáng nghi ngờ khi làm công tố Cali.
  3. Vai trò trong khủng hoảng di dân.
  4. Quan điểm bất nhất, đặc biệt là trong vấn đề y tế.
  5. Thành tích khi làm phó TT.
  6. Là người của khối đang nắm quyền -establishment.
  7. Tính phe đảng quá nặng, sẽ không thể tạo đại đoàn kết toàn dân.

    Ta thử nhìn lại những điểm cụ thể này.

    Tham vọng chính trị của Kamala không thể nào thể hiện rõ nét hơn qua việc đổi áo, tráo trở lập trường trong gần như tất cả mọi vấn đề, từ xã nghĩa hóa y tế tới fracking. Chỉ vì một mục đích duy nhất: kiếm phiếu để đắc cử, bất cần biết gì về chính sách, quan điểm, ý thức hệ chính trị,...

    Thành tích công tố và bộ trưởng Tư Pháp Cali của Kamala là một thứ 'thành tích' cần giấu cho kín, không thể khoe, khi bà đã truy tố oan không biết bao nhiêu người, qua những việc làm bất chính như bịt miệng nhân chứng, giấu bằng chứng,... Năm 2020, bà đồng chí DC Tulsi Gabbard đã công khai tố hàng loạt tội của Kamala trong cuộc tranh luận công khai trên tivi, khiến Kamala á khẩu, không cãi được, hậu thuẫn bị rớt thảm hại đến độ Kamala đã là ứng cử viên phải rút lui đầu tiên vì hậu thuẫn quá yếu.

    Về vai trò của Kamala trong khủng hoảng di dân, thì phải nói, toàn bộ câu chuyện đã trở thành trò cười mà thiên hạ phải vừa cười, vừa khóc cho đại họa này của nước Mỹ. Khi Kamala được Biden bổ nhiệm lo giải quyết khủng hoảng biên giới, thì toàn thể khối truyền thông loa phường tung hô như đại thành tích của Biden đã dám trực diện vấn nạn và bổ nhiệm nhân vật quan trọng thứ nhì, chỉ sau TT,  tài giỏi nhất trong nội các Biden, để giải quyết tận gốc vấn nạn này:

  • ABC News: Kamala Harris takes lead on border crisis
  • AP: Biden taps VP Harris to lead response to border challenges
  • CBS News: Harris to lead administration's efforts to stem migration at border
  • The Hill: Biden taps Harris to lead on immigration amid border crisis
  • Los Angeles Times: Vice President Kamala Harris will lead response to migrant issue as numbers rise at border
  • NBC News: Biden tasks Harris with 'stemming the migration' on southern border
  • The New York Times: Kamala Harris to Lead Administration's Migrant Response
  • POLITICO: Biden makes Harris the point person on immigration issues amid border surge
  • Reuters: Biden names Harris to lead efforts with Mexico, Central America, to stem migrant flow
  • USA TODAY: Vice President Kamala Harris to lead White House efforts to stem migration at the border
  • The Washington Post: Biden taps Harris to handle border crisis.
[Trích một phần của danh sách do một độc giả của DĐTC cung cấp trong phần Góp Ý]

    Thế đấy, nhưng sau khi ngồi gần bốn năm trong trách nhiệm quá lớn này mà chẳng ai thấy bất cứ một biện pháp hay kết quả cụ thể nào, trong khi khủng hoảng biên giới leo thang thành một trong những khủng hoảng chính trị, xã hội, nhân bản lớn nhất lịch sử Mỹ, thì Kamala, với sự phụ họa của chính đám truyền thông loa phường, lại khẳng định Kamala không hề có trách nhiệm gì trong chính sách biên giới của Biden. Tất cả, lại đổ lên đầu cụ lẩm cẩm Biden đã bị mất job. Hay lỗi tại Trump hết. Thật là tiện.

    Về chính sách y tế, Kamala đã tráo trở một cách thô bạo nhất. Trong quá khứ, Kamala nổi tiếng thuộc thành phần cực tả, tức là thiên tả cực đoan, còn thiên tả hơn cả các cụ xã nghĩa Bernie Sanders và Elizabeth Warren. Kamala đã chủ trương 'xã nghĩa hóa' toàn bộ hệ thống y tế theo mô thức Tây Âu, nghĩa là Nhà Nước độc quyền bảo hiểm và cung cấp mọi dịch vụ y tế, toàn quyền ấn định phương pháp trị liệu, giá cả bác sĩ, nhà thương, thuốc men,... là chuyện ngay cả các cụ Sanders và Warren -hay Obama- vẫn chưa dám đề nghị. Kamala muốn quốc hữu hóa toàn bộ hệ thống bảo hiểm và cung cấp dịch vụ y tế cả nước. Nhưng sau khi nắm được chức phó TT, thì Kamala khôn ranh, hiểu được chính sách này không có cách nào được dân Mỹ chấp nhận, nên đã mau mắn thay áo, chấp nhận Obamacare và biện bạch chương trình xã nghĩa hóa y tế của bà có thể làm từng bước nhỏ một, kéo dài trong thời gian 10 năm. Đi chậm lại, nhưng mục tiêu cuối cùng vẫn không thay đổi. Kiểu như VC với chính sách 'kinh tế thị trường với cái đuôi xã nghĩa', Kamala cũng đưa ra chính sách 'Obamacare với cái đuôi xã nghĩa'.

    Về thành tích của Kamala trong gần bốn năm làm phó TT thì xin lỗi, kẻ này chẳng viết được chữ nào, vì... chẳng có gì để viết.

