Câu chuyện TT Trump tính giải tán cơ quan USAID -US Agency for International Development hay Cơ Quan Hoa Kỳ Phát Triển Quốc Tế-, được người Việt thường gọi là Cơ Quan Viện Trợ Mỹ, đã gây sóng gió lớn chẳng những trên nước Mỹ mà luôn cả trên thế giới khi hầu hết hơn 200 quốc gia trên thế giới đều đã từng nhận ít nhiều trợ giúp của USAID trong quá khứ.
Bài này sẽ bàn qua về vấn đề viện trợ Mỹ.
Trước khi đi xa hơn, kẻ này phải 'thành thật khai báo' ngay là đã từng làm việc không phải trực tiếp trong USAID và Ngân Hàng Thế Giới, mà qua nhiều hợp đồng công tác ngắn hạn với USAID và NHTG, nghĩa là đã từng ăn lương của USAID và NHTG. Cũng như biết qua về cách làm việc của USAID và NHTG.
Riêng về khối tự do tư bản, viện trợ quốc tế còn có mục tiêu kinh tế hiển nhiên là giúp các xứ bị chiến tranh tàn phá, rồi sau đó, các nước nhược tiểu nghèo mạt rệp, trở nên khấm khá hơn, có tiền mua sản phẩm của cường quốc tư bản Mỹ. Các đại tư bản Mỹ trước hết nhìn cả khối Tây Âu, sau đó cả khối Phi Châu, Nam Mỹ, Á Châu, tất cả các quốc gia 'chậm tiến' như những thị trường với cả tỷ dân trong tương lai. Biết bao nhiêu tủ lạnh, máy lạnh, xe hơi,...? Sau đó, khi các nước Tây Âu lớn mạnh, cũng noi gương tư bản Mỹ, viện trợ cho Á Châu, Phi Châu, Nam Mỹ,... Chẳng khác gì Kissinger nhìn Trung Cộng sau này.
Về phiá Mỹ, viện trợ các nước nhược tiểu được thực hiện qua hai cơ quan, Ngân Hàng Thế Giới và sau đó, USAID.
WORLD BANK - NGÂN HÀNG THẾ GIỚI
Ngay sau Thế Chiến, Ngân Hàng Thế Giới (NHTG) được thành lập như cơ quan chính tài trợ việc xây dựng lại thế giới, đặc biệt là Tây Âu, qua những món nợ dài hạn hay tặng dữ. Sau khoảng hai chục năm, Tây Âu đã có thể đứng vững, trở thành những cường quốc lớn tuy chưa bằng Mỹ, nhưng không cần tài trợ để tái thiết nữa. NHTG không nói không rằng, chuyển hướng, trở thành nguồn tài trợ phát triển cho các nước nhược tiểu gọi là các đệ tam quốc gia.
Trên nguyên tắc, tuy gọi là một cơ quan quốc tế, nhưng thực tế, NHTG là một cơ quan do Mỹ kiểm soát hoàn toàn, kiểm soát trên phương diện tài chánh khi Mỹ đóng góp tiền nhiều nhất (1/6 vốn, và 3-4 tỷ đô một năm tiền dự án này nọ), và kiểm soát trên phương diện quản trị và chính sách khi tổng giám đốc NHTG luôn luôn phải là người do tổng thống Mỹ chỉ định và phải là công dân Mỹ.
Từ đó, ta có thể suy luận là NHTG, ngoài trách nhiệm tái xây dựng thế giới, trong thời chiến tranh lạnh ngay sau Thế Chiến, thật sự đã là công cụ chính trị của Mỹ trong thời chiến tranh lạnh chống khối CS. Liên Xô, Trung Cộng và các xứ CS không bao giờ tích cực tham gia vào bất cứ hoạt động nào của NHTG. NHTG cũng không tài trợ dự án nào của khối CS.