    Kamala có là người của đám Nhà Nước Ngầm đang nắm quyền hay không thì tuyên cáo mới đây của cả mấy trăm đại quan ủng hộ Kamala quả đã là bằng chứng quá rõ, khó cãi được. Đám đại quan DC thì dĩ nhiên ủng hộ Kamala, khỏi cần bàn thêm. Đám đang cầm quyền trong Nhà Nước Ngầm, DC cũng như CH và không đảng nào, đang run lẩy bẩy trước viễn tượng ông thần quét rác Trump lên sẽ quét sạch lũ sâu bọ trong đầm lầy, không ai không biết chuyện này.

    Nói về tính phe đảng, không thể tạo đoàn kết toàn dân được của Kamala, thì bàn thêm, hiển nhiên là quá thừa. Kamala ra tranh cử, chẳng dựa trên bất cứ chính sách nào, mà chỉ dựa trên việc tố khổ Trump, không hơn không kém, không có gì khác.


Những điều ChatGPT không nói tới

    Dù vậy, những khuyết điểm ChatGPT nêu ra dường như vẫn còn thiếu sót, vì thân thiện với Kamala:

    Kamala không có chính sách gì hết. Kamala đã được 'bổ nhiệm' thay thế Biden hai tháng rồi, mà trong gần ba tháng qua, đã không thể đưa ra một chính sách quy mô nào về bất cứ vấn đề gì. 'Chính sách' duy nhất Kamala đưa ra là đề nghị lờ mờ về cái mà bà gọi là 'Kinh Tế Cơ Hội', Opportunity Economics, nghĩa là kinh tế dựa trên việc cho người dân có cơ hội, nôm na ra là Nhà Nước không biết phải làm gì, chấp nhận ngồi yên cho người dân chủ động tìm ra cơ hội, làm gì thì làm. Kamala thật ra có đưa ra hai đề nghị: tặng 6.000 đô tín dụng thuế cho các bà sanh con, và tặng 25.000 đô tiền ứng trước mua nhà cho những người mua nhà lần đầu. Đó KHÔNG phải là chính sách kinh tế, mà chỉ là quà trợ cấp đấm mõm cử tri, chẳng có ảnh hưởng gì đến kinh tế, chẳng giúp giảm giá sinh hoạt cao ngất ngưởng của dân. Việc không có chính sách gì chứng minh một trong hai chuyện: một là Kamala khoác da tắc kè, muốn giấu những chính sách cấp tiến cực đoan thật của bà, hai là chưa sẵn sàng chấp chánh, chưa chuẩn bị nên chẳng có chính sách gì ráo.

    Người dân có quyền đòi hỏi được biết tổng thống tương lai sẽ làm những gì, bằng cách nào, chứ tổng thống tương lai không có quyền đòi hỏi người dân phải nhắm mắt 'bầu cho tôi', 'tin tôi đi'. Ngay cả trong các chế độ phát-xít và cộng sản, họ cũng công bố rõ ràng chính sách của họ, cho dù người dân không có quyền chọn lựa, chấp nhận hay bác bỏ. Nhu cầu cần biết rõ về chính sách hết sức quan trọng, đặc biệt là trong trường hợp bà Kamala là loại 'tắc kè' mà không ai biết da màu gì lúc nào. 

    Ở đây, ai cũng nhìn thấy 3 đặc điểm trong cuộc vận động tranh cử của Kamala:

  1. Chủ điểm duy nhất của cuộc vận động là tấn công, công kích, bôi bác Trump;
  2. Giấu nhẹm -hay không có-  bất cứ chính sách nào; mỗi lần được hỏi về chính sách cụ thể là như cái máy, nói ngay "Tôi sinh ra trong gia đình trung lưu...";
  3. Núp dưới gầm bàn, nhờ truyền thông loa phường vận động giùm;
    Không ai nghĩ đây là cách vận động đúng, thích hợp để dân Mỹ có được một lựa chọn trong sáng suốt nhất.

    Trên nguyên tắc, theo thể chế dân chủ của Mỹ, Kamala có quyền thiên tả tới đâu cũng được, kể cả việc công khai nhận mình là cộng sản cũng được, chẳng có luật nào cấm, nhưng vấn đề là phải 'thành thật khai báo' với dân để người dân biết đường mà bỏ phiếu ủng hộ hay chống. Kamala rất khôn ranh, hiểu rất rõ quan điểm thiên tả cực đoan của bà đã và sẽ không được dân Mỹ chấp nhận, nên bà đã khoác áo tắc kè, đổi màu da theo nhu cầu, nhất là trong mùa tranh cử này. Y chang theo kiểu nói chuyện của bà: nói với dân Tây thì dùng tiếng Mỹ với giọng tây, nói với dân lao động da đen thì dùng tiếng Mỹ với giọng lao động da đen,... Đó chỉ là chuyện vuốt đuôi lừa gạt thiên hạ, không hơn không kém. Và những người nhắm mắt bầu cho bà chỉ là những người vô ý thức, nhắm mắt bịt tai làm theo tính phe đảng, hay ngu xuẩn không biết mình đang làm gì.

    Chương trình tranh cử của Kamala phần lớn dựa trên việc chống Trump, mà lại chống toàn bằng những tố cáo phịa, nhắm hù dọa vớ vẩn mà chỉ những người mù quáng vì phe đảng nhất mới tin, như:

  • tố cáo Trump là cha đẻ ra Dự Án 2025, rất bảo thủ;
  • tố cáo Trump sẽ xé Hiến Pháp, chấm dứt bầu cử, làm TT độc tài muôn năm;
  • tố cáo Trump sẽ ban hành luật cấm phá thai toàn diện trên khắp nước Mỹ;
  • tố cáo Trump cản không cho Biden và ba xây tường biên giới.
    Nói chuyện nghiêm chỉnh, ai tin những tố cáo này?

    Hơn hai tháng sau khi được bổ nhiệm, Kamala vẫn trốn tránh, không dám trực diện báo chí, núp sau cái bình phong truyền thông thiên vị lộ liễu, tìm mọi cách tung hô bà lên chín chục tầng mây. Trong thời gian qua, bị chỉ trích nhiều, bà đành phải cho phỏng vấn, mà lại chỉ cho những người thân thiện nhất phỏng vấn hỏi những câu hỏi có tính cách mớm mồi cho bà tự quảng cáo mình hay bôi bác Trump. Kamala có thể trốn tránh truyền thông như vậy vì là 'phe ta', chứ Trump mà trốn tránh như vậy thì đã bị đám cú vọ truyền thông xé xác từ lâu rồi. Chỉ mới tuần rồi, bị công kích quá mạnh trong khi hậu thuẫn rớt hơn sung rụng, nên vạn bất đắc dĩ, phải bám vào cái phao cho Fox News phỏng vấn để khỏi chết chìm.

    Một điểm khác mà kẻ này cho là cực quan trọng mà ChatGPT không nhắc tới: đó là dân Mỹ KHÔNG thích Kamala. Năm 2020, Kamala là ứng cử viên TT đầu tiên bên đảng DC phải rút lui vì hậu thuẫn thấp nhất trong số gần hai chục ứng cử viên của đảng DC khi đó. Kamala năm đó chỉ thọ được đúng hai lần tranh luận trực tiếp trên tivi, và như vậy cũng đã quá đủ cho dân Mỹ thấy bà này là ngựa non háu đá, mạnh miệng công kích, tố cáo người khác theo đúng nghề công tố nhưng nhìn vào con người này thì ngoài tài tố cáo kết tội người khác, không có gì khác, không có chính sách, đường lối gì hấp dẫn cho dân hết. Câu hỏi thiên hạ phải đặt ra là làm sao bất thình lình một ứng cử viên tệ nhất, bị loại sớm nhất trong cuộc bầu TT năm 2020, chẳng làm gì hết trong mấy năm qua mà bây giờ lại được hóa phép biến thành người tài giỏi nhất, đáng được bầu làm TT nhất??? Mùi phe đảng mù quáng sặc lên tới trần nhà.

    Những khuyết điểm trên của Kamala quả là ... vĩ đại, nhưng trong tình trạng phân hóa cực đoan hiện này, những người mê Kamala vẫn mê, bất chấp hết, kể cả việc bầu cho một người làm TT dù người đó chẳng có chính sách gì về bất cứ vấn đề nào. Thật ra, có lẽ phải nói chẳng có bao nhiêu người 'mê' Kamala. Những người ủng hộ Kamala chỉ có hai loại: nhắm mắt ủng hộ Kamala coi như một hình thức trả thù cho Biden, hay nhắm mắt ủng hộ Kamala vì chống Trump. Và đó hiển nhiên là những lý do đủ và chính đáng để đám cử tri DC bầu cho bà. 

    Việc bà Kamala không có chính sách nào, hay chính xác hơn, có chính sách nhưng giấu dân vì biết chính sách quá thiên tả của mình sẽ không được chấp nhận hiển nhiên là lỗ hổng lớn nhất, là lý do quan trọng để kẻ này khẳng định không ai có thể mù quáng nhắm mắt ủng hộ bà được, để rồi sau khi bầu, về nhà thắp nhang cầu may như cầu được trúng số. Chuyện quyền lợi dân tộc, sinh tồn của đất nước quá quan trọng để có thể có thái độ phe đảng mù quáng như vậy được.

    Điều đáng buồn cho nước Mỹ là tình trạng phân hoá, phe đảng đã lên tới mức mà không ít dân Mỹ đã sẵn sàng bầu cho một thùng rỗng kêu to mà bất cần mọi chuyện khác. Kẻ này có cảm tưởng dưới đảng DC, dân Mỹ càng ngày càng ... mù quáng, hết thuốc chữa!

    Với cái thùng rỗng kêu to này, làm sao tôi có thể ủng hộ Kamala làm TT được? Làm sao tôi biết được bà Kamala sẽ làm gì? Làm sao tôi biết được những việc làm của bà sẽ có lợi cho dân, cho nước, cho cộng đồng Việt tị nạn, cho gia đình tôi và cho cá nhân tôi như thế nào? Đừng bắt tôi phải nhắm mắt  'cứ tin đi mà'. Ai muốn thí mạng cùi, bầu đại vì bại đầu, hên xui may rủi,... thì bầu, không có tôi.

    Điểm cuối cùng: dân Mỹ không thích phó TT. Từ thời TT Roosevelt, thập niên 1940 tới nay, không có phó TT nào đắc cử khi ra tranh cử TT hết, hay có đắc cử nhờ hào quang TT trước, cũng chỉ thọ đúng một nhiệm kỳ, chưa có phó TT nào đắc cử hai nhiệm kỳ TT sau đó.