Sau khi chiến tranh lạnh chấm dứt thì NHTG mất phần nào lý do tồn tại. Chuyển qua giúp phát triển các nước chậm tiến, trên nguyên tắc trong mục tiêu 'xóa đói, giảm nghèo'. Nhưng dưới thời các TT Dân Chủ của Mỹ như Obama và nhất là dưới thời Biden, đã có thêm trách nhiệm phát triển 'văn hóa thức tỉnh' trên thế giới. Tiêu biểu lớn nhất là khi NHTG, dưới áp lực của Biden, ngưng mọi viện trợ cho Uganda vì Uganda ban hành luật xử tử hình những người công khai đồng tính.
Dưới nhiệm kỳ đầu của TT Trump, ông này có vẻ ít chú tâm đến NHTG và các hoạt động của NHTG. Hiện nay, chưa thấy TT Trump hay Elon Musk đả động gì, tuy nhiên, không sớm thì muộn NHTG, hay chính xác hơn, vai trò và đóng góp của Mỹ vào NHTG, sẽ được TT Trump dòm kỹ.
Cái đau của người dân Mỹ là tuy họ è cổ đóng thuế để các chính quyền Mỹ cõng phần lớn chi tiêu viện trợ của NHTG cho cả thế giới, là mỗi lần NHTG hay Liên Hiệp Quốc họp hành, biểu quyết chuyện gì là y như rằng 3/4 các quốc gia nhược tiểu lãnh viện trợ của Mỹ đều bỏ phiếu bất lợi cho Mỹ. Kẻ này có dịp nói chuyện này với một anh bạn người Mỹ, anh ta tỉnh bơ nói ngay "Thế đấy, nhưng nếu Mỹ không viện trợ thì không phải 3/4 mà là 4/4 hay 100% bỏ phiếu chống Mỹ hết, may là nhờ chi viện khẩm nên mới chỉ bị chống có 3/4 thôi đấy".
Một bằng chứng cụ thể nhất: trong khi Mỹ tham chiến giúp VNCH chống xâm lăng của CSBV, thì trên thế giới, có bao nhiêu quốc gia đệ tam ủng hộ Mỹ trong kho xòe tay ra nhận tiền Mỹ? Nhìn vào khối 'đồng minh' trong cuộc chiến tại miền Nam VN, ngoài Mỹ ra, ta thấy có Úc, Tân Tây Lan, Nam Hàn, Phi Luật tân và Thái Lan, không có một nước đệ tam nào hết. Hai nước 'đệ tam' dính dáng vào cuộc chiến là Nam Dương -Indonesia- và Ấn Độ trong Ủy Hội Kiểm Soát Đình Chiến, và cả hai đều có ít thiện cảm với Mỹ và VNCH.
USAID
USAID hay US Agency for International Development -Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Của Hoa Kỳ-, được thành lập thời chiến tranh lạnh, bởi sắc lệnh của TT John Kennedy năm 1961, với mục đích cạnh tranh ảnh hưởng chống khối CS trong các xứ chậm tiến. Từ ngày thành lập, trên nguyên tắc tự trị, hoạt động vì nhân đạo, để tránh mang tiếng là dụng cụ chiến tranh chính trị của chính phủ Mỹ, sẽ khiến nhiều nước ngại không muốn nhận trợ giúp. Trên thực tế là một cơ quan đi theo chính sách ngoại giao của tổng thống đương nhiệm của Mỹ. Mục đích thành lập hiển nhiên là công cụ chính trị của Mỹ trong cuộc chiến tranh lạnh.
Dân Việt cũng như dân rất nhiều xứ chậm tiến, rất quen thuốc với huy hiệu của USAID:
- Trả cho các tài tử điện ảnh và ca sĩ như Ben Stiller $4 triệu, Sean Penn $5 triệu, Orlando Bloom $8 triệu, Angelina Jolie $20 triệu, tất cả chỉ để chụp vài tấm hình ở Ukraine.
- Trang mạng Politico nhận được 34 Triệu đô;
- Báo New York Times nhận được 50 T đô;
- Hãng thông tấn Associated Press nhận được 19,5 T đô;
- Hãng thông tấn Reuters nhận được 9 T đô.