  • TT Roosevelt: có 3 phó TT: 1/John Garner làm phó một nhiệm kỳ rồi bị đảng sa thải, 2/ Henry Wallace, y chang như Garner, làm phó một nhiệm kỳ rồi bị đảng sa thải, và 3/ Harry Truman được bầu một lần sau khi thay thế Roosevelt bị chết, nhờ hào quang của Roosevelt nhưng cũng chỉ thọ đúng một nhiệm kỳ, bị đảng chống không cho ra tranh cử nhiệm kỳ thứ hai năm 1952 (thời điểm đó, các lãnh đạo đảng họp kín để đưa ra các ứng cử viên TT và PTT của đảng).
  • TT Truman: phó TT Barkley bị cản khi các lãnh tụ đảng DC chặn không cho ra tranh cử;
  • TT Eisenhower: phó TT Nixon thua Kennedy, Nixon phải đợi tới sau khi TT Johnson rút lui mới đắc cử, để rồi chỉ thọ một nhiệm kỳ, qua nhiệm kỳ sau, bị ép từ chức;
  • TT Kennedy: phó TT Johnson lên nắm quyền khi Kennedy bị giết sau đó được bầu làm TT nhờ hào quang của cái chết của Kennedy, nhưng chỉ thọ một nhiệm kỳ rồi phải tự ý rút lui;
  • TT Johnson: phó TT Humphrey bị Nixon hạ;
  • TT Nixon: phó TT Agnew bị ép từ chức, phó TT Ford kế vị Nixon, ra tranh cử bị Carter hạ;
  • TT  Carter: phó TT Mondale bị Reagan hạ;
  • TT Reagan: phó TT Bush cha đắc cử nhờ hào quang của Reagan, nhưng chỉ thọ đúng một nhiệm kỳ;
  • TT Bush cha: phó TT Quayle rớt đài ngay trong vòng sơ bộ 1996;
  • TT Clinton: phó TT Gore bị Bush con hạ;
  • TT Bush con: phó TT Cheney không ra tranh cử;
  • TT Obama: phó TT Biden bị chính Obama chặn không cho ra cho tới khi bà Hillary rớt đài; 4 năm sau mới đắc cử, cũng chỉ thọ một nhiệm kỳ;
  • TT Trump: phó TT Pence rớt đài ngay trong vòng sơ bộ 2024.

    Kẻ này không tin Kamala sẽ có khả năng làm người phá lệ này, nhất là khác với Kennedy và Reagan, Biden chẳng có hào quang nào cho Kamala hưởng ké. Kamala nếu may mắn đắc cử, rồi cũng sẽ chỉ thọ một nhiệm kỳ như Johnson, Nixon, Bush cha và Biden thôi.


Saturday, October 12, 2024

BÀI 356: CHÍNH SÁCH CỦA KAMALA

     Trước những tấn công tới tấp về việc không có chính sách gì, một ngày trước khi có cuộc tranh luận với ông Trump, Kamala cho công bố cái gọi là trọn bộ chính sách kinh tế của bà. Thật ra việc tố Kamala không có chính sách gì không oan, vì trước đây, bà chỉ là cái đuôi của Biden, chính sách của Biden là gì thì bà cứ theo đó thôi. Sau khi con ngựa già Biden bị bộ Chính Trị của đảng DC qua Obama và Pelosi đá đi, Kamala thay thế, bật ngửa chưng hửng vì quá bất ngờ, nên chẳng có chính sách gì, phải mất cả gần hai tháng các phụ tá mới viết ra được vài ý kiến ngắn gọn về chính sách ngắn và tạm vì chủ ý của bà là muốn chứng minh mình độc lập, không ôm cứng chính sách của Biden.  

    DĐTC tuần này sẽ bàn qua những 'chính sách' đó. Những 'chính sách' khác trong bài này là dựa trên những tuyên bố rời rạc của Kamala trong thời gian mấy năm qua. Đây là chuyện bàn về chính sách qua tuyên ngôn, qua hứa hẹn, trên giấy tờ, còn thực tế như thế nào thì vẫn là câu hỏi khổng lồ vì chưa một ai thấy được bất cứ một thành tích cụ thể nào của Kamala và các chính sách của bà. Chưa kể việc Kamala nếu đắc cử, có thi hành các chính sách bà hô hào hay không là chuyện khác.

Saturday, October 5, 2024

BÀI 355: CUỘC CHIẾN KHÓ KHĂN CỦA TRUMP

     Cách đây không lâu, cả nước Mỹ, hay chính xác hơn, cả thế giới ngồi chờ ông Trump làm lễ đăng quang sau khi Biden bị thua te tua trong cuộc bầu TT cuối năm nay, theo tất cả các thăm dò khi đó cho thấy. Thực tế chính trị này, ngay cả những lãnh đạo chóp bu của đảng DC cũng thấy quá rõ. Rõ tới độ họ cuống cuồng nghĩ tới chuyện phải ra tay, làm một cái gì để cứu đảng, giữ cái ghế trong Tòa Bạch Ốc. Và họ đã ra tay thật: tổ chức một cuộc 'đảo chánh' khi 4-5 lãnh tụ đảng DC, trong đó chủ chốt là cựu TT Obama và cựu chủ tịch hạ viện, bà Pelosi, ép Biden phải rút lui để họ đưa cừu non Kamala ra thay thế, tránh cho đảng DC một đại họa lịch sử. 

    'Đảo chánh' đuổi Biden đi để khỏi thảm bại trong cuộc bầu cử là việc làm có thể 'hợp pháp' trong chế độ công lý phe đảng do đảng DC nắm trong tay hiện nay, nhưng hiển nhiên là chuyện phản dân chủ, vô đạo đức, vô nhân cách nếu không muốn nói đó là chuyện gian lận bầu cử, hay tìm cách công khai khuynh đảo, thay đổi kết quả bầu cử. Ông Trump bị đám công tố và quan tòa DC truy rượt về tội 'tìm cách khuynh đảo kết quả bầu cử", nhưng trước việc làm phản dân chủ này của 'bộ Chính Trị' của đảng DC thì các công tố và quan tòa này dửng dưng chấp nhận là việc phải làm để... bảo vệ thể chế dân chủ, hay chính xác hơn bảo vệ đảng Dân Chủ.

Saturday, September 28, 2024

BÀI 354: LẠI CHUYỆN CHỐNG CỘNG

     Ai cũng biết cộng đồng Việt tị nạn là cộng đồng luôn luôn phân hóa rất nặng, phân hóa về tất cả mọi chuyện lớn nhỏ, riêng tư, đáng nói hay không đáng nói. Có câu 'người Việt ta ngồi lại với nhau, ba người là đã có tám ý kiến', có lẽ không sai mấy. Hội đoàn Việt nhan nhản vô số kể, mặc dù mục đích, tôn chỉ, đường hướng, tổ chức,... giống nhau như đúc. Tổng thống, thủ tướng lưu vong cũng không thiếu dù chẳng ai bầu. Máu Việt là vậy. Vừa thiếu đoàn kết, vừa thích chức vụ dù chức vụ trên giấy, không thực, chẳng ai công nhận, cũng chẳng lãnh một xu lương nào.

    Thế đấy, nhưng nếu có một yếu tố nào thật sự là mẫu số chung cho cả hai triệu dân tị nạn trên khắp thế giới, thì đó vẫn là tinh thần... chống cộng tuyệt đối và nhất trí của cả cộng đồng. VC và đám tay sai đã có nhiều nỗ lực chen vào cộng đồng để triệt hạ cái mẫu số chung đó, hay ít nhất quậy phá, nhưng cho đến nay vẫn chưa mấy thành công, có được tiếng nói mạnh tuy đã đạt được nhiều thắng lợi trong việc tạo tranh cãi, gây chia rẽ thêm trong cộng đồng. Vài tiếng nói lác đác kêu gọi 'quên quá khứ', 'xóa bỏ hận thù',... vẫn chỉ là tiếng kêu trong sa mạc, nếu không bị đập tơi tả.

Saturday, September 21, 2024

BÀI 353: TRUMP LẠI BỊ BẮN

    Chủ nhật 15/9/2024, tin báo chí cho hay ông Trump đang đi đánh gôn tại sân gôn của ông gần tư dinh Mar-a-Lago, tại thành phố Palm Beach, Florida, đã bị phục kích, ám sát hụt.

    Hung thủ nằm trong bụi cây cách chỗ ông Trump đi ngang qua hơn 300m, chờ 12 tiếng đồng hồ, tới khi ông Trump tới rồi bắn. Tin cho biết đã có 4-5 phát súng nổ tuy không biết bao nhiêu do hung thủ bắn, bao nhiêu do cận vệ Trump bắn trả. Chỉ biết ngay sau phát súng đầu thì nhân viên Sở Mật Vụ bảo vệ Trump đã nhanh chóng phản ứng, nhẩy đè lên người Trump, làm mộc che đạn cho Trump rồi mau mắn cho ông lên xe chạy đi. Hung thủ cũng vứt súng lại, bỏ chạy trên một chiếc xe SUV Nissan, tình cờ bị một người khách qua đường trông thấy, chụp hình cái xe, có cả số xe. Ngay sau đó, cảnh sát đã bao vây toàn khu vực và chặn bắt được hung thủ. Hung thủ, một anh Mỹ trắng trên là Ryan Wesley Routh, 58 tuổi đã mau mắn đầu hàng, không chống cự. Cảnh sát tới bụi rặm hung thủ núp trước đó, tìm được một khẩu AK-47 có ống nhắm và một túi sắc đeo lưng. Hai ngày sau khi bị bắt, Routh đã bị đưa ra tòa để lãnh tội sơ khởi là sở hữu súng bất hợp pháp. Ra tòa, mặt tươi tỉnh, còn cười rất vui vẻ. Theo như đám vẹt, có lẽ tại anh ta vẫn chỉ là diễn viên được thuê đóng kịch bắn giả. Routh không có hay chưa có luật sư nên tòa sẽ bổ nhiệm luật sư biện hộ cho hắn.

    Hung thủ là một người đến từ Hawaii tuy là dân gốc North Carolina trước khi dọn qua sống tại Hawaii. Anh ta là một cử tri của đảng DC, đã yểm trợ tiền cho đảng DC gần hai chục lần. Anh ta cũng thuộc loại diều hâu nặng, ủng hộ cuộc chiến của Ukraine chống Nga rất mạnh, từng kêu gọi thành lập đội quân tình nguyện qua Ukraine đánh Nga.

    Truyền thông đã thu thập được một số tin tức sơ khởi về tay này. Dù không có bao nhiêu tin rõ ràng hay chính xác, nhưng truyền thông loa phường đang cố tô vẽ anh này như một tên khùng, đã 'đụng độ' với cảnh sát rất nhiều lần, cả trăm lần luôn, có tiền án hình sự đủ loại, ăn cắp xe, ký chi phiếu không tiền bảo chứng, sở hữu súng lậu, sở hữu bom, đụng xe rồi bỏ chạy, đã từng bị cấm không được sở hữu súng. Có lần đã ở trong nhà, cài cửa chống cự với cảnh sát bao vây nhà trong mấy tiếng đồng hồ, rồi cuối cùng mới ra đầu hàng.


    Vì những 'thành tích' trên, luật sư của tay Routh có thể sẽ nêu lý do Routh khùng nên miễn tội. Tuy nhiên, một công tố Florida nhận định việc này sẽ không ổn. Khi Routh vứt súng, nhẩy lên xe bỏ chạy thì có nghĩa anh biết rõ, ý thức rõ anh đã làm điều sai trái, có thể bị cảnh sát bắt nên phải chạy trốn. Ngoài ra, việc anh lên án Nga xâm lăng Ukraine và kêu gọi  thành lập một đội quân quốc tế tình nguyện qua tham chiến giúp Ukraine cũng không thể nói đó là hành động của người khùng điên, mà trái lại, đó là anh Routh đã có nhận thức chính trị rõ rệt, cho Nga là sai và Ukraine là đúng.

    Ông Trump ngay sau khi bị bắn hụt, đã lên tiếng ca ngợi và cám ơn nhân viên Sở Mật Vụ, đồng thời xác nhận những vụ ám sát hụt này chỉ gia tăng quyết tâm của ông thôi.  Hai ngày sau, ông Trump đã tổ chức tiệc tiếp tân, mời các nhân viên cảnh sát bắt được hung thủ tới tư dinh Mar-a-Lago để cám ơn. Ông Trump tố cáo là mỗi lần ông có mít-tinh với cử tri, là đều có khoảng 5-60.000 người tham dự, có khi có tới trên cả 100.000 người, do đó năm bẩy nhân viên mật vụ bảo vệ ông không thể nào đủ được. Ông đã nhiều lần yêu cầu bộ An Ninh Lãnh Thổ gia tăng số người bảo vệ nhưng đã không được đáp ứng.