Tất cả đều đã cải chánh, cho biết không hề nhận được một đồng xu nào của USAID, và khẳng định họ không hề viết tin hay bình luận hay làm bất cứ gì theo lệnh của chính phủ Mỹ. Dĩ nhiên là USAID hay chính quyền Biden cũng như các tài tử nổi tiếng, các cơ quan truyền thông trên không ngu xuẩn để trao đổi tiền mặt công khai cho mọi người biết, nhưng trợ cấp đã xẩy ra qua nhiều hình thức gián tiếp như giúp dự án này nọ, là điều tất cả đều nhìn nhận là có.
Họ cải chánh thật ra cũng không sai. Qua kinh nghiệm của cá nhân tôi với USAID, không bao giờ có chuyện USAID đưa tiền tươi bạc triệu như vậy đâu. Mà USAID bỏ tiền ra thực hiện những dự án mà những người hay những báo này ủng hộ, cổ võ. Chẳng hạn như trường hợp bà tài tử Angelina Jolie, là người hết sức năng động, tích cực hoạt động cho các trẻ con mồ côi tại Phi Châu. Có thể USAID đã bỏ cả hai chục triệu đô ra để tài trợ một số dự án bà Jolie muốn thực hiện, bù lại, bà Jolie sẵn sàng đi Ukraine chụp hình giúp Biden vận động quốc hội chi viện cho Ukraine.
Nhưng kinh hoàng hơn, là việc từ thời Obama, USAID biến thái hoàn toàn, không còn mục tiêu 'phát triển quốc tế' như cái tên ghi rõ nữa, mà đã vung tiền ra nhiều dự án tuyệt đối chẳng dính dáng gì tới phát triển quốc tế hay cứu trợ thiên tai hay cứu đói giảm nghèo gì ráo, như ông Elon Musk đã mới công khai hóa. Dù biến thái, không còn xóa đói giảm nghèo bao nhiêu, nhưng USAID vẫn chi tiền như nước lũ: trong ngân khoản viện trợ tế năm 2023, ngoài số tiền $43 tỷ cung cấp cho các cơ quan phi chính phủ (NGO) trong nước, USAID đã cung cấp cho các nước ngoài $72 tỷ. Một vài thí dụ tiêu biểu:
- Trả 7,9 triệu đô cho một dự án dạy các nhà báo Sri Lanka tránh dùng ngôn ngữ xác định chỉ có hai giới tính, để chừa chỗ cho giới tính 'thứ ba'.
- Trả 2 triệu đô cho một dự án cổ võ cho việc đổi giới tính và phát huy các sinh hoạt trong giới đồng tính tại Mali.
- Trả 2,1 triệu đô cho một dự án cổ võ cho một xã hội 'đa dạng' -diversity- tại Guatemala.
- Trả 2,5 triệu đô cho một dự án cổ võ cho 'hội nhập' -inclusion- trong xã hội ở VNCS (con vẹt nào hiểu được, xin giải thích giùm, đa tạ).
- Trả 11 triệu đô cho một dự án dạy bảo quan chức VC không nên đốt rác, gây hại cho môi trường (cái ngu của USAID là VNCS không có những nhà máy tối tân chế biến rác, không đốt rác thì để rác chất đống mỗi đầu đường sao?).
- Dường như USAID đã có dự án tổng cộng đâu 250 triệu đô cho VNCS. Ai muốn USAID tiếp tục giúp VNCS xin giơ tay và nêu rõ tên tuổi.
- Trả 5,5 triệu cho dự án cổ võ cho đồng tính tại Uganda sau khi xứ này ra luật xử tử hình dân đồng tính nếu bị bắt quả tang đang có 'quan hệ'.
- Trả 53 triệu đô cho tổ chức EcoHealth Alliance để tổ chức này trợ giúp Phòng Thí Nghiệm Tầu cộng tại Vũ Hán thử nghiệm vi khuẩn, đưa đến sự ra đời của vi khuẩn Corona-COVID.