    Cả Biden, Kamala, và Walz đều đã lên án bạo động trong chính trị, và ca tụng nhân viên Sở Mật Vụ, nhưng không ai chúc mừng Trump thoát nạn hết. Tuy nhiên sau đó, có tin cả Biden và Kamala đều đã điện thoại nói chuyện riêng với Trump, mà Trump đã mô tả các cuộc nói chuyện như rất lịch sự nhã nhặn.

    Sở Mật Vụ và FBI đã mở cuộc điều tra. Hạ viện đã cho biết sẽ mở cuộc điều tra riêng. Ngay cả thống đốc Florida, Ron DeSantis cũng đã ký ngay sắc lệnh thành lập ủy ban điều tra riêng của Florida hôm thứ ba vừa rồi. Thống đốc Florida cũng cho biết đang nghiên cứu việc truy tố hung thủ về tội âm mưu giết người theo luật Florida, ngoài việc hung thủ sẽ bị truy tố dưới luật liên bang. Trong vụ ám sát hụt trước đây tại Pennsylvania, thống đốc Pennsylvania, ông DC Josh Shapiro, ứng cử viên phó hụt của Kamala, đã từ chối không cho tiểu bang điều tra riêng.

    Sẽ có không ít câu hỏi cần câu trả lời rõ ràng và chính xác:

  • Hung thủ là dân Hawaii, đến từ Hawaii: ai tài trợ tiền vé máy bay, khách sạn, ăn uống, thuê/mua xe?
  • Hawaii là quê ngoại của Obama, là nơi bà ngoại đã từng nuôi dưỡng Obama sống, cũng là nơi Obama thường bay về nghỉ ngơi khi còn làm tổng thống. Chưa ai rõ Obama trước đây có quen biết gì tay Routh này không? Không ai nói Obama có dính dáng gì tới Routh và vụ ám sát hụt, nhưng dù sao, yếu tố này cũng cần được điều tra.
  • Hung thủ có nhiều tiền án nặng, bị cấm mua hay sở hữu súng, sao lại có AK-47 trong tay? Làm sao mua? Hay lấy cắp của ai? Súng từ đâu ra?
  • Sao hung thủ biết chính xác lúc đó Trump đang ở sân gôn, chịu khó nằm chờ trong bụi cây tới 12 tiếng đồng hồ, trong khi thời khóa biểu của ông Trump là tin bí mật tuyệt đối, không tiết lộ cho báo chí hay bất cứ ai khác?
  • Tại sao Sở Mật Vụ không cho người đi dạo chung quanh, kiểm tra sân gôn trước khi Trump tới chơi gôn ở đó? Sân gôn ở sát ngay đường lộ, cách một bụi cây, tại sao không có xe cảnh sát nào đi tuần hay cấm lưu thông trên khúc đường đó?
  • Câu hỏi quan trọng nhất dĩ nhiên là tay này hành động đơn phương như tên trước, hay lại là một nỗ lực thứ nhì của một thế lực ngầm nào đó để bằng mọi giá loại Trump?

    Hiện nay, dĩ nhiên là còn quá sớm để hiểu cho rõ toàn bộ câu chuyện, do đó, có thể tha hồ đặt câu hỏi tuy không thể đổ trách nhiệm lên đầu bất cứ ai, tuy nhiên, trang mạng Facebook của hung thủ đã đưa ra vài chi tiết về hung thủ. Anh ta công khai viết trên Facebook Trump là 'một đe dọa sinh tử cho thể chế dân của của Mỹ nên cần phải bị tiêu diệt để bảo vệ nước Mỹ'. Nghĩa là hung thủ muốn giết Trump để ...'bảo vệ dân chủ' đúng theo chiêu bài của đảng DC đã lải nhải từ cả mấy năm nay.



    Lý do 'bảo vệ dân chủ' hung thủ công khai nêu lên để bắn Trump đã gây chấn động trong chính trường Mỹ, đưa đến câu hỏi "Có phải Routh đã là nạn nhân của chiến dịch tuyên truyền tẩy não thô bạo của đảng DC, tố Trump thực sự là mối đe dọa sinh tử không phải cho đảng DC, mà là cho cả thể chế dân chủ của xứ Mỹ này không?". Có phải Routh bị khích động vì câu tẩy não này không? Chiến dịch xuyên tạc tố khổ Trump của đảng DC có phải đã là động cơ kích động anh Routh bắn Trump không?

    Trong thời gian từ ngày Trump xuất hiện trên chính trường Mỹ năm 2016, nhất là trong bốn năm qua, đảng DC, từ Biden trở xuống, cùng với việc khua chiêng trống cổ võ tiếp tay của truyền thông loa phường, đã không ngừng nghỉ tô vẽ Trump như một thứ ác quỷ Hitler tái sanh, nếu được bầu làm TT sẽ tức khắc trở thành một Hitler thứ hai, sẽ xé nát Hiến Pháp, hủy bỏ bầu cứ, sẽ có tắm máu, sẽ bắt hết đối lập chính trị, bịt miệng tất cả truyền thông, trở thành độc tài, tổng thống mãn đời,... Trump là một đe dọa sinh tử, một mối nguy khổng lồ, vĩ đại, lớn nhất trong lịch sử Mỹ. Bất cần biết Trump đã từng làm tổng thống trong bốn năm, và trong những năm đó, chẳng hề có bất cứ hành động độc tài nhen nhúm nào. 

    Tất cả những tố giác nghe vớ vẩn, một đứa con nít tiểu học cũng không thể tin được trong cái xứ thành đồng của thể chế dân chủ, với hàng vạn thứ luật và hàng triệu chính khách, luật sư, quan tòa,... tuyệt đối tin tưởng và bảo vệ Hiến Pháp, không thể nào Trump có thể thực hiện bất cứ một việc gì trong danh sách những âm mưu kinh hồn trên. Thế nhưng phe ta vẫn nhai đi nhai lại, không bỏ bất cứ dịp nào để hù dọa, với hy vọng cái thuyết tuyên truyền tẩy não hù dọa của Goebbels, 'nhai mãi rồi cũng sẽ có người tin' là đúng. Để rồi, thật sự đúng vậy, cũng đã không ít mấy thằng ngu tin thật, trong đó có không ít đại trí thức vẹt tị nạn. Và tên Routh!!!

    Thật ra, cũng khó trách những người tin những tuyên truyền xuyên tạc tào lao đó khi từ tổng thống, đến phó tổng thống, các thượng nghị sĩ, dân biểu tên tuổi nhất của cả một chính đảng DC, cùng với những tên tuổi lớn nhất của truyền thông như Washington Post, New York Times, lập đi lập lại những tố giác chống tay Trump cực kỳ nguy hiểm này. Chẳng lẽ cả đảng DC và cả khối truyền thông đều nói láo hết sao? Cái đáng buồn là,... đúng vậy, cả cái đám đó đã nói láo, đã khinh thường dân trí của cả hơn ba trăm triệu dân Mỹ. Nhưng họ cũng biết là không phải tất cả hơn ba trăm triệu dân Mỹ đều đủ hiểu biết để nhận định, để thấy rõ cái sai, cái láo của tuyên truyền đó. Thế nào trong hơn ba trăm triệu người, cũng có vài tên ngu, vài trăm tên ngu, vài ngàn tên ngu, tin thật. Như Routh! Như vài con vẹt tị nạn. Thế là đủ, họ chỉ cần vài tên ngu, nếu có thể vài chục ngàn tên ngu tin, rồi tiếp tay hù dọa, rồi vào phòng phiếu bỏ phiếu chống Trump là đủ. Họ không cần phải có hơn ba trăm triệu người tin. Còn nếu như có những tên ngu cực đoan như Routh mang súng đi bắn Trump thì... càng tốt.

    Cái nghệ thuật nhưng tai hại của tuyên truyền, dù láo khoét đến đâu, là bao giờ cũng có ít nhiều người tin. Càng nhai đi nhai lại nhiều lần, càng nhiều người tin. Càng nhiều người tin, càng có nhiều hy vọng có nhiều người khùng, ra tay làm một cái gì ngu xuẩn thật. Dĩ nhiên là ngay sau khi Trump bị bắn, lần thứ nhất cũng lần thứ nhì, các lãnh đạo của đảng DC cũng như đám truyền thông loa phường, tất cả đều đồng thanh hợp ca bài ca 'chống bạo lực' nhất là trong chính trị. Kiểu này các cụ ta gọi là vừa đánh trống vừa ăn cướp.

    Vừa đánh trống vừa ăn cướp chưa đủ. Đảng DC còn biểu diễn một màn nhơ nhớp hơn xa. Họ khua chiêng trống, đổ thừa chính sách hù dọa, việc kích động hận thù, chọc giận thiên hạ đến độ khiến thiên hạ nổi khùng, dùng bạo lực để giải quyết vấn đề, để giải tỏa ấm ức,... tất cả là do lỗi của Trump đã hung hăng khiêu khích thiên hạ, đã dùng những ngôn từ bạo động để kích động đám cuồng MAGA, hay chính xác hơn, chính Trump đã là người mang bạo động vào chính trường Mỹ, đưa đến tình trạng đổ đốn tệ hại, man rợ hiện nay.

    Việc xỉa tay đổ thừa tám phương tứ hướng là kỹ thuật sở trường của các chính khách, đặc biệt là các chính khách của đảng DC, dẫn đầu bởi hai ông vua đổ thừa là Obama và Biden. Không có gì lạ. Cái lạ là đổ thừa đã trở thành chính sách 'mặt trơ trán bóng' nhất, đổ thừa láo xạo nhất mà mặt vẫn tỉnh bơ, nói không cà lăm, mắt không chớp, mũi không dài ra như mũi Pinocchio. Phe cấp tiến tố cáo Trump mang bạo động vào chính trường, nghĩa là một thứ 'cha đẻ' ra chính sách dùng 'ngôn ngữ và hành động bạo động' trong chính trị.

    Họ quên bẵng đám cấp tiến đã có những hành động và lời nói cỗ võ cho bạo động như thế nào ngay từ đầu, từ những ngày Trump mới thò đầu vào chính trường Mỹ cho đến gần đây nhất:

- Ngay khi Trump vừa đắc cử, chưa kịp dọn nhà vào Toà Bạch Ốc, nữ ca sĩ Madonna đã công khai tuyên bố ước gì có thể đặt bom cho xập Tòa Bạch Ốc cho Trump và cả gia đình chết trong đó;

- Tài tử Kathy Griffith hý hửng tung hình mình đang cầm đầu máu của Trump;


- Tháng Bảy vừa qua, chẳng bao lâu trước ngày Trump bị bắn lần đầu, Biden công khai kêu gọi 'đã tới lúc' đặt Trump vào 'hồng điểm' ("it’s time to put Trump in a bullseye", vào tầm ngắm.

    Việc Trump bị ám sát hụt lần thứ hai có thức tỉnh đám cuồng cấp tiến chống Trump không? Câu trả lời có thể được tìm thấy trong vài câu chuyện dưới đây:

- Ngay sau khi nghe tin Trump bị bắn hụt, bà dân biểu da đen của Virgin Island, Stacy Plaskett, tuyên bố "Trump thực sự đáng bị bắn chết".