Trên đây chỉ là vài dự án trong cả ngàn dự án 'thức tỉnh' vớ vẩn mà USAID đã tung ra trong vài năm qua. Tất cả, chẳng có cái nào liên hệ xa gần gì tới 'phát triển quốc tế', phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, mà hiển nhiên chỉ nhắm vào mục đích phát huy 'văn hóa thức tỉnh' của phe cấp tiến.
https://www.theblaze.com/shows/the-glenn-beck-program/usaid-2671116769?utm_source=theblaze-breaking&utm_medium=email&utm_campaign=Weekend%20Active%20User%20Trending%20%202025-02-08&utm_term=ACTIVE%20LIST%20-%207%20Day%20Engagement&tpcc=email
Sau khi TT Trump ra lệnh tạm ngưng trong 90 ngày tất cả các chương trình, dự án của USAID, ông Elon Musk đã xì ra cả vạn chuyện về những chi tiêu vung vít của USAID cho thiên hạ thấy. Cái điều quái dị là khi ông Musk cho thiên hạ thấy tiền thuế họ è cổ ra đóng bị phí phạm ra sao, thì thay vì ông Musk được thiên hạ cám ơn, thì trái lại, ông đã bị phe cấp tiến, đảng DC cũng như truyền thông loa phường xúm lại đánh tơi tả vì mất ăn. Tạp chí TIME tung hình bìa cho thấy ông Musk ngồi bàn giấy của tổng thống (đám nhà báo cấp tiến cuồng chống Trump, đã tìm cách chọc gai, hỏi ông Trump nghĩ sao về bức hình bìa này. TT Trump đã trả lời đại khái "Ủa, TIME vẫn còn sống sao, tôi tưởng nó chết ngắc từ lâu rồi chứ?". Rồi TT Trump cũng cho biết "Những việc Musk làm chỉ mới là bắt đầu thôi, sẽ còn rất nhiều cơ quan chính quyền được chiếu cố, từ bộ Giáo Dục tới cả bộ Quốc phòng. Hãy chờ đó")
Nhiều người tấn công ông Musk một cách thật quái lạ, vô lý, như đặt câu hỏi "Ai bầu cho ông Musk để ông ta có quyền làm này làm nọ?". Thật đúng là câu hỏi vô lý, tới độ ngớ ngẩn. Guồng máy công quyền của Mỹ có tới đâu hai triệu quan chức liên bang. Ai bầu cho họ? Trong khi thực tế, dân Mỹ chỉ đi bầu cho đúng hai người là tổng thống và phó tổng thống? Khi một cảnh sát công lộ chặn quý vị để biên phạt quý vị, quý vị có hỏi "Ai bầu cho anh cảnh sát này?" không?
USAID thật sự bất thình lình mới biến thái từ thời Obama khiến Trump muốn giới hạn viện trợ, trong khi cấp lãnh đạo USAID muốn tiếp tục vung tiền để bảo vệ lý do cái job của họ cần phải tồn tại, nên dựa vào quy chế tự trị, USAID bất tuân lệnh Trump, hay tìm cách lách lệnh của Trump. Sau khi hết chiến tranh lạnh, Trump không nhìn thấy nhu cầu phải vung tiền mua ảnh hưởng mấy xứ chậm tiến trong khi mấy xứ này luôn luôn bỏ phiếu chống Mỹ tại Liên Hiệp Quốc, mà nên dùng tiền đó cho dân Mỹ như đám dân vô gia cư, cựu chiến binh,...
Câu chuyện ban lãnh đạo bất tuân chỉ thị của tổng thống đã đưa ra ánh sáng một yếu tố ít người để ý: vì tính cách 'tự trị', USAID bất ngờ biến thành một cơ quan độc lập mà chẳng ai kiểm soát chính sách hay việc làm của họ nữa. USAID có ngân sách gần cả trăm tỷ đô mà lại chẳng ai kiểm soát họ là sao? USAID 'tự trị' không trực thuộc bộ Ngoại Giao hay tổng thống, vậy trực thuộc vào ai, vào cơ quan nào?