- Bà Rachel Vindman, vợ của cựu trung tá Alexander Vindman, người đã từng ra trước hạ viện tố Trump 'đổi chác' với Ukraine, đưa đến việc hạ viện đàn hặc Trump lần thứ nhất, đã mỉa mai "Lần này, không có lỗ tai nào bị trúng đạn".

- Một ngày sau vụ mưu sát thứ nhì, bà Hillary lên tiếng tố cáo ông Trump mới thật sự là một đe dọa cực lớn cho nước Mỹ, là người cần phải diệt. Không một lời nào về vụ mưu sát mới. Bà Hillary đang đi cỗ võ cho việc bán cuốn hồi ký thứ tư của bà, có tựa là 'Something Lost, Something Gained'. 

    Một chuyện quái lạ: trong cuộc tranh luận với Kamala, ông Trump có tố cáo một vài di dân lậu gốc Haiti trong thành phố Springfield, tiểu bang Ohio đã ăn thịt mèo. Cho dù ông Trump có nói kèm theo là đây là tin đồn cần phải được kiểm chứng lại, tất cả phe DC và đám truyền thông loa phường đã xúm lại xỉa mũi dùi tấn công ông Trump vào điểm này, tố Trump bôi bác, miệt thị, kỳ thị dân Haiti,... Thật ra, trong khi tin dân Haiti ăn thịt mèo đã bị truyền thông loa phường bóp méo, phóng đại như một việc làm man di mọi rợ nhất chỉ có thể có được trong đầu óc kỳ thị của ông thần Trump, thì sự thật là đã có không ít dân trên thế giới ăn thịt mèo, thịt chó, thịt ngỗng, ngan, ..., chẳng có gì ghê gớm, man di mọi rợ, mà chỉ là vấn đề văn hoá. Dân Hàn Quốc ăn thịt chó còn nhiều hơn xa dân Việt ta, thế mà vẫn chẳng phải là dân man di mọi rợ, mà trái lại đã là cường quốc nhất nhì của Á Châu, với những sản phẩm như tivi, computer, xe điện, điện thoại di động,... cả thế giới đang dùng. Tin tức báo chí tràn ngập tin dân Haiti ăn thịt mèo này, đến độ lấn át luôn tin ông Trump bị bắn, làm như thể mạng sống của con mèo quan trọng hơn xa mạng sống của một cựu TT và có thể là TT tương lai của Mỹ, vừa bị ám sát hụt hai lần trong hai tháng.

    Việc truyền thông loa phường hiển nhiên cố dìm câu chuyện, hay ít nhất cố tô vẽ việc ám sát hụt thành 'chiệng nhỏ kiểu xe cán chó' đã khiến nhiều người thấy quá rõ tính phe đảng của đám truyền thông loa phường. Chris Cuomo, trước đây là bình loạn gia của CNN, nổi tiếng cuồng chống Trump, cho biết ngay sau khi nghe tin Trump bị mưu sát lần thứ hai, anh đã điện thoại nói chuyện khá lâu với ông Trump. Anh ta cho biết dù cuồng chống Trump nhưng anh ta không thể chấp nhận thái độ của truyền thông loa phường, có vẻ dửng dưng, coi thường việc ám sát này, trong khi theo anh Cuomo, đó là chuyện bất kể lý do nào, cũng không thể chấp nhận được.

    Về phần dân Việt tị nạn, tuyệt đại đa số cũng như dân Mỹ, phản ứng với thái độ sốc mạnh, không thể nào chấp nhận được việc khác biệt quan điểm chính trị lại có thể biện giải cho việc giết người. Thế nhưng trong nồi canh, dường như như lúc nào cũng có vài con sâu làm rầu.

    Trong khi truyền thông cả thế giới loan tin sốc Trump bị bắn, thì một con vẹt con cũng loan tin, kèm theo lời bàn "vụ việc lần này đúng như có người nói, đạo diễn KHÔNG CHO PHÉP bất cứ viên đạn chạm vào người TRUMP...". Con vẹt này cũng quên nói thêm mà rằng thì là cái lần trước, cố diễn tuồng cho thật, đến độ có tới hai người -một khách bàng quang và anh hung thủ- bị thí mạng cùi bắn chết tại chỗ, và hai người bị thương để làm ra vẻ ám sát thật chứ không phải diễn tuồng. Rồi để tăng thêm phần 'cứ như thật', bà giám đốc Sở Mật Vụ cũng bị mang lên bàn thờ làm vật tế thần, mất job. Trong khi lần này diễn tuồng dở hơn, không có ai bị chết hay bị thương. Cũng chẳng ai thấy một chai thuốc đỏ nào bị đổ ra cho giống như máu. Chưa ai mất job. Chắc phải đợi khi nào Trump bị giết chết hẳn thì mới là không đóng tuồng.

    Một con vẹt già khác cho rằng đây là tại lỗi Trump đã khích động tinh thần hận thù, mê bạo động. Cũng như một thủ phạm hiếp dâm ra trước tòa cãi "lỗi tại cô đó ăn mặc hở hang khiến con lợn lòng của tôi bị kích động".

    Cái tính phe đảng mù quáng ngớ ngẩn của đám vẹt quả là vô địch. Đáng tiếc cho chúng là Thế Vận Hội không có giải ngu xuẩn nên chẳng con vẹt nào có được huy chương vàng hay bạc gì.

    Một ông Việt tị nạn ['KV'] nhận định: "Một đảng phái chính trị lớn trên thế giới mà có hành động không khác chi một tổ chức xã hội đen, có âm mưu ám sát đối thủ thì thật đáng hổ thẹn cho những ai ủng hộ nó?". Không thể nào chính xác hơn.