Như đã viết ở phần trên, USAID thật sự đã không còn lý do tồn tại. Chiến tranh lạnh đã chấm dứt từ cả 30 năm nay rồi. Các nước chậm tiến đã nhận được cả trăm tỷ từ thời chiến tranh lạnh và sau đó luôn, chẳng lẽ vẫn cần cả trăm tỷ vĩnh viễn sao? USAID đâu phải được thành lập để làm công cụ cho chính quyền đương nhiệm tuyên truyền cho văn hóa thức tỉnh, hay cổ võ cho một chính sách nào đó của tổng thống đương nhiệm -như Biden trả tiền cho tài tử điện ảnh để họ đi Ukraine chụp hình tuyên truyền cho việc Biden quân viện bạc trăm tỷ cho Ukraine.
Ngay chính nước Mỹ đang cần rất nhiều tiền cho rất nhiều nhu cầu: cho dân vô gia cư, cho cựu chiến binh, ngay cả cho việc trục xuất di dân lậu, mấy cái chục tỷ, trăm tỷ USAID vung ra cửa sổ ngoài nước Mỹ, sao không giữ lại để lo cho dân Mỹ trước, America First?
Mà nghĩ cho cùng, đã chắc gì các bạc chục, bạc trăm tỷ viện trợ đó tới tay các xứ được nhận? Trên căn bản, Biden đã viện trợ cho Ukraine tổng cộng hơn 177 tỷ đô, thế nhưng TT Zelensky lại khẳng định cho tới nay, Ukraine chỉ nhận được chừng 75 tỷ, vậy còn lại hơn 100 tỷ biến đi đâu hết rồi? Dĩ nhiên, ngoài tiền viện trợ cho Ukraine biến mất, còn có cả trăm triệu hay cả tỷ tiền viện trợ khác cũng bốc hơi đâu mất hết, chẳng ai biết, chẳng ai chịu trách nhiệm.
https://economictimes.indiatimes.com/news/international/world-news/zelenskyy-exposes-us-over-ukraine-war-aid-got-only-75-of-177bn-where-is-the-remaining-money/videoshow/117892597.cms?from=mdr
Một kết luận độc đáo cho bài viết này: ông Paul Kagame, TT Rwanda, là một xứ đã hưởng khá nhiều trợ cấp của USAID đã tuyên bố "TT Trump có nhiều quyết định thật bất ngờ, nhưng trong câu chuyện ông muốn đóng cửa USAID, tôi hoàn toàn đồng ý". Được hỏi việc đóng cửa USAID gây hại như thế nào cho Rwanda, TT Kagame cho biết "Trên thực tế đóng cửa USAID thật ra có lợi cho Rwanda. Khi bị thiệt hại thì người ta mới học được bài học". Không biết TT Rwanda biết chuyện gì trong hậu trường để ông nói vậy.
Công bằng mà nói, USAID cũng như NHTG, đã có những đóng góp cụ thể và có hậu quả quan trọng trong nhiều quốc gia chậm tiến, đã cứu được rất nhiều sinh mạng, đã giúp phát triển y tế tại rất nhiều xứ chậm tiến, nhất là Phi Châu. Nhưng đồng thời, cả USAID lẫn NHTG đều là những ổ tham nhũng, phí phạm hay chi tiêu vô lý, nhất là trong thời gian gần đây. Biện pháp không phải là giải tán cả hai tổ chức, mà là phải điều tra cho kỹ những việc làm và cả cách làm của họ, để cải tổ sâu rộng tận gốc rễ. Tình trạng bê bối hiện hữu không thể kéo dài được.
Đi xa hơn nữa, TT Trump hiển nhiên muốn thay đổi vai trò của viện trợ, để viện trợ không còn là thứ 'tình cho không biếu không' mà sẽ phải 'có qua có lại để toại lòng nhau'.
Trong cuộc chiến của phe cấp tiến để cứu USAID, họ bị thất thế lớn dù sỉ vả Trump hay Musk tới đâu cũng vậy, chỉ vì lấy tiền thuế của dân Mỹ tặng cho thế giới nghe không có vẻ gì hấp dẫn cho dân Mỹ, trong khi ông Trump khẳng định lấy tiền đó lo cho nước Mỹ, nghe hấp dẫn hơn nhiều đối với dân Mỹ. Đây là cuộc chiến ông Trump chỉ có thắng và thắng, phe cấp tiến chỉ có thua và thua. Cả các cụ tị nạn bên Tây Âu cũng sẽ thua nặng nên đang la hoảng như đỉa phải vôi.
----------------
Ở đây, có 2 kinh nghiệm cá nhân của kẻ này, muốn kể lại để quý độc giả hiểu rõ hơn về USAID.
Kẻ này có lần ký hợp đồng làm việc trong một dự án của USAID tại Senegal, bên Phi Châu. Khi đó là tháng 5. Bất ngờ, một hôm kẻ này cùng một đồng nghiệp tư vấn, được bà giám đốc USAID tại Senegal mời tới nói chuyện. Không hiểu có gì cần phải 'nói chuyện'. Sau đó, được bà giám đốc này cho biết đại khái 'Còn chừng hai tháng nữa là hết hạn ngân sách của năm, mà bây giờ ngân sách USAID của bà còn đâu một triệu đô. Bà hỏi chúng tôi đang làm việc với các doanh gia địa phương, hỏi thử xem họ có cần trợ giúp chuyện gì trong một dự án nào không để bà có dịp xài hết số tiền còn dư này. Nếu không xài hết, thì ngân sách năm tới của bà sẽ bị cắt bớt, là việc bà không muốn thấy'. Cái này, Mỹ gọi là 'use-it-or-lose-it policy' nghĩa 'chính sách không xài là mất'. Nôm na ra, bà đang nhờ chúng tôi chế ra chuyện cho bà xài hết tiền trong ngân sách để năm sau cũng có tiền xài, nghĩa là chính phủ cố tìm cách vung tiền thuế của dân qua cửa sổ chứ không phải đang lo tiết kiệm tiền thuế của dân. (Ghi chú thêm: ngân sách Mỹ mỗi năm bắt đầu từ tháng 10, nhưng các dự án, kế hoạch chi thu bắt đầu được xếp đặt từ khoảng tháng 6-7)
Một lần khác, kẻ này khi đó đang làm việc tại Uganda. TT Clinton và bà Hillary viếng thăm tháng 3/1998. Tới một trường tiểu học địa phương tại Mukono (trường Kisowera), nói chuyện rất thân thiện với học sinh. Clinton trước khi ra về, ra lệnh USAID 'viện trợ' 100 cái computer cho trường, cho dù USAID mang tiếng là cơ quan tự trị. Đâu 10 tháng sau, trường nhận được đầy đủ. Nhưng vấn đề khi đó không ai nghĩ tới là computer không xài được vì trường không có điện, không có chỗ cắm điện, không kể việc cả nước có hệ thống internet rất yếu, chỉ bắt được tại một vài chỗ trong thủ đô Kampala thôi. Rốt cuộc, chính quyền Uganda lấy hết 100 cái computer đó chia chác miễn phí lại cho các quan.
Clinton và Hillary tại trường Kisowera
Còn NHTG xài tiền như thế nào? Mới đây, kẻ này có viết một câu chuyện về kinh nghiệm cá nhân tại Ivory Coast (https://diendantraichieu.blogspot.com/p/ivory-coast.html). NHTG -tức là tiền Mỹ- tặng cho một ông doanh gia địa phương cả triệu đô mỗi năm, trên nguyên tắc để ông này phát triển tiểu doanh nghiệp của ông ta, nhưng sự thật là phần lớn số tiền đó đã được ông dùng vào việc 'tu bổ' tư gia của ông ta và mua rượu đắt tiền của Pháp.
Những câu chuyện này nói lên cách chính phủ xài tiền thuế của dân như thế nào. Đó là dưới thời TT Clinton. Sau này, dưới thời Obama và Biden còn tệ hơn nhiều.